Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 11: Hoạt động ngoại khóa

Nội dung

1. Hoạt động chính trị –xã hội là gì?

Là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc: xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng; hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống.

2. Ý nghĩa của hoạt động chính trị –xã hội:

Là điều kiện để mỗi cá nhân:

-Đóng góp vào sự phát triển của xã hội

-Được bộc lộ, tự khẳng định, phát triển nhân cách

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 11: Hoạt động ngoại khóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Tuần 11
Ngày dạy:	 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA	Tiết 11
 TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ –XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1.Kiến thức:
-Học sinh hiểu thế nào là họat động CC- XH,
-Ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động CC- XH.
2. Kĩ năng: Tham gia các hđộng CC- XH do lớp, trường, đp tổ chức
Biết tuyên truyền, vận động bạn bè cùng tham gia.
3. Thái độ:
-Tự giác, tích cực, có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động CC- XH do lớp, trường, XH tổ chức.
-Tích cực tham gia các họat động bảo vệ môi trường 
*Kỹ năng sống:
Kỹ năng tư duy phê phán
Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng đặt mục tiêu, quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm
*Giáo dục bảo vệ môi trường:
-Hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là một loại hoạt động chính trị xã hội. Các hoạt động bảo vệ môi trường như: 
+Tổ chức trồng cây gây rừng, trồng cây ở đường làng, ngõ xóm, sân trường và những nơi công cộng khác
+ Tổ chức thu gom rác thải ở bãi biển, sông hồ, 
+ Tổ chức tổng vệ sinh ở đường làng, ngõ xóm, ( mục 1. Hoạt động chính trị –xã hội là gì)
-Lợi ích của việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: giúp cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp và trong lành; góp phần làm cho cuộc sống của mình và mọi người thêm tươi đẹp( mục 2. Ý nghĩa của hoạt động chính trị –xã hội)
- GDQP&AN: VD về tấm gương TTN tích cực trong việc xây dựng giữ gìn ANXH
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng luật giải quyết vấn đề, Năng lực tư duy, Năng lực giao tiếp và điều chỉnh hành vi, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên
Học sinh
Sách giáo viên, Sách giáo khoa
Chuẩn kiến thức kĩ năng, Kĩ năng sống
Đọc và trả lời phần đặt vấn đề
III. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là tình bạn trong sáng lành mạnh? Biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh? - Nêu ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh? Biểu hiện của tình bạn không trong sáng lành mạnh?
- Dẫn vào bài mới: Cho học sinh xem 2 bức ảnh để vào bài ? Kể tên các hoạt động em tham gia ở trường, ở địa phương.
? Những hoạt động trên mang lại lợi ích gì cho mỗi người -> GV dẫn vào bài.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*HĐ1: Tìm hiểu hoạt động chính trị –xã hội là gì, ý nghĩa của các hoạt động chính trị- xã hội?
-Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận: 
1. Tìm hoạt động có liên quan đến chủ đề xây dựng và bảo vệ đất nước và nêu lợi ích của từng hoạt động đó?(thực hiện nghĩa vụ quân sự-bảo vệ đất nước, sản xuất ra của cải vật chất-xây dựng đất nước, xây dựng các công trình, học tập)
2. Tìm hoạt động do các tổ chức chính trị, đoàn thể tổ chức và nêu lợi ích của từng hoạt động đó (sinh hoạt đội, văn nghệ, giao lưu, mitting, diễu hành)
3. Tìm hoạt động có liên quan đến chủ đề nhân đạo và nêu lợi ích của từng hoạt động đó (hiến máu nhân đạo, cứu trợ, mua tăm ủng hộ hội người mù, xây nhà tình thương)
4.Tìm họat động có liên quan đến chủ đề bảo vệ môi trường tự nhiên. và nêu lợi ích của từng hoạt động đó
GDQP&AN: VD về tấm gương TTN tích cực trong việc xây dựng giữ gìn ANXH
(GDBVMT: -Hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là một loại hoạt động chính trị xã hội. Các hoạt động bảo vệ môi trường như: 
+Tổ chức trồng cây gây rừng, trồng cây ở đường làng, ngõ xóm, sân trường và những nơi công cộng khác
+ Tổ chức thu gom rác thải ở bãi biển, sông hồ, 
+ Tổ chức tổng vệ sinh ở đường làng, ngõ xóm, 
-Lợi ích của việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: giúp cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp và trong lành; góp phần làm cho cuộc sống của mình và mọi người thêm tươi đẹp)
-Gv kết luận: tất cả những hoạt động trên là hoạt động chính trị- xã hội.
-Hoạt động chính trị-xã hội là gì?
-Ý nghĩa của hoạt động chính trị –xã hội: đối với bản thân, đối với xã hội?
1. Hoạt động chính trị –xã hội là gì?
Là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc: xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng; hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống...
2. Ý nghĩa của hoạt động chính trị –xã hội:
Là điều kiện để mỗi cá nhân:
-Đóng góp vào sự phát triển của xã hội
-Được bộc lộ, tự khẳng định, phát triển nhân cách
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*HĐ 2: liên hệ bản thân hs
Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận:
-Nhóm 1:Cho học sinh làm phần đặt vấn đề a)
+ Câu 1: không đồng tình, vì không phát triển toàn diện, chỉ biết đến lợi ích cá nhân.
+ Câu 2: Phát triển toàn diện, quan tâm đến mọi người, có trách nhiệm đối với cộng đồng tập thể.
- Nhóm 2: Hãy kể những hoạt động chính trị –xã hội mà hs có thể tham gia? 
- Nhóm 3: Bài tập 4/sgk
-Nhóm 4: Xử lí tình huống: bạn Nam rất năng nổ tham gia các hoạt động của đội nên đôi lúc không có thời gian để làm bài tập thầy giao về nhà. Em có đồng tình với việc làm của Nam không? Vì sao?
-Gv kết luận: tích cực tham gia các hoạt động chính trị –xã hội nhưng phải biết xây dựng kế hoạch đảm bảo cân đối các nội dung học tập, việc nhà, hoạt động chính trị –xã hội.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Cho HS làm bài tập 1,2 sgk/19
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV cho HS ra thực hiện việc làm sạch môi trường: Nhặt rác xung quanh trường học, lớp học 
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tìm hiểu các hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương em?
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: -Học bài -Chuẩn bị 8.Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác: tìm những thành tựu về kinh tế, văn hóa, các công trình tiêu biểu, phong tục tập quán của một số nước mà em biết, Việt Nam đã học hỏi các nước khác những gì 
Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................
TƯ LIỆU THAM KHẢO
ông Vũ Ngọc Linh đến từ TP. Hồ Chí Minh với thành tích 65 lần hiến máu, bà Kiều Thị Lệ Hoa đến từ Tây Ninh với 50 lần tham gia hiến máu

File đính kèm:

  • docbai 7 lop 8.doc