Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 30: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Tiết 1)

HĐ 1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC

GV: Em hiểu bảo hộ là gì?

- GV KL: bảo hộ là che chở và cho học xem tranh ảnh,.

Gv: Gọi hs đọc truyện.

Gv: Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nỡ?

 Vì ông Hùng đã chăng dây điện xung quanh thửa ruộng để làm bẫy diệt chuột. Ông Nở đã bị điện giật và chết rất oan uổng.

Gv: Hành vi của ông Hùng có phải cố ý không?. Vì sao?

 Hành vi của ông Hùng không phải là cố ý giết người, mà là chỉ để bẫy chuột.

Gv: Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?

 Chứng tỏ pháp luật rất nghiêm minh,sẽ trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm hại đến thân thể, tính mạng của người khác.

GV: Theo em đối với con người cái gì quý giá nhất ? Vì sao?

HS: TRả lời.

Tự rút ra kết luận: Đối với mỗi người thì thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là quý giá nhất. Mọi việc làm xâm phạm đến tính mạng, thân thể của người khác đều là phạm tội

GV: Giới thiệu Điều 93- Bộ luật Hình sự và cho học sinh xem ví dụ minh họa

- GDQP&AN: Ví dụ đơn giản về các quyền bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm đê học sinh dễ nhớ, dễ hiểu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 30: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 Baøi 16 QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ Tuần 30
Ngày dạy: 	 VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, Tiết 30
 DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (T1) 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người
2. Kĩ năng: Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình
3. Thái độ:Tôn trọng sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác; phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng. 
- GDKNS: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi xâm hại đến tính mạng, hân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của của người khác
- GDQP&AN: Ví dụ đơn giản về các quyền bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm đê học sinh dễ nhớ, dễ hiểu....
4. Định hướng phát triển năng lực.
 - Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV: Hiến pháp 1992 (HP 2013). Bộ luật hình sự 2015. Tranh ảnh .
2. HS: Học bài, chuẩn bị bài ở nhà
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-. Kiểm tra bài cũ: 
	- Trách nhiệm của gia đình như thế nào đối với quyền và nghĩa vụ học tập của con em mình?
- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục như thế nào? 
- Dẫn vào bài mới: Giáo viên sử dụng tình huống và cho học sinh xem đoạn clip bạo lực học đường để từ đó dẫn vào bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ 1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC 
GV: Em hiểu bảo hộ là gì?
- GV KL: bảo hộ là che chở và cho học xem tranh ảnh,...
Gv: Gọi hs đọc truyện.
Gv: Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nỡ?
 Vì ông Hùng đã chăng dây điện xung quanh thửa ruộng để làm bẫy diệt chuột. Ông Nở đã bị điện giật và chết rất oan uổng. 
Gv: Hành vi của ông Hùng có phải cố ý không?. Vì sao?
 Hành vi của ông Hùng không phải là cố ý giết người, mà là chỉ để bẫy chuột.
Gv: Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?
 Chứng tỏ pháp luật rất nghiêm minh,sẽ trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm hại đến thân thể, tính mạng của người khác.
GV: Theo em đối với con người cái gì quý giá nhất ? Vì sao?
HS: TRả lời.
Tự rút ra kết luận: Đối với mỗi người thì thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là quý giá nhất. Mọi việc làm xâm phạm đến tính mạng, thân thể của người khác đều là phạm tội 
GV: Giới thiệu Điều 93- Bộ luật Hình sự và cho học sinh xem ví dụ minh họa 
- GDQP&AN: Ví dụ đơn giản về các quyền bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm đê học sinh dễ nhớ, dễ hiểu....
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Cho HS làm bài tập sau:
Bài tập: Những hành vi dưới đây hành vi nào xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
Hành vi
Xâm phạm
- Giết người.
- Tính mạng.
- Đánh người gây thương tích.
Thân thể,sức khoẻ.
- Vu khống, vu cáo, làm nhục.
- Danh dự, nhân phẩm.
HS: Trả lời
GV:Khi thân thể, tính mạng, danh dự bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì và làm như thế nào?
GV: Về thân thể của công dân, pháp luật nước ta quy định gì?
Hs: Trả lời 
Gv giới thiệu Những ai có quyền bắt giữ giam người : (TAND, VKSND, Trưởng công an Huyện trở lên, Chủ tịch UBND xã...)
GV:Chúng ta sẽ tìm hiểu những quy định của pháp luật nước ta về quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Giới thiệu điều 20 – khoản 1 của HP 2013
Gv: Giới thiệu các điều: 123 của bộ luật HS 2015
GV KL và rút ra bài học :
GV: Cho HS sắm vai Tình huống:
Trong tiết kiểm tra GDCD,Nam thấy Hùng giở tài liệu đã đứng dậy thưa cô giáo về hành vi của Hùng.Hùng tức lắm,hôm đó đi học về Hùng đã đánh Nam một trận 
? Việc làm của Hùng là đúng hay sai? Vì sao?
? Nếu em là Hùng, em có xử sự như vậy không?Vì sao? 
Hs: Trả lời
GV: Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, pháp luật nước ta quy định gì?
Thảo luận tình huống sau:
“Sơn và Thuỷ là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau.Một hôm,Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua.Tìm mãi không thấy, Sơn đổ tội cho Thuỷ lấy cắp.Thuỷ và Sơn to tiếng,tức quá Thuỷ đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi”.
N1: Nhận xét cách ứng xử của hai bạn
-Sơn sai.Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Thủy ăn trộm.Như vậy là Sơn đã xâm phạm đến danh dự,nhân phẩm của Thủy.
- Thủy sai.Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu mũi.Như vậy,Thủy đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Sơn,làm ảnh hưởng đến sức khỏe của Sơn.
N 2: Nếu là một trong hai bạn,em sẽ xử sự như thế nào?
Bình tĩnh báo lại sự việc với GVCN để giải quyết
N 3:Nếu là bạn cùng lớp của Sơn và Thuỷ thì em sẽ làm gì?
Can ngăn 2 bạn hoặc đi báo với GVCN.
N 4:Hậu quả mà hai bạn phải gánh chịu là gì?
- 2 bạn sẽ bị đưa lên phòng Hội đồng kỷ luật.
GDQP&AN: Em hãy nêu một vài ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người mà em đã chứng kiến ?
GV:Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?
HS trả lời
-GV nhận xét và kết luận cho HS xem tranh ảnh minh họa 
Gv: Giới thiệu các điều: 157,155, 134, 122,123 của bộ luật HS 2015
I.Truyện đọc
II. Nội dung bài học:
1.Những quy định của pháp luật nước ta.
a)Về thân thể
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.
- Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. 
b)Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. 
- Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Gv: HD học sinh làm các bài tập -Bài tập 1:Những hành động nào sau đây xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người?
a/ Báo cho thầy, cô biết về việc bạn bỏ học đi chơi.
b/ Đánh bạn.
c/ Bênh vực bạn khi bạn bị bắt nạt.
d/ Vu oan cho người khác để trả thù.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Tình huống : Khu nhà anh Bắc ở liên tục bị mất trộm . Anh Bắc bị nghi là thủ phạm . Bảo vệ khu phố đã bắt anh Bắc và giam anh mặc dù chưa có quyết định bắt giam . 
- Theo em, việc làm đó của bảo vệ là đúng hay sai? Vì sao?
- GV kết luận:
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
- Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm ?
- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
Về nhà học bài, xem tiếp mục b trong SGK.
 - Công dân có trách nhiệm gì khi có được quyền này.
Tìm thêm những ví dụ về xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người mà em đã chứng kiến trong cuộc sống hằng ngày. Nêu cách ứng xử của mình trong trường hợp đó.
 - Xem trước bài tập c, d,đ SGK.
Rút kinh nghiệm: .........................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT30-GDCD 6.doc
Giáo án liên quan