Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tuần 1 đến 4

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

- Qua bài, học sinh cần:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là trung thực.

- Hiểu được một số biểu hiện của tính trung thực.

- Nêu được ý nghĩa của sống trung thực.

2. Kĩ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực.

- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hàng ngày.

3. Thái độ:

- Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực; phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống.

4. Năng lực - phẩm chất.

- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.

- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

1. Giáo viên:

- SGK + SGV. TLTK, bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập, tấm gương sống trung thực.

- Tình huống, những câu chuyện. liên quan.

2. Học sinh: - SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo.

- Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: hoạt động nhóm, gợi mở vấn đáp gợi mở, sắm vai, LTTH, trò chơi.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động :

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ:

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tuần 1 đến 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :19 /8/ Ngày dạy : 27 /8/ 
 Tuần 1. Tiết 1 . Bài 1. SỐNG GIẢN DỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 
- Qua bài, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là sống giản dị.
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
3. Thái độ:
- Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
4. Năng lực - phẩm chất.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- SGK + SGV. TLTK. Bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập, tranh ảnh về Bác Hồ.
- Tình huống, những câu chuyện... liên quan.
2. Học sinh: - SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo.
- Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: hoạt động nhóm, vấn đáp gợi mở, sắm vai, LTTH, trò chơi.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động :
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sách vở, đồ dùng của hs
* Vào bài mới: Gv đưa ra một số tình huống: HS tô son đến lớp, hs mặc đồng phục đến lớp.... HS nhận xét. GV dẫn dắt vào bài mới. 
 Giản dị là đức tính quý giá của mỗi người, mỗi chúng ta cần sống trong sạch, giản dị để góp phần xây dựng đất nước. Vậy giản dị là gì ? Vì sao phải sống giản dị ? 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
* HĐ 1: Truyện đọc.
- PP: Đọc diễn cảm, vấn đáp, DH nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, TL nhóm.
- Gọi HS đọc diễn cảm truyện. 
* TL nhóm: 4 nhóm ( 4 phút).
1. Chi tiết nào nói về trang phục, tác phong và lời nói của Bác ? 
2. Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong, lời nói của Bác qua truyện? 
- Đại diện HS TL.
- HS khác NX, bổ sung.
- GV NX, chốt KT.
? Em thấy Bác Hồ có lối sống ntn ?
? Hãy tìm thêm ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác?
? Em học được điều gì từ Bác?
 * HĐ 2: Nội dung bài học.
- PP: vấn đáp, LTTH, trực quan, trò chơi.
- KT: đặt câu hỏi, t/c trò chơi.
? Em hiểu thế nào là sống giản dị?
? Hãy kể tấm gương sống giản dị ở trường, lớp và ngoài xã hội mà em biết ?
- Y/C HS q.s tranh sgk.
? Bức tranh nào là biểu hiện của tính giản dị? Vì sao?
? Nêu biểu hiện của sống giản dị là gì ?
- GV chốt NDBH 1. 
? Kể những việc làm của em biểu hiện của sống giản dị ?
? Tìm những hành vi trái với giản dị?
* Trò chơi tiếp sức: 
? Tìm ca dao, tục ngữ... hành vi b/h của lối sống giản dị ?
? Sống giản dị đem lại lợi ích gì cho mỗi chúng ta? 
- GV chốt NDBH 2.
? Em cần làm gì để rèn luyện tính giản dị?
1. Truyện đọc:
Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập
- Trang phục: đội mủ vải ngả màu và di dép cao su.
- Tác phong: Cười đôn hậu, vẫy tay chào mọi người. Thân mật như người cha đối với con.
- Lời nói: đơn giản “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”
-> Ăn mặc đơn giản, không cầu kỳ, chân thành, cởi mở, không hình thức, lời nói dể hiểu, thân mật với mọi người.
 Sống giản dị 
- Hằng ngày Bác chỉ ăn những món ăn đạm bạc: dưa muối, măng rừng
- Sống giản dị, tiết kiệm.
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm.
- Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
- VD: Bạn Hoa nhà rất giàu nhưng đến trường bạn vẫn ăn mặc gọn gàng trang phục của học sinh.
* Bài 1 (SGK)
- Bức tranh 3: Thể hiện tính giản dị của HS khi đến trường.
- Vì trang phục của HS đúng chuẩn mực khi đến trường.
2. Biểu hiện: 
- Không xa hoa, không lãng phí, 
- Không cầu kì, kiểu cách.
- Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
* NDBH 1 (sgk).
- VD: Tiền mừng tuổi tiết kiệm để mua sách vở, không mua quà ăn vặt...
* Trái với giản dị :
- Xa hoa, lãng phí: ăn uống linh đình khi có cưới hỏi.
- Cầu kỳ, kiểu cách: HS đánh phấn son, ăn mặc váy ngắn ... đến trường.
- Qua loa, tuỳ tiện, nói năng bộc lốc, trống không...
VD: 
- Nhà có điều kiện, Mai mang những bộ quần , 
áo lành cho các em hộ nghèo.
3. Ý nghĩa:
- Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người.
- Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, cảm thông, giúp đỡ.
* NDBH 2 (sgk).
4. Rèn luyện.
- Sống tiết kiệm.
- Ăn uống điều độ, không lãng phí.
- Nói năng nhẹ nhàng.
3. Hoạt động luyện tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt.
- PP: vấn đáp, LTTH, sắm vai.
- KT: đặt câu hỏi, t/c sắm vai, động não.
* TL cặp đôi: 3 phút.
? Hành vi nào thể hiện đức tính giản dị ? Vì sao?
- Đại diện HS TB - HS khác NX, b/s
- GV NX, chốt KT.
? Hãy nêu ý kiến của em về việc làm sau: “Sinh nhật lần thứ 12 của Hoa được tổ chức rất linh đình”.
- Sắm vai diễn tình huống trên?
- HS lên diễn - HS khác NX, bổ sung.
- GV NX.
* Bài 2.
- Biểu hiện giản dị: 2,5
* Bài 3.
- Việc làm của Hoa xa hoa, lãng phí, không phù hợp với điều kiện của bản thân.
4. Hoạt động vận dụng.
? Khi thấy các bạn trong lớp, trong trường sống không giản dị, em sẽ làm gì? 
? Kể những việc làm trong gia đình của em thể hiện sự giản dị ?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng. 
* Tìm tục ngữ, ca dao, tấm gương  nói về đức tính giản dị. 
* Hoàn thành các bài tập sgk. Học thuộc nội dung bài học.
* Chuẩn bị bài: Trung thực.
- Tìm hiểu thế nào là trung thực, ý nghĩa.
- Tìm tấm gương, tài liệu sống trung thực 
Ngày soạn : /8/ Ngày dạy : / 9 / 
Tuần 2. Tiết 2. Bài 2.
TRUNG THỰC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Qua bài, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là trung thực.
- Hiểu được một số biểu hiện của tính trung thực.
- Nêu được ý nghĩa của sống trung thực.
2. Kĩ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực.
- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hàng ngày.
3. Thái độ:
- Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực; phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống.
4. Năng lực - phẩm chất.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Giáo viên:
- SGK + SGV. TLTK, bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập, tấm gương sống trung thực.
- Tình huống, những câu chuyện... liên quan.
2. Học sinh: - SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo.
- Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: hoạt động nhóm, gợi mở vấn đáp gợi mở, sắm vai, LTTH, trò chơi.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động :
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ: 
? Giản dị là gì? Lấy ví dụ về lối sống giản dị của những người sống chung quanh em?
? Vì sao phải sống giản dị?
* Vào bài mới: Gv đưa ra một số tình huống: Em sẽ làm gì khi nhặt được bút của bạn...?
- HS TL – GV dẫn vào bài mới. 
 Trong cuộc sống, trung thực là phẩm chất đáng quý, đem lại lợi ích cho mỗi chúng ta. Vậy trung thực là gì? Ý nghĩa của trung thực... Ta vào bài hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt 
* HĐ 1: Truyện đọc.
- PP: Đọc diễn cảm, vấn đáp, DH nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, TL nhóm.
 Gọi hs đọc truyện
? Tìm chi tiết nói lên việc Bra - man - tơ đã đối xử với Mi - ken - lăng- giơ ?
? Vì sao Bra - man - tơ có thái độ như vậy?
? Mi - ken - lăng- giơ đã có thái độ như thế nào?
? Vì sao Mi -ken - lăng- giơ lại xử sự như vậy?
? Theo em, ông Mi-ken là người như thế nào?
? Phẩm chất đẹp đẽ nào của Mi-ken-lăng-giơ đáng học tập ?
* HĐ 2: Nội dung bài học.
- PP: vấn đáp, DH nhóm, LTTH.
- KT: đặt câu hỏi, TL nhóm.
? Thế nào là trung thực ?
? Kể những tấm gương sống trung thực ?
* Bài tập nhanh.
 ? Trong những hành vi sau hành vi nào trung thực, hv nào không trung thực ? Vì sao?
1, Trọng trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn.
2, Giờ kiểm tra bài cũ, Nhung vờ đau bụng xin ra ngoài.
3, Tú xin tiền học để nộp theo quy định.
4, Ngủ dậy muộn đi học trễ, Nam đã xin lỗi cô giáo.
* TL nhóm: 4 nhóm (3 phút)
1. Tìm những biểu hiện trung thực trong học tập? 
2. Tìm những biểu hiện trung thực trong quan hệ với mọi người? 
- Đại diện HS TL – HS khác NX.
- GV NX, chốt KT.
? Trung thực được biểu hiện ntn?
* Lưu ý: Một số trường hợp không nói đúng sự thật nhưng vẫn là trung thực: VD như bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bác sĩ không nói sự thật.
? Tìm những biểu hiện của hành vi trái với trung thực?
? Ý nghĩa của trung thực?
? Tìm tục ngữ, ca dao, danh ngôn về trung thực ?
I. Truyện đọc.
- Không ưa thích, kình địch, làm giảm danh tiếng, hại sự nghiệp của ông.
- Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nối tiếp lấn át mình.
- Công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là người vĩ đại.
- Ông thẳng thắn và tôn trọng sự thật
đánh giá đúng sự việc.
-> Ông là người trung thực, tôn trọng chân lý, công minh chính trực.
- Trung thực, tôn trong ngời khác.
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm:
- Trung thực là tôn trong sự thật tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lý.
- VD: Cường đi chơi mà không xin phép mẹ, về nhà em đã thành thật nhận lỗi với bố mẹ.
* Đáp án:
- HV biểu hiện trung thực: 3,4. Vì đây là những việc làm thành thật.
- HV biểu hiện không trung thực: 1,2. Vì đây là những việc làm dối trá.
2. Biểu hiện:
- Trong học tập : Ngay thẳng, không gian dối, không quay cóp....
 - Trong quan hệ với mọi người : không nói xấu, lừa dối...
- Ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi.
- Nói dối bố mẹ, ông bà, mọi người.
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
3. Ý nghĩa: 
- Nâng cao phẩm giá, mọi người tin yêu kính trọng.
- Ví dụ:
 “ Cây ngay không sợ chết đứng”
(Sống ngay thẳng trung thực không sợ kẻ xấu không sợ thất bại) 
- Thật thà là cha quỷ quỏi.
3. Hoạt động luyện tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- PP: vấn đáp, sắm vai, LTTH.
- KT: đặt câu hỏi, TL nhóm, t/c sắm vai.
- Đọc bài tập a, sgk tr/8.
? Lựa chọn hv em cho là biểu hiện của trung thực?
* Sắm vai.
- Tình huống: Trên đường đi học về, Hà nhặt được chiếc ví .
? Nếu là Hà, em sẽ làm gì? Sắm vai t/hiện.
- HS lên diễn – HS khác NX, bổ sung.
- GV NX, chốt.
* Bài tập a.
- Hành vi: 4,5,6.
* Bài tập bổ sung.
- Đến cơ quan công an gần nhất báo cáo để trả lại cho người mất.
4. Hoạt động vận dụng.
? Thấy bạn lấy cắp sách vở, đồ dùng học tập của các bạn khác, em sẽ làm gì?
? Kể những việc em đã làm thể tính trung thực đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng. 
* Sưu tầm danh ngôn, ca dao, tục ngữ... nói về trung thực.
* Học thuộc nội dung bài học
- Hoàn thành các bài tập sgk.
* Chuẩn bị bài: Tự trọng.
+ Đọc truyện đọc và chuẩn bị bài mới.
+ Tìm tài liệu có liên quan.
Ngày soạn: 8 /9 / Ngày dạy: 16/ 9 / 
Tuần 4. Tiết 3. Bài 3. 
TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Qua bài, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tự trọng.
- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.
- Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.
2. Kĩ năng:
- Biết thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ xã hội.
- Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng.
3. Thái độ:
- Tự trọng; không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.
4. Năng lực - phẩm chất.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- SGK + SGV. TLTK. Bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập.
- Tình huống, những câu chuyện... liên quan.
2. Học sinh: - SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo.
- Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: hoạt động nhóm, gợi mở vấn đáp gợi mở, sắm vai, LTTH, trò chơi.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động :
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là trung thực? Ý nghĩa? Lấy ví dụ?
? Nêu một số biểu hiện của người thiếu trung thực? 
* Vào bài mới: HS lên thể hiện tình huống: Anh Bình gia đình nghèo, bị bạn bè rủ đi ăn trộm .... HS nhận xét. GV dẫn dắt vào bài mới. 
 Tự trọng là đức tính quý giá của mỗi người, mỗi chúng ta cần sống trung thực để giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* HĐ 1: Truyện đọc.
- PP: Đọc diễn cảm, vấn đáp, DH nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, TL nhóm.
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai.
? Nêu vài nét về cậu bé Rô-be?
* TL nhóm: 6nhóm (4 phút).
? Rô-be có hành động nào khi khách đưa cho em đồng tiền vàng?
? Rô-be gặp điều gì trong lúc đi đổi tiền? Cậu đã nhờ em trai làm gì?
? Vì sao Rô - be lại nhờ em mình trả lại tiền cho người mua diêm?
- ĐD HS TL - HS khác NX, B/S.
- GV NX, chốt KT.
? Hành động của cậu bé đã tác động ntn đến tình cảm của tác giả?
? Từ đó, em có nhận xét gì về hành động của Rô-be ?
? Qua câu chuyện, em học tập được điều gì ?
* HĐ 2: Nội dung bài học.
- PP: vấn đáp, DH nhóm, LTTH.
- KT: đặt câu hỏi, TL nhóm.
? Em hiểu thế nào là tự trọng?
* TL nhóm nhỏ: cặp đôi (3 phút).
? Hành vi nào thể hiện tính tự trọng? Vì sao?
- ĐD HS TL - HS khác NX, B/S.
- GV NX, chốt KT.
? Tìm những hành vi biểu hiện tính tự trọng trong thực tế ( học tập, lao động, cuộc sống hằng ngày)?
? Tìm những hành vi trái với tự trọng trong thực tế?
? Biểu hiện của tự trọng?
- GV chốt lại NDBH 1.
* Sắm vai: Tình huống Bác A vay tiền của bác B, hứa sẽ trả nhưng lấn lứa mãi không trả.
? Xử lí TH trên bằng cách sắm vai.
- ĐD HS diễn- HS khác NX, b/s.
- GV NX, cho điểm.
? Tự trọng mang lại lợi ích gì đối với cá nhân, gia đình , xã hội?
- GV chốt lại NDBH 2.
1. Truyện đọc.
 Một tâm hồn cao thượng
- Rô-be là em bé gầy gò, xanh xao, mồ côi nghèo khổ, đi bán diêm.
- Cầm đồng tiền vàng hứa đổi lấy tiền và trả lại cho khách.
- Em bị xe chẹt và bị thương nặng khó có thể qua nổi.
- Nhờ em mình trả lại tiền thừa cho khách.
- Em muốn giữ đúng lời hứa
- Không muốn người khác nghi ngờ mình.
- Không muốn bị coi thường, danh dự bị xúc phạm...
- Cảm động, thương xót, khâm phục.
-> Có ý thức trách nhiệm cao giữ đúng lời hứa, coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình, cư xử đàng hoàng, đúng mực...
- Tâm hồn cao thượng
=> Tự trọng.
- Giữ đúng lời hứa, trung thực, thật thà
2. Nội dung bài học.
a. Khái niệm.
 Là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.
* Bài tập a (sgk/11-12):
- Đáp án: 1, 2, 3.
-> Đây là những hv thể hiện sự trung thực, giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình.
b. Biểu hiện.
- Tự trọng: Không quay cóp, dũng cảm nhận lỗi, kính trọng thầy cô, nói năng lich sự, hoàn thành công việc được giao...
- Trái với tự trọng: Sai hẹn, sống buông thả, coi thường người khác, không biết xấu hổ...
-> Cư xử đoàng hoàng đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình. 
* NDBH 1 (sgk/11)
c. Ý nghĩa.
- Là phẩm chất đạo đức cao quý của con người.
- Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ.
- Nâng cao phẩm giá uy tín cá nhân ....
- Gia đình hạnh phúc, xã hội lành mạnh, mqh tốt đẹp.
* NDBH 2 (sgk/11).
3. Hoạt động luyện tập.
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung cần đạt
- PP: vấn đáp, kể chuyện, LTTH, trò chơi.
- KT: đặt câu hỏi, t/c trò chơi.
* Trò chơi ai nhanh hơn.
? Tìm ca dao, tục ngữ... về lòng tự trọng ?
- ĐD HS TG - HS khác NX, b/s.
- GV NX, tuyên dương.
? Mỗi chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính trung thực?
? Kể tấm gương em biết sống tự trọng?
* Bài tập d (sgk/12)
- Chết vinh còn hơn sống nhục.
 - Nói lời phải giữ lấy lời
 Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
d. Rèn luyện.
- Sống trung thực, thật thà.
- Giữ lời hứa.
- Không trộm cắp
* Bài tập d (sgk/12)
VD: câu chuyện bà lão bán rau...
4. Hoạt động vận dung.
? Em đã có những việc làm nào thể hiện lòng tự trọng đối với bạn bè, người thân?
? Viết 1 đoạn văn về việc em làm thể hiện lòng tự trọng?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng. 
* Sưu tầm danh ngôn, ca dao, tục ngữ... nói về trung thực.
* Học thuộc nội dung bài học. Làm bài tập sgk.
* Chuẩn bị bài “ Yêu thương con người”.
+ Đọc trước bài. Trả lời câu hỏi sgk.
+ Tìm câu chuyện chuyện, tục ngữ, ca dao... về yêu thương con người.

File đính kèm:

  • docGDCD 6 MAU MOI_12708282.doc