Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 21, Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội (Tiết 2)

NỘI DUNG KIẾN THỨC

3.Một số quy định của pháp luật về phòng, chống TNXH:

a)Một số quy định của pháp luật về phòng, chống TNXH đánh bạc, ma túy, mại dâm:

-Cấm tổ chức đánh bạc và đánh bạc với bất cứ hình thức nào

-Cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cữơng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy. Người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện

-Cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm

b)Một số hành vi trẻ em không được làm: đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích

c)Nghiêm cấm hành vi lôi kéo, dụ dỗ trẻ em sa vào TNXH:

-Lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích(gv kể ra)

-Dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm(liên hệ tội gia cấu với trẻ em)

-Bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ( các lọai súng, kiếm mang tính chất bạo lực)

4.Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống TNXH:

Trách nhiệm của công dân nói chung và hs nói riêng trong việc phòng, chống TNXH:

-Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao

Không uống rượu, đánh bạc, đua xe máy, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, xem phim ảnh, băng hình đồi trụy, bạo lực, tham gia vào các hoạt động mại dâm

Biết tự bảo vệ mình, bạn bè, người thân không sa vào TNXH

-Tích cực tham gia các họat động phòng, chống TNXH do nhà trường, địa phương tổ chức

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 21, Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Tuần 21
Ngày dạy: Bài 13: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI Tiết 2 Tiết 21
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
1.Kiến thức: 
-Hiểu được thế nào là TNXH, 
-Nêu được tác hại của TNXH. 
-Nêu được một số qđịnh của PL về phòng ,chống TNXH. 
-Nêu được trách nhiệm của CD trong việc phòng, chống TNXH.
2.Kĩ năng: 
*KN kiến thức:
-Thực hiện tốt các qđịnh của PL về phòng, chống TNXH. 
-Tham gia các hđộng phòng, chống TNXH do nhà trường, đp tổ chức. 
-Biết cách tuyên truyền, vđộng bạn bè tham gia phòng, chống các TNXH.
*KN sống:
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin/ trình bày suy nghĩ, ý tưởng
Kĩ năng tư duy phê phán
Kĩ năng ứng phó, tự bảo vệ, tìm kiếm sự trợ giúp
Kĩ năng tự tin; kiểm sóat cảm xúc; kiện định; biết từ chối
3.Thái độ: 
Ủng hộ các qđịnh của PL về phòng, chống TNXH.
- Tích hợp KT GQQP&AN: Ví dụ để chứng minh những tác hại của TNXH đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là đối với TTN.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng luật giải quyết vấn đề, Năng lực tư duy, Năng lực giao tiếp và điều chỉnh hành vi, sáng tạo.
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên
Học sinh
-Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 8
-Một số văn bản pháp luật liên quan đến tệ nạn xã hội
Chuẩn bị bài tập 3,4,5,6 tiếp theo
III. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ: -Tệ nạn xã hội là gì? Kể ra?
-Nêu tác hại của tệ nạn xã hội? Cho 1 ví dụ cụ thể
- Dẫn vào bài mới
GV tóm tắt nội dung tiết 1 Chuyển ý vào tiết 2
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động1: tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phòng, chống TNXH
- Cho hs đọc điều 248, điều 249-bộ luật hình sự năm 2009. Từ đó yêu cầu hs rút ra pháp luật nghiêm cấm điều gì?
-Cho hs đọc phần tư liệu tham khảo trong sgk và yêu cầu hs rút ra quy định của pháp luật đối với tệ nạn ma túy?
-Cho hs đọc điều 254, 255,256 bộ luật Hình sự năm 2009, yêu cầu hs rút ra quy định của pháp luật đối với tệ nạn mại dâm
-Cho hs thảo luận: có ý kiến cho rằng: TNXH là chuyện xã hội, học sinh không cần phải quan tâm. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?( không, vì trẻ em cũng có khả năng sa vào TNXH)
- Tích hợp KT GQQP&AN: Ví dụ để chứng minh những tác hại của TNXH đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là đối với TTN.
-Bài tập:
Trong các hành vi sau hành vi nào trẻ em được phép làm và không được phép làm:
Chơi đánh bài ăn tiền
Uống rượu
Giúp đỡ cha mẹ việc nhà
Hút thuốc lá
Lên internet xem tin tức
Hút bồ đà
Sử dụng thuốc lắc
Xem phim, hình đồi trụy, bạo lực
-Cho hs đọc điều 22. Luật Bảo vệ, Chăm sóc, Giáo dục trẻ em Việt Nam
Để phòng, chống TNXH, trẻ em không được có những hành vi nào?
-Những hành vi lôi kéo, dụ dỗ trẻ em sa vào TNXH là những hành vi nào?
-Giáo viên cho học sinh đọc điều 7. Luật Bảo vệ, Chăm sóc, Giáo dục trẻ em Việt Nam
-Pháp luật nghiêm cấm điều gì?
Hoạt động 2: tìm hiểu trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống TNXH
-Sửa bài tập 2 những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào TNXH? (không làm chủ bản thân, gia đình bất hòa, bị lừa gạt, gia đình nuông chìu, ảnh hưởng của văn hóa phẩm đồi trụy). Em sẽ làm gì để không sa vào các TNXH?(hs tự phát biểu)
-Cho hs xem ảnh phòng, chống TNXH
-Gv kết luận:
3.Một số quy định của pháp luật về phòng, chống TNXH:
a)Một số quy định của pháp luật về phòng, chống TNXH đánh bạc, ma túy, mại dâm:
-Cấm tổ chức đánh bạc và đánh bạc với bất cứ hình thức nào
-Cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cữơng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy. Người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện 
-Cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm
b)Một số hành vi trẻ em không được làm: đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích
c)Nghiêm cấm hành vi lôi kéo, dụ dỗ trẻ em sa vào TNXH:
-Lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích(gv kể ra)
-Dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm(liên hệ tội gia cấu với trẻ em)
-Bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ( các lọai súng, kiếm mang tính chất bạo lực)
4.Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống TNXH:
Trách nhiệm của công dân nói chung và hs nói riêng trong việc phòng, chống TNXH:
-Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao
Không uống rượu, đánh bạc, đua xe máy, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, xem phim ảnh, băng hình đồi trụy, bạo lực, tham gia vào các hoạt động mại dâm
Biết tự bảo vệ mình, bạn bè, người thân không sa vào TNXH
-Tích cực tham gia các họat động phòng, chống TNXH do nhà trường, địa phương tổ chức
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Cho hs làm bài tập 3,5 sgk trang 36
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
? Em hãy kể những việc làm chưa tốt của các bạn trong lớp, trong trường tham gia các tệ nạn xã hội ( nếu có)? Em sẽ làm gì trước những hiện tượng đó?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tìm hiểu những làng xóm, địa phương em xem việc vi phạm tệ nạn xã hội của người dân địa phương em.
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
-Học bài, Chuẩn bị phần tiếp theo bài 14.Phòng, chống nhiễm HIV/AISD
Rút kinh nghiệm:........................................................................................................................
Luật Bảo vệ, Chăm sóc, Giáo dục trẻ em Việt Nam
Điều 22. Những việc trẻ em không được làm
Trẻ em không được làm những việc sau đây:
1. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang;
2. Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng;
3. Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
4. Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;
2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;
3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia,  thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;
5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2009
Điều 248. Tội đánh bạc 
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Điều 249. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
Điều 254. Tội chứa mại dâm 
1. Người nào chứa mại dâm thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
Điều 255. Tội môi giới mại dâm 
1. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Điều 256. Tội mua dâm người chưa thành niên 
1. Người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Mua dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
Điều 192. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý 
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 
Điều 193. Tội sản xuất trái phép chất ma túy 
1. Người nào sản xuất trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy 
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

File đính kèm:

  • docbai 13 lop 8 tiet 2.doc