Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 13: Khoan dung

* HĐ 1: Phân tích truyện đọc và rút ra thế nào là khoan dung

-Em hiểu thế nào là khoan dung?

- Cho học sinh sắm vai truyện đọc. Lưu ý: cho học sinh dùng bút chì đánh dấu thái độ của Khôi và cô giáo

- Cho lớp thảo luận nhóm đôi câu a, b phần gợi ý. Chú ý cảm xúc của Khôi và cô giáo

- Chúng ta rút ra bài học gì từ câu chuyện này?(không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác, cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác - khoan dung)

-Nhận xét về cô giáo?

- Yêu cầu học sinh rút ra thế nào là người có lòng khoan dung?

-Thế nào là tôn trọng người khác? (Tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen, mọi sự khác biệt ở họ ) 1. Khái niệm:

 -Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ.

-Người khoan dung là người:

+ Luôn tôn trọng và thông cảm với người khác.

+ Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

-Tôn trọng người khác là:tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen, mọi sự khác biệt ở họ ; là thái độ công bằng, vô tư không định kiến hẹp hòi; không đối xử nghiệt ngã, gay gắt

-Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những việc sai trái và những người cố tình làm điều sai trái, cũng không phải là sự nhẫn nhục

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 13: Khoan dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Bài 8: KHOAN DUNG	 Tuần 13	
Ngày dạy:	 Tiết 13
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là khoan dung - Kể được một số biểu hiện của lòng dung.
- Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung (đối với cuộc sống của mỗi người & đối với XH)
2. Kỹ năng: - Kỹ năng kiến thức: Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh (biết kiềm chế bản thân, không đối xử thô bạo, chấp nhặt, biết thông cảm & nhường nhịn.
-Kỹ năng sống: Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, Kỹ năng tư duy phê phán
 - Kỹ năng giao tiếp/ ứng xử; kĩ năng thể hiện sự cảm thông/chia sẻ; kỹ năng kiểm soát cảm xúc
3. Thái độ: - Khoan dung độ lượng với mọi người. - Phê phán sự định kiến hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người. 
 -GDTTHCM: Học tập và làm theo tấm gương khoan dung của Bác Hồ
 4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên
Học sinh
Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 7
Tìm thêm một số câu thơ, ca dao hoặc tục ngữ nói về khoan dung
Tìm ca dao, tục ngữ nói về khoan dung
III. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là đoàn kết tương trợ? Liên hệ bản thân?
- Ý nghĩa? Tìm ca dao, tục ngữ nói về đoàn kết, tương trợ?
- Dẫn vào bài mới: -Giáo viên kể chuyện: Lê Lợi tha cho quân Minh thua trận trở về nước. Nhận xét việc làm của Lê Lợi
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ 1: Phân tích truyện đọc và rút ra thế nào là khoan dung
-Em hiểu thế nào là khoan dung?
- Cho học sinh sắm vai truyện đọc. Lưu ý: cho học sinh dùng bút chì đánh dấu thái độ của Khôi và cô giáo
- Cho lớp thảo luận nhóm đôi câu a, b phần gợi ý. Chú ý cảm xúc của Khôi và cô giáo
- Chúng ta rút ra bài học gì từ câu chuyện này?(không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác, cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác - khoan dung)
-Nhận xét về cô giáo?
- Yêu cầu học sinh rút ra thế nào là người có lòng khoan dung?
-Thế nào là tôn trọng người khác? (Tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen, mọi sự khác biệt ở họ)
1. Khái niệm:
 -Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ.
-Người khoan dung là người:
+ Luôn tôn trọng và thông cảm với người khác.
+ Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
-Tôn trọng người khác là:tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen, mọi sự khác biệt ở họ; là thái độ công bằng, vô tư không định kiến hẹp hòi; không đối xử nghiệt ngã, gay gắt
-Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những việc sai trái và những người cố tình làm điều sai trái, cũng không phải là sự nhẫn nhục
* HĐ 2: Cho học sinh làm bài tập để tìm biểu hiện của khoan dung.
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Gọi 2 học sinh lên bảng sắp xếp bài tập b/SGK.
+ Khoan dung: 1,3,5,7 
+ Không khoan dung: còn lại.
Yêu cầu học sinh giải thích các hành vi khoan dung và rút ra biểu hiện của tính khoan dung.
-Lưu ý: khoan dung không phải là thoả hiệp vô nguyên tắc với những quan điểm sai trái và những người cố tình làm điều sai trái(2), cũng không phải là nhẫn nhục, chịu đựng (ví dụ)
2.Biểu hiện:
Bỏ qua lỗi nhỏ của người khác
Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ
Công bằng, vô tư khi nhận xét người khác
Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi...
* HĐ 3:Tìm hiểu ý nghĩa của khoan dung.
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
-Kể cho học sinh nghe câu chuyện: Bác Hồ thăm trại tù binh: Sau Chiến dịch Biên giới, khi đi thăm trại tù binh, thấy một tù binh Pháp đang co ro vì rét, không ngần ngại, Bác cởi chiếc áo ấm của mình khoác lên người anh ta, người này đã khóc như một đứa trẻ trước hành động bất ngờ của Bác. Một lần khác, có một phi công Mỹ bị quân địa phương bắt làm tù binh, Bác bảo: “Tuy ta còn thiếu thốn, nhưng các chú cố gắng cho anh ta ăn uống tương đối, cư xử tử tế, nhân đạo để họ hiểu ta”
-Nhận xét việc làm của Bác?
-GDTTHCM: Bác thông cảm và tha thứ cho những người có lỗi lầm biết hối cải
-Nêu cảm xúc/tình cảm của em đối với Bác khi nghe xong câu chuyện?
- Người có lòng khoan dung sẽ nhận được những gì?
- Khoan dung là 1 phẩm chất như thế nào của con người?
 -Trong cuộc sống, nếu giữa con người với con người luôn có sự khoan dung, độ lượng cho nhau thì sẽ mang lại lợi ích gì?
3. Ý nghĩa:
*Đối với cá nhân:
-Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt.
-Là một đức tính quý báu của con người.
*Đối với xã hội:
Làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
* HĐ 4: Tìm hiểu cách rèn luyện lòng khoan dung.
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Cho học sinh lên bảng làm bài tập:
Để rèn luyện tính khoan dung ta phải làm gì?
Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.
Sống lặng lẽ, khép kín, xa cách.
Cư xử chân thành, rộng lượng.
Tôn trọng cá tính, sở tích, thói quen của người khác.
Biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác.
Đối xử nghiệt ngã, chấp nhặt, xét nét.
Luôn nghiêm khắc, có định kiến.
Cố gắng hiểu và thông cảm với người khác.
-Yêu cầu: học sinh rút ra cách rèn luyện tính khoan dung:
C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP:
Học sinh làm bài tập a, b, d/SGK. -Liên hệ bản thân các em
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần Hằng vô ý dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng. 
 Em hãy nx thái độ và hành vi của Lan ?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
Em sẽ làm gì để thể hiện mình là người có lòng khoan dung với bạn bè, người thân? Kể việc làm cụ thể của em?
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
-Học bài
-Chuẩn bị bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa:tìm những tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương
Rút kinh nghiệm:...........................................................................................................................
Bác gặp tù binh Pháp
Đồn Đông Khê bị đánh tan, trạm quân báo Đông Khê kết thúc nhiệm vụ. Tôi phân công các trinh sát viên đi theo các đơn vị chủ lực chuẩn bị chờ đánh binh đoàn Le Page (Lơ-pa) từ Thất Khê lên đón binh đoàn Charton (Sác-tông) bỏ Cao Bằng rút chạy.Tôi và hai đồng chí anh nuôi và liên lạc thu xếp gửi 5 thương binh nặng của địch cho đơn vị bộ đội địa phương để chờ trao trả, còn 15 tù binh đã khỏe theo chúng tôi về trại. Chúng tôi về Bộ chỉ huy nhận nhiệm vụ xuống trạm Thất Khê. Chúng tôi vừa mang vác tài liệu thu được của địch, vừa gồng gánh nồi niêu xoong chảo lại còn đèo bòng 15 “Ông Tây” to lớn thì quả là lúng túng.Đồng chí liên lạc hiến kế lột giầy, tất treo lên cổ tù binh là hắn hết chạy chốn dọc đường, thấy hợp lý là chúng tôi thực hiện ngay.Đoàn về qua Nà Lạn, gần Bộ chỉ huy chiến dịch Biên giới, Bác trông thấy một tù binh áo rách tả tơi, Bác bảo đồng chí phục vụ lấy một cái áo trong ba-lô đem ra cho.Sau đó Bác gọi đồng chí Cao Pha – Trưởng ban quân báo đến bảo: “Sao chú cho lột giày tù binh rồi treo lên cổ họ? Đối với người phương Tây, không có giầy dép họ đi lại rất khó khăn, khổ sở. Nếu sợ tù binh chạy trốn thì chí ít chú phải cho họ đi tất chứ!”.Qua chuyện này, tôi vô cùng ân hận vì Bác nhắc nhở rất đúng. Từ đó về sau tôi tự nhủ phải luôn sửa mình, sống cho nhân hậu với mọi người, kể cả họ là kẻ thù đã buông súng.

File đính kèm:

  • docBAI 8.doc
Giáo án liên quan