Giáo án Giáo dục công dân 9 tiết 32: Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học (tiết 1) - Chủ đề: tấm gương người tốt việc tốt

1- Nếp sống văn hoá ở điạ phương:

- Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực.

- Cha mẹ mẫu mực.

- Con cháu chăm ngoan, học giỏi, lễ phép.

- Con cái đều được đi học, chăm sóc chu đáo.

- Gia đình chăm lo phát triển kinh tế.

- Sinh đẻ có kế hoạch.

- Vệ sinh đường ngõ xóm sạch đẹp.

- Giữ gìn trật tự an ninh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4585 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 tiết 32: Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học (tiết 1) - Chủ đề: tấm gương người tốt việc tốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 Ngày soạn: 02/ 04/ 2015.
Tiết : 32 Ngày dạy: 11/ 04/ 2015.
THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC (TIẾT 1)
CHỦ ĐỀ: TẤM GƯƠNG NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Giúp HS tìm hiểu những gương người tốt,việc tốt ở địa phương qua các nội dung đã học. Nhận biết được các biểu hiện về các tệ nạn xã hội.
2. Về kĩ năng.
Biết áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, rèn luyện kĩ năng đánh giá vấn đề xã hội.
3. Về thái độ. 
Có ý thức rèn luyện bản thân, để có đủ phẩm chất năng lực trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.
	Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI. 
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng tự nhận thức và học hỏi kinh nghiệm. 
- Kĩ năng đặt mục tiêu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
	1. Ổn định tổ chức: (2’)
 	Kiểm tra sĩ số lớp học
Lớp 9A1.Lớp 9A2.Lớp 9A3.Lớp 9A4Lớp 9A5
2. Kiểm tra bài cũ. (7’)
Sống có đạo đức là gì? Tuân theo pháp luạt là gì?
3. Bài mới. (36’)
Giới thiệu bài: (2’) Để giúp các em vận dụng những nội dung, kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Tiết học hôm nay chúng cùng tìm hiểu
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nếp sống văn hoá ở điạ phương (8’)
Các gia đình nơi em cư trú có nếp sống như thế nào? (Phẩm chất đạo, quan hệ , kinh tế).
Em hãy kể một số gia đình có nếp sống văn hoá mà em biết?
Đa số các gia đình có lối sống lành mạnh, êm ấm, hạnh phúc. Nhưng còn một số gia đình chưa có lối sống lành mạnh, hạnh phúc, như còn mắc phải các tệ nạn xã hội
Hoạt động 2: Tìm hiểu tệ nạn xã hội. (8’)
Nêu các tệ nạn xã hội mà em biết?
Do đâu mà có những tệ nạn này? (Tập trung ở độ tuổi nào nhiều nhất?).
Hoạt động 3: Liên hệ việc làm ở địa phương. (8’)
Trước những sự việc trên, chính quyền địa phương đã có biện pháp gì để ngăn chặn?
Chính quyền địa phương đã có những biện pháp giáo dục, tạo công ăn việc làm và xử lý nghiêm minh
*/ Thảo luận: (5’)
Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hoá?
 Là học sinh cần nỗ lực học tập tu dưỡng đạo đức để có đủ phẩm chất và năng lực trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.
Khi thấy các hành vi vi phạm pháp luật em sẽ làm gì?
Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần trách nhiệm phê phán tố cáo các hành vi làm trái pháp luật xâm hại đến tài sản nhà nước và công dân
1- Nếp sống văn hoá ở điạ phương: 
- Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực.
- Cha mẹ mẫu mực.
- Con cháu chăm ngoan, học giỏi, lễ phép.
- Con cái đều được đi học, chăm sóc chu đáo.
- Gia đình chăm lo phát triển kinh tế.
- Sinh đẻ có kế hoạch.
- Vệ sinh đường ngõ xóm sạch đẹp.
- Giữ gìn trật tự an ninh.
2- Biểu hiện của các tệ nạn xã hội: 
- Cờ bạc, nghiện ngập, mại dâm, trộm cắp.
- Do lười lao động, ham chơi, đua đòi , không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô.
-> Thanh thiếu niên.
3- Việc làm của địa phương:
- Giáo dục, nhắc nhở, phê bình.
- Phạt hành chính.
- Tạo công ăn, việc làm.
- Đưa đi cải tạo.
- Quan tâm, động viên, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh trên.
4- Liên hệ thực tế:
- Chăm chỉ học tập.
- Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp và ngoài xã hội.
- Tu dưỡng đạo đức, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô dạy bảo.
- Đoàn lết với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Yêu thương, giúp đỡ mọi người.
-> Phát hiện thấy các hành vi vi phạm pháp luật phải phê phán tố cáo lên những người có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, giải quyết.
4. Củng cố. (2’)
Lồng ghép tích hợp. 
 	Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông. 
Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.
5. Đánh giá. (2’)
? Để giảm bớt được các tệ nạn xã hội mỗi chúng ta cần phải làm gì?
? Các tệ nạn xã hội ở Đạ Tông ta hiện nay như thế nào? Tập trung nhiều nhất ở đối tượng nào? Vì sao?
6. Hoạt động tiếp nối. (1’)
Liên hệ thực tế địa phương những nội dung có liên quan như quyền và nghĩa vụ của trẻ em, của công dân.
7. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTuan_32_GDCD_9_20150727_023150.doc