Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Liêm khiết
Hoạt động 1: HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM THÔNG QUA KHAI THÁC PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ (Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh)
* Mục tiêu:
- HS thấy được tấm gương liêm khiết của nhà bác học Ma-ri Quy-ri, quan Thái thú Dương Chấn và Bác Hồ kính yêu. Qua đó hiểu được những biểu hiện của đức tính liêm khiết.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Kĩ năng xác định giá trị và phân tích, so sánh.
* Cách tiến hành:
GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 HS, phân công vị trí chỗ ngồi và hỗ trợ các nhóm làm việc. 1/3 số nhóm thảo luận câu 1, 1/3 số nhóm thảo luận câu 2, 1/3 số nhóm thảo luận câu 3.
Tiết 2 - Bài 2 LIÊM KHIẾT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là liêm khiết. - Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết. - Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết. 2. Về kỹ năng: - Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính. - Biết sống liêm khiết, không tham lam. 3. Về thái độ: Kính trọng những người sống liêm khiết, phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng. II. KĨ NĂNG SỐNG, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG BÀI 1. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài - Kĩ năng xác định giá trị. - Kĩ năng phân tích, so sánh. - Kĩ năng tư duy phê phán. 2. Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong bài - Thuyết trình. - Đàm thoại. - Thảo luận nhóm. - Nêu vấn đề. 3. Phương tiện dạy học - SGK và SGV Giáo dục công dân 8 - Sách Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS - Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân ở trường THCS III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến những bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào? Gợi ý trả lời: Nếu thấy ý kiến đó là đúng đắn thì cần phải ra sức công nhận, ủng hộ và bảo vệ. Bởi vì không phải lúc nào ý kiến bị đa số các bạn phản đối đều là sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn bày tỏ quan điểm ủng hộ ý kiến của bạn mình trước tập thể. Chúng ta chỉ nghe theo ý kiến nào là hợp lý nhất chứ không nên “gió chiều nào thì theo chiều ấy”. Làm được điều ấy, chúng ta đã thể hiện được tinh thần tôn trọng lẽ phải. 3. Giúp HS lĩnh hội kiến thức bài mới. 3.1 Giới thiệu bài Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và tự rèn luyện đạo đức của con người. Nhấn mạnh đến vai trò của đạo đức đối với mỗi cá nhân trong xã hội, Bác Hồ đã viết: “Trời có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bố phương Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bố đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa không thành trời Thiếu một phương không thành đất Thiếu một đức không thành người”. Cần ở đây là siêng năng, chuyên cần chăm chỉ; Kiệm ở đây là tiết kiệm, sống giản dị, không có những ham muốn vật chất thấp hèn; Chính ở đây là tôn trọng lẽ phải, chân lí, biết ủng hộ và tuân theo những điều đúng đắn. Tất cả những phẩm chất quan trọng này chúng ta đã được học ở những bài trước đó. Còn đức tính cuối cùng “Liêm” chúng ta sẽ được học ở bài học hôm nay. 3.2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Hoạt động 1: HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM THÔNG QUA KHAI THÁC PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ (Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh) * Mục tiêu: - HS thấy được tấm gương liêm khiết của nhà bác học Ma-ri Quy-ri, quan Thái thú Dương Chấn và Bác Hồ kính yêu. Qua đó hiểu được những biểu hiện của đức tính liêm khiết. - Phương pháp: Thảo luận nhóm - Kĩ năng xác định giá trị và phân tích, so sánh. * Cách tiến hành: GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 HS, phân công vị trí chỗ ngồi và hỗ trợ các nhóm làm việc. 1/3 số nhóm thảo luận câu 1, 1/3 số nhóm thảo luận câu 2, 1/3 số nhóm thảo luận câu 3. Hết giờ thảo luận GV tổ chức cho các nhóm đưa ra kết quả làm việc và tranh luận lẫn nhau: Câu 1: Em hãy nêu cách xử sự của nhà bác học Ma-ri Quy-ri trong chuyện kể trên. Câu 2. Em hãy nêu các xử sự của quan Thái thú Dương Chấn trong câu chuyện. Câu 3. Sự ca ngợi của nhà báo Mỹ đối với Bác Hồ kính yêu thể hiện ở những nhận xét nào ? Từ kết quả trả lời, GV nhấn mạnh những biểu hiện của liêm khiết thể hiện qua 3 mẫu chuyện (ghi bảng phụ) và hướng dẫn HS tự rút ra khái niệm liêm khiết. Sau đó ghi bảng Hoạt động 2: BIỂU HIỆN CỦA LIÊM KHIẾT * Mục tiêu: - HS thấy được những biểu hiện của lối sống liêm khiết - Phương pháp: Đàm thoại - Kĩ năng xác định giá trị và tư duy phê phán. * Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS là bài tập sau đây: Hành vi nào sau đây thể hiện đức tính liêm khiết a) Làm bất cứ việc gì miễn đạt được mục đích. b) Chỉ làm những việc khi thấy lợi ích cho riêng mình. c) Làm giàu bằng chính công sức lao động của mình. d) Sẵn sàng dùng tiến bạc để nhằm đạt được bất kỳ mục đích gì. e) Giữ lòng tự trọng trong suy nghĩ và hành động f) Sẵn lòng giúp đỡ người khác khi có lợi cho mình g) Làm việc gì cũng dựa vào sức của mình là chính h) Luôn phấn đấu để đạt được kết quả cao trong công việc k) Nhặt được của rơi trả người đánh mất l) Học thuộc bài rồi nhưng vẫn mang tài liệu khi thi để đề phòng m) Nhờ bố mẹ mình can thiệp với cô giáo để nâng cao kết quả học tập n) Dù nhận quà biếu xén, đút lót nhưng vẫn không giúp đỡ. Qua bài tập, GV nhấn mạnh bản chất của lối sống liêm khiết là đề cao lòng tự trọng của cá nhân, không chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân. GV kết luận và ghi bảng Hoạt động 3: TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA LỐI SỐNG LIÊM KHIẾT * Mục tiêu: - HS hiểu được ý nghĩa của đức tính liêm khiết đối với cá nhân sống trong xã hội, đặc biệt là trong xã hội hiện đại - Phương pháp: Nêu vấn đề - Kĩ năng xác định giá trị và tư duy phê phán. * Cách tiến hành: GV đưa tình huống có vấn đề với nội dung như sau: Có ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện nay, việc học tập những tấm gương của các nhân vật trong chuyện kể không còn phù hợp nữa vì như thế sẽ không có lợi cho cá nhân. Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào ? GV nhấn mạnh: Bất cứ thời đại nào, con người cũng cần đức tính này, đặc biệt nó giúp nâng mình lên trước những cấm dỗ vật chất tầm thường của cuộc sống, giúp mỗi người vươn tới sự cao cả trong nhận thức và hành động. GV gợi mở cho HS kết luận vấn đề và ghi bảng HS nhanh chóng hình thành nhóm, đọc tuyện, trả lời câu hỏi và tranh luận dưới sự dẫn dắt của GV: - Bà Mari Quy-ri và chồng đã có những đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoa học và kinh tế. - Sẵn sàng sống trong túng thiếu chứ không giữ bản quyền phát minh cho riêng mình. - Không nhận tiền trợ cấp của chính phủ, không công nhận tài sản được biếu là của riêng mình. - Sẵn sàng biếu sản phẩm lao động để chữa bệnh cho mọi người. - Cương quyết không nhận quà lễ biếu của người từng được ông tiến cử. - Không chấp nhận lời thuyết phục của người đem quà biếu khi cho rằng việc nhận quà biếu ấy không có ai biết được. - Khước từ cuộc sống với vật chất sang trọng (nhà cửa, trang phục) - Bao giờ cũng nêu cao tinh thần sống liêm khiết, trong sạch, giản dị, gần gũi với tất cả mọi người. - Đó là lối sống được xem là rất khác so với các các nguyên thủ của các nước phương Tây. . Các đáp án đúng: c, e, g, h, k HS suy nghĩa và trả lời, tranh luận: Trong điều kiện ngày nay, việc học tập tấm gương liêm khiết của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ vẫn vô cùng cần thiết vì đức tính đó sẽ giúp mỗi người chúng ta có được sự thanh thản, được mọi người xung quanh quý mến, tin cậy và góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. 1. Đặt vấn đề 2. Nội dung bài học a. Khái niệm Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những ton tính nhỏ nhen, ích kỷ. b. Biểu hiện: - Không tham lam. - Không tham ô, tiền bạc, tài sản chung. - Không nhận hối lộ. - Không lợi dụng chức quyền để mưu lợi ích cho bản thân c. Ý nghĩa: Sống liêm khiết giúp con người thanh thản, không lệ thuộc vào người khác, được mọi người kính trọng, vị nể. 3.3. Củng cố Hoạt động 4: CỦNG CỐ NỘI DUNG TOÀN BÀI HỌC * Mục tiêu: - HS ôn lại những kiến thức cơ bản vừa được học. - Biết vận dụng những kiến thức đã học để nhận xét những biểu hiện của liêm khiết trong cuộc sống. - Phương pháp: Đàm thoại - Kĩ năng phân tích, so sánh và tư duy phê phán. * Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS làm bài tập sau: Em tán thành hay không tán thành những việc làm nào sau đây? Vì sao? a) Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn Toán cho mình; b) Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận. c) Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán. d) Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách. Gợi ý trả lời: Tán thành với những việc làm trong trường hợp b và d vì đó là những việc làm nêu cao tinh thần liêm khiết, nghiêm túc trong công việc và giữ lòng tự trọng. Những việc làm đó cần được ghi nhận và cổ vũ. Không tán thành với việc làm trong trường hợp a và c vì dó là những việc làm không hợp với chuẩn mực đạo đức, muốn đạt được lợi ích của mình mà không dựa vào sức lao động của mình cũng như xâm phạm đến lợi ích chung của xã hội. 3.4. Dặn dò GV yêu cầu HS: - Hoàn thành các bài tập còn lại ở SGK. - Sưu tầm tranh ảnh về Giao thông - Tìm hiểu các loại biển báo giao thông Hành vi nào sau đây thể hiện đức tính liêm khiết a) Làm bất cứ việc gì miễn đạt được mục đích. b) Chỉ làm những việc khi thấy lợi ích cho riêng mình. c) Làm giàu bằng chính công sức lao động của mình. d) Sẵn sàng dùng tiến bạc để nhằm đạt được bất kỳ mục đích gì. e) Giữ lòng tự trọng trong suy nghĩ và hành động f) Sẵn lòng giúp đỡ người khác khi có lợi cho mình g) Làm việc gì cũng dựa vào sức của mình là chính h) Luôn phấn đấu để đạt được kết quả cao trong công việc k) Nhặt được của rơi trả người đánh mất l) Học thuộc bài rồi nhưng vẫn mang tài liệu khi thi để đề phòng m) Nhờ bố mẹ mình can thiệp với cô giáo để nâng cao kết quả học tập n) Dù nhận quà biếu xén, đút lót nhưng vẫn không giúp đỡ. Hành vi nào sau đây thể hiện đức tính liêm khiết a) Làm bất cứ việc gì miễn đạt được mục đích. b) Chỉ làm những việc khi thấy lợi ích cho riêng mình. c) Làm giàu bằng chính công sức lao động của mình. d) Sẵn sàng dùng tiến bạc để nhằm đạt được bất kỳ mục đích gì. e) Giữ lòng tự trọng trong suy nghĩ và hành động f) Sẵn lòng giúp đỡ người khác khi có lợi cho mình g) Làm việc gì cũng dựa vào sức của mình là chính h) Luôn phấn đấu để đạt được kết quả cao trong công việc k) Nhặt được của rơi trả người đánh mất l) Học thuộc bài rồi nhưng vẫn mang tài liệu khi thi để đề phòng m) Nhờ bố mẹ mình can thiệp với cô giáo để nâng cao kết quả học tập n) Dù nhận quà biếu xén, đút lót nhưng vẫn không giúp đỡ. Hành vi nào sau đây thể hiện đức tính liêm khiết a) Làm bất cứ việc gì miễn đạt được mục đích. b) Chỉ làm những việc khi thấy lợi ích cho riêng mình. c) Làm giàu bằng chính công sức lao động của mình. d) Sẵn sàng dùng tiến bạc để nhằm đạt được bất kỳ mục đích gì. e) Giữ lòng tự trọng trong suy nghĩ và hành động f) Sẵn lòng giúp đỡ người khác khi có lợi cho mình g) Làm việc gì cũng dựa vào sức của mình là chính h) Luôn phấn đấu để đạt được kết quả cao trong công việc k) Nhặt được của rơi trả người đánh mất l) Học thuộc bài rồi nhưng vẫn mang tài liệu khi thi để đề phòng m) Nhờ bố mẹ mình can thiệp với cô giáo để nâng cao kết quả học tập n) Dù nhận quà biếu xén, đút lót nhưng vẫn không giúp đỡ.
File đính kèm:
- Bai 2 Liem khiet_12754776.doc