Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 9, Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (Tiết 2)

4.Củng cố: - GV khái quát lại nội dung kiến thức trọng tâm.

Bài tập: Cho hình chữ nhật chiều dài 50cm, chiều rộng 20cm, người ta có thể tăng hoặc giảm chiều rộng theo 2 phía để giải thích sự biến đổi của hình học. Hỏi:

a. Lượng thay đổi của hình chữ nhật như thế nào?

b. Chất mới của hình chữ nhậtlà gì?

c. Xác định độ, điểm nút.

-GV: Hướng dẫn học sinh trả lời.

-HS: Trả lời.

-GV: Đưa ra đáp án

 a. Lượng thay đổi phụ thuộc vào chiều rộng từ 0-50cm.

 

 b, Chất mới của hình chử nhật

 + Hình vuông

 + Đường thẳng.

 c. Xác định. – 0 < độ < 50

 - Nút: 0 và 50.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 21557 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 9, Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	9	 NS:12/10/2014
Tiết:	9	 	 ND:14/10/2014
 Bài 5:
CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
 CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG(tiết 2)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
 Biết được mối quan hệ biện chứng giữ sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng.
2.Về kỹ năng: Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng , sự biến đổi của chất và lượng.
3.Về thái độ: Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống.
4.Trọng tâm kiến thức: Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại.
II.PHƯƠNG TIỆN ,PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương tiện: : SGK , SGV, giáo án, một số câu hỏi , mẫu chuyện tham khảo, 
2.Phương pháp: Kết hợp phương pháp đàm thoại, giải quyết vấn đề, thảo luận và động não. 
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm lượng và chất? Lấy ví dụ cụ thể?
3.Giảng bài mới: 
Cách thức phổ biến nhất của sự vật và hiện tượng là sự biến đổi dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất…Để hiểu vấn đề đó chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: “Cách thức vận động , phát triển của sự vật hiện tượng”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
 Hoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
- GV hướng dẫn HS phân tích, nhận xét sự phát triển của các sự vật hiện tượng.
Các VD:
- Nhận xét nước ở điều kiện thường, khi tăng t0 từ 00c -> 1000c sẽ biến đổi ntn ?
- Nhận xét quá trình học tập từ lớp 1 -> lớp 9 (hoặc học lực từ TB-khá).
- HS : Trả lời, 
- GV : Nhận xét, kết luận. 
* Ví dụ:
 tăng t0 đến 100o
- H2O (lỏng) ---------àbay hơi(khí)
 (4,9 (6,4 < điểm < 8,0…)
- Học lực: yếu –> TB -> Khá -> G
-GV: Quá trình biến đổi diễn ra như thế nào ?
-GV: Thế nào là độ ? điểm nút ?
-GV: Nêu sự khác nhau giữa quá trình biến đổi về lượng và quá trình biến đổi về chất.
-HS : Trả lời
- GV nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận. 
Hoạt động 2: Rút ra bài học thực tiễn.
-GV: Qua nội dung quy luật hãy rút ra bài học cho bản thân ?
-HS : Trả lời
- GV nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận. 
* Củng cố: Hướng dẫn học sinh nêu những câu thành ngữ, tục ngữ về mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất.
-GV: Muốn đạt kết quả tốt ta phải làm gì? 
-GV: Qua đó rút ra bài học gì ?
- HS động não trả lời (khuyến khích HS phát biểu).
- GV: Nhận xét, kết luận
3.Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
a)Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
* Nhận xét: Cách thức biển đổi của lượng.
- Lượng biến đổi trước.
- Sự biến đổi của các svht bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi của lượng.
- Lượng biến đổi dần dần chỉ khi nào vượt quá giới hạn của độ mới tạo ra biến đổi về chất.
* Độ: Là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm biến đổi về chất của sự vật hiện tượng.
* Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng.
b) Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng:
- Chất biến đổi sau
- Chất biến đổi nhanh chóng
- chất mới ra đời thay thế chất cũ. Khi chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó.
3- Bài học:
- Sự vật hiện tượng phát triển bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi của lượng.
- Lượng thay đổi dần chỉ khi nào vượt quá giới hạn của độ mới tạo ra biến đổi về chất.
- Muốn có sự phát triển phải có quá trình tích luỹ dần về lượng.
- Trong học tập và rèn luyện, phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ.
- Tránh tư tưởng nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn, hành động nửa vời, không triệt để thi không đem lại kết quả.
- Nâng cao nhận thức xã hội, 
phát triển nhân cách.
4.Củng cố: - GV khái quát lại nội dung kiến thức trọng tâm.
Bài tập: Cho hình chữ nhật chiều dài 50cm, chiều rộng 20cm, người ta có thể tăng hoặc giảm chiều rộng theo 2 phía để giải thích sự biến đổi của hình học. Hỏi:
Lượng thay đổi của hình chữ nhật như thế nào?
Chất mới của hình chữ nhậtlà gì?
Xác định độ, điểm nút.
-GV: Hướng dẫn học sinh trả lời.
-HS: Trả lời.
-GV: Đưa ra đáp án
	a. Lượng thay đổi phụ thuộc vào chiều rộng từ 0-50cm.
 b, Chất mới của hình chử nhật 
 + Hình vuông
 + Đường thẳng.
 	c. Xác định. – 0 < độ < 50 
 - Nút: 0 và 50.
 5.Hoạt động nối tiếp:
-GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi sgk 
- Đọc trước bài 6.
V.RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctuan 9.doc
Giáo án liên quan