Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (Tiết 1)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Bước 1. GV giao câu hỏi
1. Khi chúng ta tìm hiểu, quan sát thế giới xung quanh (các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội) chúng ta sẽ đạt được điều gì ? Các em hãy đưa ra các ví dụ cụ thể để chứng minh.
2. Sự hiểu biết và niềm tin của con người về một cái gì đó sẽ tác động đến con người như thế nào ? Vậy thế giới quan là gì ?
3. Những quan điểm và niềm tin của con người có thay đổi không ? Vì sao ?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ, tìm hiểu
- Bước 3: HS trả lời, nhận xét, bổ sung
Dự kiến trả lời:
1. Nhận thức được sự vật đó như thế nào .
HS đưa ra ví dụ.
2. Tác động đến tâm lý, hành động của con người.
TGQ: Cách quan sát, quan niệm về thế giới xung quanh.
3. Có thể thay đổi theo thời gian
- Bước 4. GV nhận xét và chốt ý.
*Sản phẩm mong đợi: HS biết được khái niệm thế giới quan
Giáo án Bài 1(tiết 1) – GDCD 10 - Đổi mới GD BÀI 1. THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG (Tiết 1) A. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Về kiến thức: - Học sinh nắm vững, trình bày được chức năng của Thế giới quan, Phương pháp luận của Triết học. - Học sinh trình bày, phân biệt được nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. 2. Về kỹ năng: * Kỹ năng bài học: - Học sinh nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc quan điểm duy tâm trong cuộc sống hàng ngày. - Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, trình bày ý kiến trước tập thể. * Giáo dục kĩ năng sống: Học sinh có tư duy phê phán, giải quyết vấn đề: Biết nhận xét đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm, biện chứng hoặc siêu hình. Tin vào vai trò tích cực của con người trong giới tự nhiên. Tự tin phát huy khả năng của mình để cải tạo tự nhiên xã hội. 3. Về thái độ: - Học sinh có ý thức trau dồi thế giới quan duy tâm triết học tiến bộ. - Giáo dục đạo đức: + Học sinh có TGQDV và PPL biện chứng trong nhận thức và hành vi, biết phê phán những quan điểm duy tâm, siêu hình. + Luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc sống. => TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG 4. Định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực: - Phẩm chất: + Rèn luyện phẩm chất học tập chăm chỉ, có trách nhiệm với công việc được giao. + Yêu mến thiên nhiên, môi trường và con người. - Năng lực: + Phát triển năng lực tự học để mở rộng kiến thức, năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề khi vận dụng kiến thức thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trong đời sống hàng ngày. + Phát triển ý thức tôn trọng quy luật tự nhiên. \B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng - Bảng biểu, bài tập tình huống liên quan đến bài học 2. Học sinh: - Đọc kỹ và tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa về các khái niệm cơ bản. - Sưu tầm ca dao tục ngữ, truyện ngụ ngôn thần thoại về duy tâm, duy vật... C. PHƯƠNG PHÁP - Các phương pháp đàm thoại, giảng giải, thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm - Kỹ thuật hỏi và trả lời. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG *Mục tiêu: - Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho học sinh. - Rèn tư duy nhận thức, phân tích các vấn đề. * Phương thức: - Phương pháp: Phát vấn. - Phương tiện: Đoạn thơ minh hoạ. - Hình thức: Cá nhân. * Tiến hành: - Buớc 1. GV đọc đoạn thơ: “Mẹ bảo em áo trắng Em thích màu áo xanh Mẹ bảo trời thanh thanh Em lại thấy nắng hồng” ? Nhân vật mẹ và em có suy nghĩ giống nhau về cùng một sự vật hiện tượng không? ? Nguyên nhân nào dẫn tới nhận thức của mẹ và em như thế? - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ, trả lời. Bước 3. GV gợi mở ? Các em có biết vì sao trong cuộc sống nhiều khi cùng đứng trước một vấn đề mà người ta lại có nhiều cách giải thích, giải quyết, ứng xử khác nhau hay không? Vì quan niệm của mỗi người về thế giới xung quanh( TGKQ) và cách tiếp cận của mỗi người về thế giới đó( PPL) nhiều khi hoàn toàn khác nhau. =>Đánh giá: Năng lực nhận thức, tự tin và hiểu biết của học sinh với vấn đề đời sống; Kỹ năng trình bày ý kiến. Bước 4. GV kết luận: Để đạt được kết quả tốt nhất trong mọi hoạt động đòi hỏi mỗi người phải được trang bị TGQ và PPL đúng đắn, khoa học. Vậy làm thế nào để chúng ta có điều đó, bài học ngày hôm nay sẽ lần lượt đi tìm câu trả lời cho các em. * Sản phẩm mong đợi: - HS theo dõi câu hỏi, thể hiện suy nghĩ của bản thân. Từ đó nhận thức được tầm quan trọng của thế giới quan và phương pháp luận. - Xuất hiện vấn đề cần tìm hiểu: Khái niệm và đặc điểm của thế giới quan. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1: Hướng dẫn HS nhận biết vai trò thế giới quan, phương pháp luận của Triết học *Mục tiêu: - Học sinh hiểu được khaí niệm, đối tượng, vai trò của môn Triết học. - Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích để hình thành năng lực tự học, tự nhận thức, giải quyết vấn đề. *Phương pháp: - Phương pháp: Vấn đáp, Câu hỏi thảo luận - Phương tiện: SGK - Hình thức: Cá nhân. *Tiến hành HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Bước 1. GV dẫn và giao câu hỏi GV dẫn: Để khám phá thế giới, con người sáng tạo, phân chia thành các môn khoa học riêng biệt. 1. Các môn khoa học đó sẽ cung cấp cho chúng ta tri thức gì? GV: Có một môn khoa học xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, nhưng nó không đi sâu nghiên cứu một bộ phận hoặc một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới, mà chỉ nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. 2. Theo các em thì đó là môn khoa học nào? 3. Vậy triết học là gì ? 4. Theo các em, triết học có giúp ích gì cho chúng ta không ? 5. Theo các em, triết học có vai trò như thế nào đối với con người ? -Bước 2: HS dựa vào kiến thức các môn KH và GDCD suy nghĩ - Bước 3: HS phát biểu cá nhân: (Dự kiến) 1. Các môn KH với đối tượng nghiên cứu cụ thể. 2. Khái niệm Triết học. 3. Có giúp ích: Vì nó là tri thức lý luận chung nhất + Không giúp ích. Khó hiểu, không rõ ràng 4. Vai trò của Triết học Bước 4. GV nhận xét và chốt ý. Giáo viên lấy ví dụ về Định luật bảo toàn vật chất: VC không tự sinh ra và mất đi.... *Sản phẩm mong đợi: HS biết được khái niệm, vai trò của triết học. * Củng cố: Hướng dẫn học sinh làm bài tập so sánh đối tượng nghiên cứu của Triết học và các môn KH cụ thể. 1. Thế giới quan và phương pháp luận a. Vai trò của Thế giới quan, Phương pháp luận của triết học - Các môn khoa học cụ thể: vật lý học, sinh học, hóa học... -> Nhận xét: + Quan niệm riêng lẻ về một mặt nhất định của thế giới. + Nghiên cứu những quy luật riêng. - Triết học + Quan niệm chung nhất, phổ biến nhất về thế giới. + Nghiên cứu quy luật chung nhất của thế giới. => Khái niệm: SGK – 5 - Vai trò của triết học:SGK - 5 2.2: Hướng dẫn HS Tìm hiểu thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật * Mục tiêu: - Học sinh trình bày, phân biệt được nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. - Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích để hình thành năng lực tự học, tự nhận thức, giải quyết vấn đề. *Phương thức - Phương pháp: Vấn đáp, Câu hỏi thảo luận - Phương tiện: SGK - Hình thức: Cá nhân. *Tiến hành HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Bước 1. GV giao câu hỏi 1. Khi chúng ta tìm hiểu, quan sát thế giới xung quanh (các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội) chúng ta sẽ đạt được điều gì ? Các em hãy đưa ra các ví dụ cụ thể để chứng minh. 2. Sự hiểu biết và niềm tin của con người về một cái gì đó sẽ tác động đến con người như thế nào ? Vậy thế giới quan là gì ? 3. Những quan điểm và niềm tin của con người có thay đổi không ? Vì sao ? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ, tìm hiểu - Bước 3: HS trả lời, nhận xét, bổ sung Dự kiến trả lời: 1. Nhận thức được sự vật đó như thế nào. HS đưa ra ví dụ. 2. Tác động đến tâm lý, hành động của con người. TGQ: Cách quan sát, quan niệm về thế giới xung quanh. 3. Có thể thay đổi theo thời gian - Bước 4. GV nhận xét và chốt ý. *Sản phẩm mong đợi: HS biết được khái niệm thế giới quan b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm * Thế giới quan là gì ? - Quan sát xung quanh, ta có: + Sự hiểu biết. + Niềm tin. -> Định hướng cho hoạt động của con người trong cuộc sống. =>Khái niệm: SGK- 6 Bước 1. GV chuyển ý: Trong lịch sử hình thành và phát triển, triết học cũng đã tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về cách nhìn nhận và giải thích thế giới. Song nhìn chung có 2 quan điểm lớn: Đó là quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm. 1. Tại sao lại có sự phân chia như vậy? Và cơ sở của sự phân chia đó là gì? 2. Như vậy vấn đề cơ bản của triết học là gì? Chỉ ra các mặt của vấn đề cơ bản của triết học. 3. Vậy, em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Lấy ví dụ cụ thể. 4. TGQ DV có vai trò như thế nào đối với nhận thức và hành động của con người cũng như đối với sự phát triển của KH ? 5. Bản thân em nên có thái độ như thế nào về thế giới quan của mình? -Bước 2: HS dựa vào kiến thức suy nghĩ - Bước 3: HS phát biểu cá nhân: (Dự kiến) 1. Đó là do có sự khác nhau trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. 2. Mốí quan hệ giữa vật chất và ý thức. 3. Khác nhau về quan niệm, niềm tin về sự ra đoìư của vật chất và ý thức trước hợac sau. 4.Vai trò định hướng tiến bộ cho nhận thức và thực tiễn của con người và xã hội. 5. Xem xét đánh giá mọi thứ theo quan điểm duy vật - Bước 4: GV nhận xét, kết luận *Sản phẩm mong đợi: - HS phân biệt được TGQ duy tâm và TGQ duy vật. - Phê phán các quan niệm TGQ duy tâm lạc hậu, không phù hợp xã hội tiến bộ. GV nâng cao đối với HS A1, 2: ? Lấy ví dụ trong ca dao, tục ngữ về TGQ duy vật và TGQ duy tâm. (Sông có khúc, người có lúc Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa thì quét lá đa) * Củng cố: Hướng dẫn học sinh làm bài tập nhận biết yếu tố duy vật và duy tâm trong truyện “Thần trụ trời”. * Thế giới quan duy vật và Thế giới quan duy tâm - Vấn đề cơ bản của triết học (vấn đề cơ bản của các hệ thống thế giới quan) là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức . - Gồm có 2 mặt: + Mặt thứ nhất..... + Mặt thứ hai ... - Hai thế giới quan: + Thế giới quan duy vật: SGK – 6 Ví dụ: Sinh vật cấu tạo bởi các tế bào + Thế giới quan duy tâm: Ví dụ: Thần linh đã sáng tạo ra vạn vật - Vai trò của thế giới quan duy vật: + Là cơ sở của nhận thức và hành động đúng đắn. + Có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học. + Nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội. Bài học: + Ủng hộ quan điểm thế giới quan duy vật. + Nhận thức và hành động theo thế giới quan duy vật trong đời sống và tư duy. + Phê phán suy nghĩ lười biếng, thiếu ý chí vươn lên, phụ thuộc vào may mắn, tâm linh. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP * Mục tiêu: HS củng cố những gì đã biết về khái niệm, vai trò của Triết học; Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật. Rèn luyện NL tự học, NL giao tiếp, NL nhận biết, NL giải quyết vấn đề cho HS * Phương thức: - Phương pháp: Kiểm tra, đánh giá - Phương tiện: Bộ câu hỏi TNKQ - Hình thức: Cá nhân * Tiến hành - GV yêu cầu hs theo dõi câu hỏi trắc nghiệm trên màn hình. Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Triết học là A. những vấn đề cụ thể. B. khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. C. quy luật chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. D. đối tượng khác. Câu 2: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức, giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của A. thế giới quan duy tâm. B. thế giới quan duy vật. C. thuyết bất khả tri. D. thuyết nhị nguyên luận. Câu 3: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào dưới đây về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? A. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức. B. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên. C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện. D. Chỉ tồn tại ý thức. * Sản phẩm mong đợi: Câu trả lời của hs HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL trách nhiệm công dân. * Phương thức: Thực hiện bài tập. * Tiến hành: - GV nêu yêu cầu: Tình huống: Bạn của em gặp khó khăn trong cuộc sống, thay vì nỗ lực bản thân thì lại dùng biện pháp xem bói, lập đàn cầu cúng, giải hạn. Em nên khuyên bạn như thế nào? - HS hoạt động cá nhân * Sản phẩm: HS chủ động thực hiện yêu cầu của gv HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG * Mục tiêu: - HS tìm hiểu về vai trò của Triết học, quan niệm TGQ duy vật và duy tâm trong đời sống hàng ngày; Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình. - Rèn luyện NL tự học, hợp tác, giao tiếp, tự điều chỉnh hành vi của mình *Phương thức: Thực hiện tại nhà, có sự kiểm tra của giáo viên vào tiết sau. * Tiến hành: - Học bài: Nắm kiến thức cơ bản của bài. - Chuẩn bị bài: Đọc, nghiên cứu phần còn lại chuẩn bị tiết 2 của bài về định nghĩa phương pháp luận, ví dụ cụ thể trong đời sống, tư duy.
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_1_the_gioi_quan_duy_vat.doc