Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 21: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam (Tiết 1)

Họat động 1:phân tích truyện đọc

-Gọi học sinh đọc truyện

-Nguyên nhân Thái đi vào con đường phạm tội? (cha mẹ li hôn, bỏ con cho bà nuôi).

-Thái đã vi phạm PL những tội gì? (ăn cắp, cướp giật).

-Thái đã không được hưởng những quyền gì so với các bạn cùng lứa tuổi? ( được nuôi dưỡng;được học tập; được sống chung với cha mẹ; được bảo vệ thân thể, tính mạng)

-Việc đó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của Thái như thế nào? (hư hỏng, trở thành người xấu).

-Qua phần truyện đọc, em biết được trẻ em có quyền được hưởng những quyền gì? ( được nuôi dưỡng, được học tập; được sống chung với cha mẹ; được bảo vệ thân thể, tính mạng)

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 21: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Bài 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC Tuần 21
Ngày dạy:	 CỦA TRẺ EM VIỆT NAM Tiết 1	 Tiết 21
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường & XH.
- Nêu được trách nhiệm của gia đình, Nhà nước & XH trong việc chăm sóc & giáo dục trẻ em.
2 Kỹ năng: 
- Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- Biết xử lý các tình huống có thể có liên quan đến quyền & bổn phận của trẻ em.
- Biết thực hiện tốt quyền & bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện
3.Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè.
*Kĩ năng sống:
Kĩ năng tư duy phê phán
Kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng ra quyết định
Kĩ năng kiên định; kĩ năng ứng phó, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên
Học sinh
-Sách giáo khoa GDCD lớp 7
-Các hành vi xâm phạm quyền trẻ em nổi bật trong cuộc sống
-Trích luật Bảo bệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam năm 2004: các quyền cơ bản của trẻ em
Xem lại bài Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em
III. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là làm việc có KH? Nêu một số biểu hiện sống và làm việc có KH?
-Vì sao phải sống và làm việc có KH? Tìm ca dao, tục ngữ nói về sống và làm việc có kế hoạch?
- Dẫn vào bài mới:: Giáo viên liên hệ các nhóm quyền học sinh đã học ở lớp 6: nhóm quyền sống còn, nhóm quyền được bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia, từ đó dẫn vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Họat động 1:phân tích truyện đọc
-Gọi học sinh đọc truyện
-Nguyên nhân Thái đi vào con đường phạm tội? (cha mẹ li hôn, bỏ con cho bà nuôi).
-Thái đã vi phạm PL những tội gì? (ăn cắp, cướp giật).
-Thái đã không được hưởng những quyền gì so với các bạn cùng lứa tuổi? ( được nuôi dưỡng;được học tập; được sống chung với cha mẹ; được bảo vệ thân thể, tính mạng)
-Việc đó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của Thái như thế nào? (hư hỏng, trở thành người xấu).
-Qua phần truyện đọc, em biết được trẻ em có quyền được hưởng những quyền gì? ( được nuôi dưỡng, được học tập; được sống chung với cha mẹ; được bảo vệ thân thể, tính mạng)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Họat động 2: tìm hiểu một số quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam:
-Cho HS quan sát các tranh trang 39, yêu cầu HS mô tả nội dung tranh và cho biết trong bức tranh đề cập đến quyền nào của trẻ em?
B1: Trẻ em được chăm sóc sức khoẻ.
B2: Trẻ em được nuôi dưỡng 
B3: Trẻ em được làm giấy khai sinh.
B3: Trẻ em được đi học.
B5: Trẻ em được vui chơi giải trí.
-Giáo viên cho hs liệt kê các quyền vừa được tìm hiểu: Trẻ em được chăm sóc sức khoẻ, được nuôi dưỡng, được vui chơi giải trí, được học tập, được làm giấy khai sinh, được sống chung với cha mẹ, được bảo vệ thân thể và tính mạng
-Giáo viên cho học sinh đọc trích luật Bảo bệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam năm 2004: các quyền cơ bản của trẻ em điều 11-20
-Giáo viên hướng dẫn học sinh chốt lại 10 quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam:
1.Một số quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam được quy định trong luật Bảo bệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam năm 2004 :
Quyền được khai sinh và có quốc tịch
Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Quyền sống chung với cha mẹ
Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự
Quyền được chăm sóc sức khoẻ
Quyền được học tập
Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
Quyền được phát triển năng khiếu 
Quyền có tài sản
Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Họat động 3: liên hệ thực tế( Tài liệu tham khảo)
-Giáo viên liên hệ thực tế qua các vụ án:, vụ bảo mẫu hành hạ trẻ....cho học sinh nhận xét các hành vi trên
C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP:
Tình huống: Trên đường đi học về ngang chợ: An, Hoà, Thắng thấy bà bán nước đang xua đuổi 1 em bé tật nguyền ăn xin. An kịp thời can ngăn và cho em năm nghìn đồng. Hoà chờ An và mắng: "Mày dở hơi à, bỗng dưng mất tiền ăn quà" . Còn Thắng đó đi từ lúc nào như không có chuyện gì xảy ra"
? ý kiến của em về hành vi của 3 bạn An, Hoà, Thắng?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
? Em hãy kể những việc làm của bố mẹ...trong gia đình bảo vệ quyền trẻ em cho các bạn lớp mình nghe.
? Kể những hành vi xâm phạm quyền trẻ em và nêu cách giải quyết?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
- Đọc luật chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội em sẽ làm gì?
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
-Học bài
-Chuẩn bị phần tiếp theo bài 13. QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC
CỦA TRẺ EM VIỆT NAM:
Nêu những bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường, xã hội?
Gia đình, Nhà nước đã có những việc làm gì cho trẻ em, kể ra?
Tìm một câu thơ, danh ngôn, tục ngữ, ca dao nói về trẻ em?
Rút kinh nghiệm:................................................................................................................................
TƯ LIỆU THAM KHẢO
I.Luật Bảo bệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam năm 2004
CHƯƠNG II
CÁC QUYỀN CƠ BẢN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM
Điều 11. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
1. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.
2. Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có 
thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, 
tinh thần và đạo đức. 
Điều 13. Quyền sống chung với cha mẹ
Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ.
Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi 
ích của trẻ em.
Điều 14. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và 
danh dự
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, 
thân thể, nhân phẩm và danh dự.
Điều 15. Quyền được chăm sóc sức khoẻ
1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám 
bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
Điều 16. Quyền được học tập
1. Trẻ em có quyền được học tập.
2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải 
trả học phí. 
Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, 
thể thao, du lịch
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, 
nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
Điều 18. Quyền được phát triển năng khiếu 
5
Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em 
đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. 
Điều 19. Quyền có tài sản
Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt 
động xã hội
1. Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của 
trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.
2. Trẻ em được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực 
của mình
II.Liên hệ thực tế: 
1. Bị chính mẹ đẻ đánh đập dã man
Bé Nguyễn Thị Như Ý (tỉnh Đồng Tháp) mới 9 tháng tuổi bị đánh đập dã man, gương mặt xanh xao, hai má sưng vù, bầm tím và còn in rõ vết hàm răng cắn. Trên ngực, tay, chân đầy vết bầm, lở loét....
Dư luận không khỏi bàng hoàng, đau xót khi biết thủ phạm gây ra vụ bạo hành này chính là mẹ đẻ của bé là Nguyễn Thị Xuân Lan. Công an tỉnh Đồng Tháp còn cho hay, bé Như Ý bị đánh “hội đồng” bởi mẹ đẻ, ông bà ngoại và “người tình” của mẹ là Lê Thành Tám (dùng điện thoại ghi hình). Vì mê tín dị đoan, họ cho rằng, “nếu để bé sống tới 12 tuổi sẽ đem đến tai họa cho cả gia đình”!?
Vụ án hành hạ bé 9 tháng tuổi này đã được khởi tố, sau đó, bé Như Ý được giao cho những người thân khác trong gia đình chăm sóc chu đáo.
2. “Hành xác” trẻ như thời trung cổ
Bé Hào Anh (Cà Mau) sinh năm 1996 bị vợ chồng Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm - chủ trại tôm giống Minh Đức ở ấp Phú Hiệp, xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi hành hạ dã man trong thời gian dài. Tham gia bạo hành còn có Lưu Văn Khánh, Lâm Lý Quỳnh là 2 người làm thuê cho vợ chồng Giang – Thơm.
Cơ thể Hào Anh chằng chịt những vết thương đỏ tấy, vết cũ chưa lành đã phải hứng chịu đòn đau mới. Kết quả giám định thương tật trên người Hào Anh là gần 67%.
Vụ ngược đãi bé Hào Anh đã gây lên làn sóng phản đối, bức xúc trong nhân dân. Không thể ngờ đôi vợ chồng vô nhân tính ấy đã lấy ổ khóa cửa đập vào mũi làm gãy sống mũi, dùng đôi đũa sắt chọc vào mắt phải, lấy búa đóng đinh đập thẳng tay vào đầu gối, dùng bàn ủi nóng ấn vào người, kìm bẻ răng, nung sắt nóng ấn vào bộ phận sinh dục mỗi khi Hào Anh làm việc chậm hoặc không vừa ý họ.
TAND tỉnh Cà Mau đã tuyên án phạt vợ chồng Giang – Thơm hai tội “cố ý gây thương tích” và “hành hạ người khác”, mỗi bị cáo 23 năm tù giam

File đính kèm:

  • docbai 13.doc