Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

1. Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?

Là bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ

chế độ XHCN và nhà nước CHXHCN Việt Nam.

2. Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?

Vì: non sông dất nước ta đã doông cha ta bao đời đổ mồ hôi,

xương máu khai phá bồi đắp mới có được.

- Hiện nay vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính Tổ quốc ta.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3748 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Ngày soạn: 21/03/ 2015.
Tiết : 30 Ngày dạy : 28/ 03/ 2015.
Bài 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Về kiến thức.
	- Hiểu thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung bảo vệ Tổ quốc.
	- Nêu được một số quy định trong hiến pháp năm 1992 và luật nghĩa vụ quân sự ( sửa đổi năm 2005 ) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
	2. Về kĩ năng.
	- Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường học và nơi cư trú.
	- Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
	3. Về thái độ.
	- Đồng tình, ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
	- Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
	Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.
	Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI. 
	- Kĩ năng rèn luyện ý thức bảo vệ Tổ quốc.
	- Kĩ năng nhận thức bản thân.
	- Kĩ năng thông hiểu, đánh giá.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
	1. Ổn định tổ chức: (2’)
 	Kiểm tra sĩ số lớp học
Lớp 9A1.Lớp 9A2.Lớp 9A3.Lớp 9A4Lớp 9A5.
	2. Kiểm tra bài cũ. (3’)
 Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu X vào các cột tương ứng ?
 Quyền 
 Đúng
 Sai
1. Việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước chính quyền
 quyết định đã thể hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước của công
 dân.
 X
2. Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là cách để công dân thực 
hiện quyền làm chủ đất nước.
 X
3. Trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nước là cách tốt 
nhất để thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của 
công dân
 X
4. Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội chỉ có ích cho xã hội chứ 
không có lợi cho bản thân.
 X
5. Nâng cao dân trí là góp phần tăng hiệu quả tham gia quản lí Nhà
 nước, quản lí xã hội của công dân
 X
3. Bài mới. (40’)
Giới thiệu bài mới (2’)
 Trong bài thơ “ Quê Hương” Đỗ Trung Quân viết: 
 “ Quê hương là gì hở mẹ ?
 Mà cô giáo dạy phải yêu
 Quê hương là gì hở mẹ ? 
 Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
	Mỗi chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều gắn bó với quê hương của mình. Việt Nam là Tổ quốc của chúng ta đó là tên gọi đất nước một cách thiêng liêng và trìu mến nhất. Là những công dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mình? Để tìm hiểu điều này bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
 Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Phân tích đặt vấn đề. (13’)
GV: Cho HS xem tranh trên máy chiếu
HS: Xem tranh và nhận xét nội dung.
 Tranh 1: Các chiến sĩ hải quân canh giữ đảo trường 
sa lớn
 Tranh 2: Dân quân nữ Nam bộ duyệt binh tại quảng
trường Ba Đình – Hà Nội
 Tranh 3: Tình cảm của thế hệ trẻ đối với người mẹ 
đã có công góp phần bảo vệ Tổ quốc
GV: Đặt câu hỏi.
? Em có suy nghĩ gì khi xem những bức ảnh trên ?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Nhận xét, kết luận
 - Các bức ảnh cho thấy bảo vệ Tổ quốc bao gồm cả 
Bảo vệ vùng đất liền, vùng biển và vùng trời.
 - Lứa tuổi học sinh củng có thể góp mình vào sự 
nghiệp bảo vệ Tổ quốc bằng những việc làm vừa sức.
GV: Đặt câu hỏi.
 ? Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của ai ?
HS: Trả lời cá nhân
GV: Nhận xét và kết luận
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của 
Công dân:
 “ Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
 Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
 Ôi! Tổ quốc, nếu cần ta chết 
 Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông ”
 ( Sao chiến thắng- Chế Lan Viên)
? Em hãy cho biết những tấm gương tiêu biểu trong thời
 chiến đã xã thân vì đất nước ? 
HS: Trả lời cá nhân
GV: Nhận xét, kết luận
Chiếu trên máy chiếu những tấm gương trong thời chiến.
 - Thời phong kiến: Trần Bình Trọng “ Ta thà làm ma 
nước Nam còn hơn làm vương đất bắc ”
 - Thời chống Pháp: Phan Đình Giót đã lấy thân mình
 lấp lỗ châu mai
 Tô Vĩnh Diện lấy thâm mình chèn pháo
 - Thời chống Mĩ: Nguyễn Viết Xuân “ Nhằm thẳng 
quân thù mà bắn ”
 Chị Út Tịch “ Còn cái lai quần cũng đánh ”
 - Là người con của quê hương Miền nam trong thời kì
 kháng chiến chống Mĩ cứu nước, anh ngã xuống trước 
họng súng kẻ thù, trước khi chết anh vẫn kịp hô: “ Bác Hồ
 muôn năm ”
 - Đặng Thùy Trâm là sinh viên đại học y. khi xung 
phong vào bộ đội năm 1966 và chị đã hi sinh khi chưa đầy
 28 tuổi
 - 10 cô gái trẻ làm nhiệm vụ canh giữ giao điểm và sửa
 đường giao thông bị phá tại ngã ba Đồng Lộc.
 “Chúng tôi chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu
 Ngày bom vùi tóc tai bết đất
 Nằm trong mộ rồi mái đầu chưa gội được
 Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
 Cho mọc dậy vài cây bồ kết 
 Hương chia đều trong hư ảo khói nhang“
 (Trích Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc –
 Vương Trọng)
GV: Lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu?
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá ngiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
 (Quê Hương – Đỗ Trung Quân)
Hay:
“ Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đình hôm nao “
Hoạt động 2: Phân tích nội dung bài học. (20’) 
 Thảo luận nhóm.
 Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận trong vòng 2 phút với 3 
 Câu hỏi của 3 nhóm sau đó cử đại diện nhóm lên trình 
 Bày
Nhóm 1: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc ?
Nhóm 2: Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc ?
Nhóm 3: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì ?
Nhóm 4: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca nói về 
Quê hương, đất nước?
HS: Thảo luận theo nhóm
GV: Hướng dẫn các nhóm thảo luận
HS: Cử đại diện nhóm 1 lên trình bày câu hỏi của nhóm
 mình.
GV: Cho các nhóm khác bổ sung và chốt đáp án.
GV: Nhóm 2 cử đại diện trình bày
HS: Cử đại diện trình bày
GV: Cho các nhóm bổ sung va chốt đáp án
GV: Giải thích từng ý trong mục.
Đất nước ta qua quá trình lịch sử đã chứng minh một cách
 rõ ràng quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước
“ Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.”
 ( Lý Thường Kiệt )
Thế hệ hôm nay vẫn tiếp bước cha ông
“ Ru con, con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà triệu tướng cỡi voi đánh cồng”
Thời kỳ kháng chiến
“Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
 (Tố Hữu)
Lớp trẻ hiện nay 
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào
GV: Nhóm 3 cử đại diện lên trình bày câu trả lời 
HS: Cử đại diện nhóm trả lời
Chiếu hình ảnh
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Thực hiện chính sách hậu phương quân đội
GV: Cho học sinh liên hệ thực tế bản thân ?
HS: Rút ra được trách nhiệm của bản than
GV: Nhóm 4 cử đại diện lên trình bày câu trả lời 
HS: Cử đại diện nhóm trả lời
- Kết luận: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân, nghĩa vụ và quyền đó được thể hiện rõ trong hệ thống pháp luật Việt Nam
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
Là bảo vệ độc lập chủ quyền
 và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ 
chế độ XHCN và nhà nước 
CHXHCN Việt Nam.
2. Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?
Vì: non sông dất nước ta đã do
ông cha ta bao đời đổ mồ hôi, 
xương máu khai phá bồi đắp 
mới có được. 
- Hiện nay vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính Tổ quốc ta.
3. Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung :
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
- Bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
4. Trách nhiệm của học sinh:
- Ra sức học tập tu dưỡng đạo đức 
- Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
-Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong nhà trường và nơi cư trú.
- Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự đồng thời tổ chức, vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự.
	4. Củng cố. (2’)
	Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca nói về quê hương, đất nước
	5. Đánh giá. (2’)
	Tình huống: Nhà Hòa có 2 anh em, anh trai Hòa vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt nay, hay tin, mẹ Hòa không muốn xa con nên buồn bã, khóc lóc va muốn tìm mọi cách để xin cho anh ở lại.
Hỏi: Nếu em là Hòa, em sẽ làm gì ? Vì sao ?
	6. Hoạt động tiếp nối. (1’)
	- Học thuộc bài
	- Gợi ý bài tập SGK
	- Chuẩn bị bài 18
	7. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTuan_30_GDCD_9_20150727_023608.doc
Giáo án liên quan