Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 30: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 2)
* HĐ 1: Tìm hiểu thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
-Thảo luận tình huống: anh A muốn theo đạo Thiên Chúa, nhưng gia đình anh phản đối, cha mẹ anh bảo, nếu anh không nghe lời sẽ từ anh. Theo em, cha mẹ anh A làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
-Giáo viên cho học sinh đọc điều 70 Hiến pháp năm 1992 để trả lời
-Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
HĐ2 : tìm hiểu một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
-Pháp luật cho phép công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, như vậy chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác? ( tôn trọng )
Ngày soạn: Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG Tuần 30 Ngày dạy: VÀ TÔN GIÁO Tiết 2 Tiết 30 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo & quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo - Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta. -Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo - Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 2 Kỹ năng: -Biết phát hiện & báo cáo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu 3.Thái độ - Tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng & tôn giáo của người khác. - Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan & các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng & tôn giáo. *Kĩ năng sống: Kĩ năng phân tích, so sánh Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin Kĩ năng tư duy phê phán Kĩ năng kiên định, tự tin, biết từ chối - GDQP&AN: Nêu ví dụ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (t2) 4. Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên Học sinh SGK – SGV Tình huống đạo đức. BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2009: điều 87 Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 Tìm hiểu một số tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương em III. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Kiểm tra bài cũ: -Khái niệm: tín ngưỡng, tôn giáo? Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta? -Thế nào là mê tín dị đoan? Ví dụ? Có phải người có đạo cũng là người có tín ngưỡng hay không? - Dẫn vào bài mới::Giáo viên nhắc lại bài cũ để vào bài mới B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KT Hoạt động của thầy và trò Nội dung * HĐ 1: Tìm hiểu thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? -Thảo luận tình huống: anh A muốn theo đạo Thiên Chúa, nhưng gia đình anh phản đối, cha mẹ anh bảo, nếu anh không nghe lời sẽ từ anh. Theo em, cha mẹ anh A làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao? -Giáo viên cho học sinh đọc điều 70 Hiến pháp năm 1992 để trả lời -Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? HĐ2 : tìm hiểu một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: -Pháp luật cho phép công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, như vậy chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác? ( tôn trọng ) -Cho học sinh đọc điều 129 Bộ luật Hình sự năm 2009 -Giáo viên liên hệ việc tụ tập trước cổng chùa để xin ăn, buôn bán, thậm chí là bán thịt thú rừng; chen lấn, xô đẩy, leo trèo để xin ấn ở đền Trần. Cho học sinh nhận xét những hành vi trên? ( thiếu tôn trọng nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo ) -Đối với nơi thờ tự của các tôn giáo: đền, chùa, miếu, thánh thất mọi người khi đến đó phải như thế nào? ( tôn trọng ) -Giáo viên kết luận: -Giáo viên cho học sinh chú ý và câu: “Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật” trích điều 70 Hiến pháp 1992 -Cho học sinh giải quyết tình huống: Ông A theo đạo Phật, ông thường nói với mọi người rằng: “Đạo Phật là tôn giáo truyền thống của người Việt nên đạo Phật là đạo đứng đầu ở Việt Nam, các tôn giáo khác không thế sánh bằng”. Em có đồng tình với những lời nói của ông A không? Vì sao? - GDQP&AN: Nêu ví dụ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo -Công dân không được có những hành vi nào? Giáo viên liên hệ tà đạo Thanh Hải vô thượng sư, tà đạo “Hai chỉ”, giả dạng nhà sư. Nhận xét về hành vi trên? - Pháp luật nghiêm cấm điều gì khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? 3. Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của công dân có thể theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở. 4. Một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: -Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác như tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo. -Không được gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa người không có tôn giáo với người tôn giáo -Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái PL và chính sách của Nhà nước. C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP: ? Những hiện tượng sau có phải là mê tín không? Vì sao? a) Trước khi đi thi hoặc làm kiểm tra học sinh: - Đi lễ để đạt điểm cao - Không ăn trứng, xôi đỗ đen, chuối. - Sợ gặp phụ nữ - Bố, anh trai ra đón ngõ - Đ D HS TB – HS khác NX, B/S. - GV NX, chốt KT. b) Một số ngày kiêng kị - Mùng năm 14, 23 - Đi buôn cũng lỗ nữa là đi chơi - Chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: Giáo viên nhắc lại điều 23, Hiến pháp 2013 và trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. ? Kể những việc làm của em hoặc mọi người xung quanh xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác? Từ đó rút ra bài học cho mình? E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG: * Tiếp tục tìm hiểu về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. -Làm bài tập c/sgk 53,54 -Học bài -Chuẩn bị phần tiếp theo bài 17: NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM: tìm hiểu bộ máy nhà nước cấp xã/ phường/ thị trấn nơi em ở Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................... TƯ LIỆU THAM KHẢO Tỉnh Đắk Lắk vừa xóa bỏ tà đạo Thanh Hải Vô Thượng Sư ở Đắk Lắk: Thanh Hải Vô Thượng Sư là cái tên mà Đặng Thị Trinh, năm nay 61 tuổi, hiện cư trú ở Mỹ, tự đặt cho mình và lấy luôn làm tên cho cái tà đạo mà thị lập ra năm 1989, tại Đài Loan .Vừa qua, tà đạo này đã lôi kéo được không ít người nhẹ dạ, dễ tin và mê muội ở Đắk Nông. Cuộc sống các hộ dân đi theo này đã bị đảo lộn vì phải thường tập trung để cộng tu vào lúc 1-2h sáng, bị buộc từ bỏ các phong tục, tập quán truyền thống, không thờ cúng tổ tiên, không chăn nuôi gia súc, gia cầm Chính vì những quy định quái gở đó mà trong một số gia đình theo cái tà đạo này đã xảy ra cảnh mâu thuẫn, xích mích giữa vợ chồng, cha con. Tình đoàn kết, tương trợ trong thôn xóm cũng bị rạn nứt. BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2009 Điều 87. Tội phá hoại chính sách đoàn kết 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm: c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội; 2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Điều 129. Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân 1. Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Điều 247. Tội hành nghề mê tín, dị đoan 1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. PHÁP LỆNH VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO NĂM 2004 1. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. 2. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng, bao gồm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ và những cơ sở tương tự khác. Điều 8 1. Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. 2. Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
File đính kèm:
- bai 16_2.doc