Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 17, Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (Tiết 2)

HĐ 1:tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của con cháu

• Cho hs đọc hoặc sắm vai câu chuyện: cái sọt tre

• Yêu cầu hs nhận xét, vì sao?

1. Vợ chồng người nông dân?( bất hiếu: bạc đãi với cha, định đem cha bỏ vào rừng)

2. Cậu con trai? ( thương ông, lén bỏ thức ăn ngon cho ông, dùng câu nói của mình để thức tỉnh cha)

• Những câu nói của cậu bé với cha muốn nói lên điều gì?( trong cuộc đời này, ai chẳng có lúc phải già nua, ốm đau, bệnh tật. Nếu mình không biết thương yêu, hiếu thảo với cha mẹ khi cha mẹ già yếu thì biết đâu sau này con cái của mình sẽ bắt chước đối xử với mình giống như vậy)

• Câu chuyện trên rút ra bài học gì cho những người làm con , làm cháu?

• Giáo viên cho hs đọc điều 35, điều 47-mục 2 luật Hôn nhân gia đình năm 2000

• Con cháu có quyền và nghĩa vụ gì đối với cha mẹ, ông bà?

Trong cuộc sống không phải bất cứ ai cũng thực hiện tốt

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 17, Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Tuần 17
Ngày dạy:	 Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ 	 Tiết 17
CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH Tiết 2
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
1.Kiến thức:
-Biết được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con cháu, anh chị em trong gia đình. 
-Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
 2.Kĩ năng:
-Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 
-Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.
3.Thái độ:
-Yêu quý các thành viên trong gia đình mình.
- Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
*Kĩ năng sống:
-Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng
-Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề
-Kĩ năng kiên định
* Tích hợp KTPL: - Điều 185 ( Bộ luật HS- năm 2015)(t2)
- Điều 36 HP 2013
- Điều 2 luật hôn nhân gia đình 2014
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng luật giải quyết vấn đề, Năng lực tư duy, Năng lực giao tiếp và điều chỉnh hành vi, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên
Học sinh
-Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 8
-Một số câu chuyện pháp luật liên quan đến gia đình
-Một số văn bản luật
Chuẩn bị trước phần đặt vấn đề
III. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ: -Nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu trong gia đình? 
-Nêu quyền và nghĩa vụ của anh, chị em trong gia đình? 
-Nêu ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo? Tìm ca dao, tục ngữ?
- Dẫn vào bài mới: Giáo viên cho học sinh đọc bài ca dao SGK từ đó vào bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ 1:tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của con cháu
Cho hs đọc hoặc sắm vai câu chuyện: cái sọt tre
Yêu cầu hs nhận xét, vì sao?
Vợ chồng người nông dân?( bất hiếu: bạc đãi với cha, định đem cha bỏ vào rừng)
Cậu con trai? ( thương ông, lén bỏ thức ăn ngon cho ông, dùng câu nói của mình để thức tỉnh cha)
Những câu nói của cậu bé với cha muốn nói lên điều gì?( trong cuộc đời này, ai chẳng có lúc phải già nua, ốm đau, bệnh tật. Nếu mình không biết thương yêu, hiếu thảo với cha mẹ khi cha mẹ già yếu thì biết đâu sau này con cái của mình sẽ bắt chước đối xử với mình giống như vậy)
Câu chuyện trên rút ra bài học gì cho những người làm con , làm cháu?
Giáo viên cho hs đọc điều 35, điều 47-mục 2 luật Hôn nhân gia đình năm 2000
Con cháu có quyền và nghĩa vụ gì đối với cha mẹ, ông bà?
Trong cuộc sống không phải bất cứ ai cũng thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ trên đối với ông bà, cha mẹ của mình. Các em hãy nêu một vài hành vi sai trái trong cách đối xử với ông bà cha mẹ mà chúng ta vẫn thường bắt gặp?(hỗn láo, đánh, chưởi mắng, cãi lời, bỏ mặc cha mẹ già yếu.)
Gv bổ sung thêm các câu chuyện trên báo chí (tư liệu tham khảo)
Các em có suy nghĩ gì về các hành vi trên?( đáng lên án)
Việc người con bất hiếu đó bị công an bắt giam và khởi tố thể hiện điều gì? (hành vi đó pháp luật nghiêm cấm)
Yêu cầu hs đọc trên bản phụ những quy định pháp luật mà gv đã chuẩn bị sẵn (điều 35, 107 luật Hôn nhân gia đình năm 2000, Điều 11 Nghị định 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình quy định, Điều 151 Bộ luật hình sự )
- Điều 185 ( Bộ luật HS- năm 2015) Về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.
Yêu cầu hs kết luận: pháp luật nghiêm cấm điều gì ở con cháu?
Yêu cầu hs lặp lại nội dung quyền và nghĩa vụ con cháu
1. Quyền và nghĩa vụ của con cháu:
Có bổn phận: yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà
Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà đặc biệt là khi ốm đau, già yếu
Nghiêm cấm: ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ2: tìm hiểu bổn phận của anh chị em trong gia đình
-Cho hs đọc một mục truyện trên báo mà giáo viên sưu tầm. Cho hs nhận xét hai anh em trong câu truyện?( không biết thương yêu nhau)
-Anh em trong gia đình phải cư xử như thế nào?
-Giáo viên cho hs đọc điều 48-luật Hôn nhân gia đình năm 2000
-Nêu quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình?
Hđ4: tìm hiểu ý nghĩa của các quyền trên
-Pháp luật đặt ra những quy định trên nhằm mục đích gì?
-Giáo viên giải thích thêm thế nào là “truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam”: sự thương yêu, đùm bọc giữa các thành viên trong gia đình”-một giọt máu đào hơn ao nước lã
-Yêu cầu hs giải thích câu châm ngôn trong sách giáo khoa(nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội)
-Chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với những quy định trên? (Chúng ta phải hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình)
2.Quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình
-Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau
-Nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ
3.Ý nghĩa của các quyền trên:
-Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc
-Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Cho hs làm bài tập 5,6-sgk trang 33
? Theo em Lâm đã vi phạm điều gì?
? Theo em bố mẹ Lâm xử sự như vậy có đúng không? Tại sao?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
? Nêu những việc làm thể hiện quyền và nghĩa vụ của em trong gia đình? Biện pháp khắc phục những điều làm còn chưa tốt?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ tình cảm trong gia đình?
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
-Học bài
-Chuẩn bị tuần sau ôn tập thi học kì 1
Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cái sọt tre
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng kia có một gia đình nghèo nọ có bốn người, ông bố già, hai vợ chồng trẻ và đứa con nhỏ. Năm tháng làm việc cực nhọc trôi qua cướp đi tuổi trẻ và sức lực của ông bố. Giờ đây ông đã quá già yếu, không làm được việc gì, ông hoàn toàn sống nhờ vào người con trai và nàng dâu. Nhưng họ coi ông là một gánh nặng.
Ông già càng cần được chăm sóc nhiều, thì đó lại càng là mối lo ngại của hai vợ chồng người con. họ chẳng ngó ngàng gì đến ông, chỉ cho ông những thức ăn thừa, mặc những quần áo rách cũ nên ông thường bị đói rét. Đứa cháu trai nhỏ quá thương ông nội nên thường lén cha mẹ xẻ phần cơm của nó nhường cho ông ăn. Nhưng nếu bị cha mẹ nó bắt gặp, nó thường bị mắng, và bị bị cấm không được đến gần ông nữa.
Ông già rất đau khổ về cách cư xử của con dâu và con trai. Ông than phiền, oán trách bao nhiêu họ càng khó chịu bấy nhiêu. Cuối cùng không chịu đựng được nữa, họ bàn nhau sẽ đem ông đến một nơi xa xôi rồi bỏ lại đấy. Người chồng nói sáng mai anh ta sẽ ra chợ mua một cái sọt to bằng tre cứng cáp để bỏ ông cụ vào đó mang đi.
Người vợ lo lắng hỏi:
- Nhưng còn họ hàng thì sao? Nếu họ biết ông già không còn ở đây, ta sẽ phải trả lời sao?
Người chồng trả lời:
- Ta sẽ bảo rằng chính bố đòi đi đến miền đất thánh, ở đấy ông cụ sẽ được sống yên ổn cho đến lúc chết.
Họ đâu ngờ rằng trong lúc bàn mưu tính kế để bỏ cha, đứa con trai bé bỏng của họ đã nghe tất cả.
Sáng hôm sau, ngay khi người cha đi chợ mua sọt, đứa bé hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, tại sao bố mẹ lại vứt ông đi?
Người mẹ vội vàng trả lời:
- Không, chúng ta nào có vứt ông. Lẽ dĩ nhiên chúng ta không làm thế. Con xem bố và mẹ đều bận việc suốt ngày không có thì giờ để chăm sóc ông. Do đó, chúng ta sẽ đem ông đến một nơi có nhiều người hảo tâm. Họ sẽ chăm sóc ông tử tế và ông sẽ được vui hơn.
Đứa bé lại hỏi:
- Nơi ấy ở đâu, con có biết không? Để con đến thăm ông mỗi khi con nhớ?
Người mẹ lắc đầu:
- Ồ, nơi ấy xa lắm, con không thể biết được đâu.
Chiều xuống, người chồng đem sọt về. Không muốn cho hàng xóm biết chuyện, họ đợi đến tối mới bắt đầu thực hiện.
Đứa con nhỏ im lặng theo dõi mọi việc của cha nó. Vừa lúc cha nó ra khỏi nhà nó bèn lên tiếng:
- Bố ơi! Khi nào bố vứt ông xuống, bố nhớ đem cái sọt về đây nhé!
Bố nó nghe nói dừng lại hỏi:
- Để làm gì hả con?
Đứa bé ngây thơ trả lời:
- Nhà ta còn cần đến cái sọt ấy mà, vì khi bố già con sẽ đựng bố vào cái sọt mang vứt đi chứ.
Nghe đứa bé nói, anh bối rối, chân loạng choạng không sao cất bước nổi. Anh ta thấy hối hận, đem ông bố già vào và từ đấy chăm sóc rất chu đáo
LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2000
Điều 35. Nghĩa vụ và quyền của con 
Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
Điều 48. Nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em
Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Điều 47. Nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 48 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
2. Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.
Điều 107. Xử lý vi phạm pháp luật trong quan hệ hôn nhân và gia đình
Người nào vi phạm các điều kiện kết hôn; cản trở việc kết hôn đúng pháp luật; giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi; hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và các thành viên khác trong gia đình; lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi; không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ giám hộ hoặc có các hành vi khác vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Điều 11 Nghị định 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình quy định
“Phạt tiền từ 200.000đ - 500.000đ đối với hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình, các thành viên khác trong gia đình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng”.
Khi người có hành vi ngược đãi cha, mẹ đã bị xử phạt hành chính mà vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi cha, mẹ mình thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự - Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình : “Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ ba tháng đến ba năm”.
Tạm giam đứa con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ
Cao Đức Thiện (21 tuổi, Đức Hòa, Long An) không tu chí làm ăn mà thường xuyên ăn nhậu. Cậu con không ngại chửi bới, đánh đập cha mẹ buộc họ phải cung cấp tiền cho hắn. Công an huyện Đức Hòa vừa khởi tố bị can, bắt giữ Thiện về tội ngược đãi cha mẹ.
Ngày 7/3, sau khi đi nhậu về, Thiện đè mẹ xuống đất giật đôi hoa tai của bà để bán lấy tiền nhậu tăng hai. Thấy uống rượu chưa "phê" mà đã hết tiền, Thiện lại về nhà bắt mẹ đưa tiếp tiền đi nhậu tăng ba.
Cha mẹ Thiện khuyên răn, hắn không nghe mà còn đập phá nhà cửa. Anh ta lấy con dao Thái Lan rượt đâm cha. Tình thế buộc ông này phải chụp lấy khúc cây đánh vào tay đứa con ngỗ nghịch để đoạt lấy con dao trước khi chạy trốn nơi khác. Không đâm được cha, Thiện quay vào nhà tiếp tục phá các vật dụng còn sót lại.
Mới đây, Thiện dùng sức mạnh buộc cha mẹ phải giao xe máy và giấy tờ liên quan cho hắn đem bán lấy tiền ăn nhậu. Hai người thân sinh ra Thiện không chấp nhận việc này, cậu con đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, không cho mang xe máy theo.
Cha mẹ Thiện phải đi nơi khác lánh nạn. Thiện bán xe máy, tiêu vài hôm hết tiền thì lại đi tìm họ bắt phải cung cấp tiếp tiền.
Không chấp nhận hành vi bất hiếu của đứa con ngỗ ngược, cha mẹ Thiện đã nhờ cơ quan pháp luật can thiệp.
Em gái lái ôtô đâm thẳng vào anh trai
Ngày 16/11/2012, Công an huyện Từ Liêm, Hà Nội đã điều tra vụ giết người, bắt Lương Thị Kim Lan (SN 1967, trú tại 92 Quang Trung, Hà Đông) để làm rõ. 
Theo điều tra ban đầu, do mâu thuẫn gia đình giữa Lan với anh trai là Lương Đình Tuấn (SN 1960, trú cùng nhà), khoảng 11h30 ngày 15/11, Lan điều khiển xe ô tô, biển kiểm soát 30Z-3524 trên đường liên xã Xuân Phương, Từ Liêm đến địa phận thôn Ngọc Mạch, Xuân Phương, Từ Liêm.
Tại đây, phát hiện anh Tuấn đang đi bộ ngược chiều, Lan lái xe đâm thẳng vào anh Tuấn, hất anh này lên nắp ca pô xe. 
Lan tiếp tục cho xe chạy hàng chục km theo đường Lê Đức Thọ. 
Lúc đó, Công an huyện Từ Liêm cùng nhân dân đã phát hiện, đuổi bắt. Đến địa phận Mỹ Đình, Từ Liêm đã ép Lan dừng xe, bắt giữ Lan. Bị hất lên nắp ca pô, anh Tuấn bị thương nhẹ. 
Hiện, Công an huyện Từ Liêm đang tiếp tục điều tra.

File đính kèm:

  • docbai 12 lop 8 tiet 2.doc