Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 7, Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

1.Khái niệm:

a. Pháp luật:

- Là những quy tắc xử sự chung.

- Có tính bắt buộc.

- Do nhà nước ban hành

- Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

b.Kỉ luật:

Là những quy định, quy ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người

2.Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật:

Kỉ luật phải phù hợp với pháp luật của Nhà nước, không được trái pháp luật

3. Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật:

- Xác định trách nhiệm của cá nhân

- Bảo vệ được quyền lợi của mọi người

Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 7, Bài 5: Pháp luật và kỷ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Tuần 7
Ngày dạy:	Bài 5: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT	Tiết 7
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức: -Học sinh hiểu thế nào là pháp luật, kỉ luật -Học sinh hiểu mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật -Nêu được ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật.
2.Kĩ năng: -Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật, kỉ luật
 ở mọi lúc, mọi nơi. -Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những quy định của pháp luật, kỉ luật
3.Thái độ: -Tôn trọng pháp luật, kỉ luật -Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật, kỉ luật, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, kỉ luật
*Tích hợp pháp luật: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, bắt buộc chung đối với mọi người( tích hợp vào mục 1.Khái niệm: a.Pháp luật )
Pháp luật tạo điều kiện cho xã hội phát triển trong vòng trật tự ( tích hợp vào mục 3.Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật)
GDQP&AN: VD để CM nếu KL nghiêm thì PL được giữ vững.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng luật giải quyết vấn đề, Năng lực tư duy, Năng lực giao tiếp.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên
Học sinh
Sách giáo viên
Sách giáo khoa
Chuẩn kiến thức kĩ năng
Ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng pháp luật và kỉ luật
Học sinh xem lại khái niệm kỉ luật đã học ở lớp 7
III.TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là giữ chữ tín? Biểu hiện
- Vì sao cần giữ chữ tín? Tìm ca dao, tục ngữ nói về giữ chữ tín
- Dẫn vào bài mới: Trong một quốc gia, nhà nước muốn đảm bảo trật tự kỉ cương của xã hội thì cần một công cụ, đó là gì? Trong một tổ chức xã hội hoặc trong một tập thể, mốn duy trì trật tự thì cần có gì?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Phân tích phần đặt vấn đề
-Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề.
1.Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào? (buôn bán vận chuyển ma tuý, lợi dụng phương tiện của cán bộ công an, mua chuộc cán bộ Nhà nước).
2.Hậu quả của việc làm đó? (gây cái chết trắng, gia đình nhiều người bị tan nát, nhiều cán bộ bị biến chất). Chúng đã bị trừng phạt như thế nào? (sách giáo khoa)
3.Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma túy (mua chuộc), các chiến sĩ công an cần phải làm gì? (tuân thủ pháp luật và kỉ luật)
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm pháp luật và kỉ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật.
Giáo viên đưa ra 2 ví dụ cụ thể:
-Bộ luật hình sự năm 1999, điều 125: “tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại , điện tín của người khácđã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm”.
+Ai sẽ thực hiện quy định này? (mọi công dân trên lãnh thổ Việt Nam)
+Nếu vi phạm quy định này sẽ bị xử lí như thế nào? (đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm)
Giáo viên: Tích hợp pháp luật: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, bắt buộc chung đối với mọi người
-Nhà trường quy định học sinh đi học phải mặc đồng phục.
-Giáo viên vẽ bảng so sánh yêu cầu học sinh xác định: 
Pháp luật
Kỉ luật
Ai ban hành
Nhà nước
Tổ chức xã hội
Ai phải tuân theo
Công dân của nước đó
Thành viên trong t/chức đó
Biện pháp để đảm bảo được t/hiện
Bằng giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế
Cảnh cáo trước tập thể, kỉ luật, đuổi ra khỏi tập thể
Phạm vi thực hiện
Cả nước (rộng)
Trong một tổ chức (hẹp)
Yêu cầu học sinh rút ra khái niệm:
Cho học sinh làm bài tập để khắc sâu khái niệm: sắp xếp cho phù hợp:
Không được quay cóp trong giờ kiểm tra.
Người tham gia giao thông phải đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.
Công nhân không được đi trể.
Không sờ vào hiện vật trong viện bảo tàn.
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Người kinh doanh phải đóng thuế.
Đạo đức: 2, 5, 6 Kỉ luật: 1, 3, 4
Thảo luận tình huống: Hiến pháp 1992, điều 73: “thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn, bí mật”. Trong xí nghiệp x ông giám đốc ra lệnh: mọi thư từ gửi đến công nhân của xí nghiệp phải giao cho bộ phận quản lí kiểm tra nội dung rồi mới được nhận. Em có đồng ý việc làm của ông giám đốc không? Vì sao?(không. Vì vi phạm pháp luật).
-Nêu mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật?
GDQP&AN: VD để CM nếu KL nghiêm thì PL được giữ vững.
Hoạt động 3: tìm hiểu ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật
-Giáo viên gợi ý những câu hỏi sau để rút ra ý nghĩa:
 > Trong trường học, hs có nghĩa vụ gì? ( tuân thủ nội quy nhà trường)
 > Công dân kinh doanh có nghĩa vụ gì? (đóng thuế), công dân nam đến 18 tuổi có nghĩa vụ gì? (đi nghĩa vụ quân sự)
- Pháp luật và kỉ luật xác định điều gì?
 > Học sinh học giỏi, chấp hành nội quy tốt thì nhà trường sẽ như thế nào? (khen thưởng)
 > Công dân bị người khác xâm phạm thân thể thì ai sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho cd? (pháp luật)
 > Nếu không có quy định đi xe về phía bên tay phải thì điều gì sẽ xảy ra? (mọi người đi lại lộn xộn, dẫn đến tắc nghẽn giao thông)
*Tích hợp pháp luật: Pháp luật tạo điều kiện cho xã hội phát triển trong vòng trật tự 
- Pháp luật và kỉ luật có vai trò như thế nào?
-Yêu cầu học sinh rút ra lợi ích của pháp luật và kỉ luật.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nhiệm vụ của học sinh.
Thảo luận câu d/sách giáo khoa (cần, vì tôn trọng kỉ luật làm cho nội quy nhà trường được thực hiện tốt, tôn trọng kỉ luật góp phần làm cho xã hội ổn định, tốt đẹp hơn. Cho ví dụ:
+ Tôn trọng kỉ luật: không đi trễ, mặc đồng phục, không quay cóp trong giờ kiểm tra.
+ Tôn trọng pháp luật: Thực hiện tốt an toàn giao thông, không ma tuý, cờ bạc).
-Giáo viên kết luận: Nhiệm vụ của học sinh: Cần thường xuyên, tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng, nhà nước
1.Khái niệm:
a. Pháp luật:
- Là những quy tắc xử sự chung.
Có tính bắt buộc.
Do nhà nước ban hành
- Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
b.Kỉ luật:
Là những quy định, quy ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người
2.Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật:
Kỉ luật phải phù hợp với pháp luật của Nhà nước, không được trái pháp luật
3. Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật:
- Xác định trách nhiệm của cá nhân
- Bảo vệ được quyền lợi của mọi người
Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Cho HS làm bài tập 1,2 sgk/15
Nội quy của nhà trường, của cơ quan có thể coi là pháp luật được không? vì sao?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bài tập: Trong giờ ra chơi giữa tiết 3, Trí (lớp 94) có xích mích với Trọng (lớp 93). Trên đường đi học về Trí đã bị Hòa và Trọng – bạn học cùng lớp với Trọng hành hung, gây thương tích phải đi cấp cứu và điều trị ở bệnh viện một thời gian.
a/Theo em, trong trường hợp trên, Hòa và Trọng đã vi phạm pháp luật hay kỉ luật? Tại sao?
b/Theo em, nếu vi phạm cả hai bị xử lí như thế nào?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tìm hiểu bài tập 4 gsk/15
-Học bài -Chuẩn bị tuần sau ôn tập kiểm tra 1 tiết: xem lại nội dung kiến thức đã học từ bài 1-5
Rút kinh nghiệm:..................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docbai 5 lop 8.doc
Giáo án liên quan