Giáo án Giáo dục công dân 9 - Học kỳ I

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.

- Hiểu được ý nghĩa của năng động sáng tạo.

- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo.

2. Kỹ năng:

- Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.

3. Thái độ:

- Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.

- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.

II. Phương tiện dạy học.

1. Giáo viên: SGK, tìm hiểu thực tế, các bài báo có liên quan.

2. Học sinh: SGK, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút).

?Ý nghĩa của năng động, sáng tạo trong cuộc sống.

- Nhận xét, đánh giá.

2. Giới thiệu bài mới: ( 1 phút).

 Trong giờ học trước, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của tính năng động, sáng tạo trong cuộc sống của con người. Mỗi người cần phải làm gì để rèn luyện tính năng động, sáng tạo, chúng ta tiếp tục đến với bài học hôm nay.

 

doc23 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6091 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bình tĩnh trước những suy nghĩ và hành động của mình. Có như thế chúng ta mới thể hiện là con người có đạo đức, có văn hoá và ít bị sai lầm, làm cho cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn.
II. BÀI HỌC
1. Thế nào là tự chủ?
Làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩ, tình cảm, hành vi, bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình.
2. Ý nghĩa 
- Là đức tính quý giá
- Sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá. 
- Đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách.
3. Rèn luyện 
- Suy nghĩ trước khi hành động. 
- Sau mỗi việc làm cần xem xét lại thái độ, hành động để sửa chữa, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3(8 phút: Luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết, rèn luyện tính tự chủ thông qua các bài tập
b. Các tiến hành:
- Gọi một hs đọc yêu cầu bài tập 1.
- Chia bảng ra 4 phần. Các em thảo luận và đại diện nhóm lên bảng trình bày (ghi chữ cái của ý thể hiện tư chủ). Nhóm nào nhanh, chính xác thì điểm cao.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi một hs đọc bài tập 3.
- Các em thảo luận trình bày.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
c. Kết luận: Các em phải tích cực rèn luyện để có tính tự chủ
III. LUYỆN TẬP
1. Tự chủ: a,b,d,e
3. Hằng không làm chủ được những ham muốn của bản thân. Không nên đòi hỏi qúa mức.
IV. Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: (5 phút) 
Một nhóm sắm vai tình huống “ Khi ra chơi một bạn rủ bỏ tiết đi chơi”.
	2. HDVN: (1 phút) 
- Nắm nôi dung bài học, tìm hiểu thực tế hành vi tự chủ.
- Rèn luyện cho bản thân mình có tính tự chủ.
- Sửa bài tập vào vở, làm bài tập còn lại.
- Xem trước bài bài 3: “Năng động sáng tạo”
 Ngày 25 tháng 8 năm 2014
 Tổ trưởng duyệt
 Bùi Thị Thanh Nhàn
Ngày soạn: 31/8/2014
Tiết 3. Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
Ngày giảng
Lớp, sỹ số
9A:
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. 
- Hiểu được ý nghĩa của năng động sáng tạo.
- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo.
2. Kỹ năng:
- Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Thái độ:
- Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.
- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.
II. Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: SGK, tìm hiểu thực tế, các bài báo có liên quan.
2. Học sinh: SGK, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút).
?Thế nào là tự chủ? Ý nghĩa của tự chủ trong cuộc sống?Cách rèn luyện tính tự chủ.
2. Giới thiệu bài mới: ( 1 phút).
Trong thời đại ngày nay KH-KT càng phát triển càng đòi hỏi những con người tích cực chủ động, dám nghĩ dám làm, năng động và sáng tạo. Vậy thế nào là năng động, sáng tạo? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay sẽ rõ.
3. Tổ chức dạy học bài mới: ( 33 phút).
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: ( 16 phút)Tìm hiểu phần đặt ván đề
a. Mục tiêu: giúp học sinh hiểu sự năng động, sáng tạo của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng trong 2 câu chuyện.
b. Các tiến hành:
- Gọi học sinh đọc 2 câu chuyện
- Thảo luận các câu hỏi sau:
1. Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng trong 2 câu chuyện trên?(Những việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của tính năng động và sáng tạo).
2. Những việc làm đó đêm lại những thành quả gì cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng?
(Những việc làm đó đã đem lại niềm vinh quang cho họ: Ê-đi-xơn từ việc cứu ssống mẹ mình mà sau này trở thành nhà phát minh vĩ đại và Lê Thái Hoàng đạt huy chương đồng toán QT (lần thứ 39) và huy chương vàng (lần thứ 40).
3. Trong thời đại ngày nay năng động, sáng tạo giúp con người tìm ra điều gì?(Giúp con người tìm ra cái mới rút ngắn thời gian để đến mục đích đã đề ra một cách xuất sắc).
c. Kết luận: năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết đối với mỗi con người trong xã hội hiện đại.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Nhà bác học Êđixơn: 
- Đặt các tấm gương xung quanh giường, đặt các ngọn nến, đèn dầu trước gương rồi điều chỉnh vị trí và đặt chúng sao cho ánh sáng tập trung lại đúng chỗ thuận tiện cho thầy thuốc mổ cho mẹ mình.
 Ê-đi-xơn cứu sống được me, trở thành nhà phát minh vĩ đại trên thế giới.
2. Lê Thái Hoàng: 
- Tìm tòi, ngh/cứu để tìm ra cách giải toán mới hơn nhanh hơn 
- Dịch toán quốc tế ra Tiếng việt để làm…
 Lê Thái Hoàng đạt nhiều huy chương trong các kí thi Toán quốc tế và khu vực.
Hoạt động 2: ( 17 phút)Tìm hiểu nội dung bài học
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là năng động và sáng tạo, biểu hiện của năng động và sáng tạo.
b. Cách tiến hành: 
1. Thế nào là năng động? Thế nào là sáng tạo? Biểu hiện của năng động, sáng tạo? 
2. Ý nghĩa cuả năng động sáng tạo?
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Năng động: là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo: là say mê nghiên cứu, tìm tòi để mtạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.
- Biểu hiện: Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong HT, LĐ…nhằm đạt KQ cao.
2. Ý nghĩa và tác dụng của năng động sáng tạo trong cuộc sống.
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người LĐ trong XH hiện đại.
- Năng động, sáng tạo giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp.
- Nhờ có năng động và sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
IV. Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: (5 phút) Nội dung bài.
2. HDVN: (1 phút) 
- Học nội dung bài học, xem tiếp nội dung bài học và bài tập.
 Ngày 3 tháng 9 năm 2014
 Tổ trưởng duyệt
 Bùi Thị Thanh Nhàn
Ngày soạn: 06/9/2014
Tiết 4. Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (Tiết 2)
Ngày giảng
Lớp, sỹ số
9A:
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. 
- Hiểu được ý nghĩa của năng động sáng tạo.
- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo.
2. Kỹ năng:
- Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Thái độ:
- Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.
- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.
II. Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: SGK, tìm hiểu thực tế, các bài báo có liên quan.
2. Học sinh: SGK, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút).
?Ý nghĩa của năng động, sáng tạo trong cuộc sống.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Giới thiệu bài mới: ( 1 phút).
	Trong giờ học trước, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của tính năng động, sáng tạo trong cuộc sống của con người. Mỗi người cần phải làm gì để rèn luyện tính năng động, sáng tạo, chúng ta tiếp tục đến với bài học hôm nay.
3. Tổ chức dạy học bài mới: ( 34 phút).
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được cách rèn luyện để trở thành người năng động, sáng tạo.
b. Các tiến hành: 
1. Rèn luyện như thế nào để trở thành người năng động, sáng tạo?
2. Để rèn luyện được tính năng động, sáng tạo mỗi học sinh cần phải làm gì?
+ Trong học tập: t/hiện ở phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi để phát hiện cái mới, không thoả mãn với những điều đã biết.
+ Trong lao động: chủ động, dám nghĩ, dám làm để tìm ra cái mới cái hay. 
+ Tự xây dựng kế hoạch khặc phục khó khăn mà bản thân gặp phải.
3. Những hành vi nào đáng phê phán đối với học sinh? (Lười học, cúp tiết, không tích cực trong các hoạt động…)
c. Kết luận: Mỗi học sinh cần thiết phải rèn luyện phẩm chất năng động , sáng tạo.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
2. Ý nghĩa và tác dụng của năng động sáng tạo trong cuộc sống.
3. Reøn luyeän tính năng động, sáng tạo nhö theá naøo?
- Năng động, sáng tạo không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của cả một quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.
- Vì vậy, để trở thành người năng động, sáng tạo mỗi HS cầm tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần tích cực vận dụng những điều đã biết qua học tập vào thực tế cuộc sống.
Hoạt động 2: (18 phút).Luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp học sinh làm được những bài tập về năng động, sáng tạo.
b. Cách tiến hành: 
- Gọi hs đọc từng bài tập (1,2, 3).
- Giáo viên gọi học sinh trình bày yêu cầu cần làm trong từng bài.
- GV hướng dẫn HS làm Bài tập.
- Gọi 3 hs lên bảng.
- Gọi hs nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá.
c. Kết luận: Kiểm tra 1 số bài làm của HS, đánh giá chung.
III. Luyện tập
Bµi1:
 - Hµnh vi thể hiện tÝnh n¨ng ®éng , s¸ng t¹o 
 b. đ. e. h
- Hµnh vi kh«ng n¨ng ®éng, s¸ng t¹o: 
- a. c. d. g
Bài tập 2: 
- Tán thành d,e
- Kh«ng t¸n thµnh a,b,c,®
Bµi tËp 3 : b, c, d
IV. Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: (5 phút)
- Nội dung bài. 
?Bài học này giúp các em hiểu được điều gì.
2. HDVN: (1 phút) 
- Học nội dung bài học, làm các bài tập còn lại.
- Xem trước nội dung bài Dân chủ và kỷ luật.
 Ngày 8 tháng 9 năm 2014
 Tổ trưởng duyệt
 Bùi Thị Thanh Nhàn
Ngày soạn: 07/9/2014
Tiết 5. Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
Ngày giảng
Lớp, sỹ số
9A:
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật.
- Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
- Hiểu được ý nghĩa của dân chủ, kỉ luật.
2. Kỹ năng:
- Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.
3. Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: SGK, tham khảo sách thiết kế bài giảng GDCD, tìm hiểu thực tế, bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc bài, tìm hiểu thực tế trong lớp, trong trường và ở địa phương, phiếu thảo luận (giấy nháp).
	III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút).
? Reøn luyeän tính năng động, sáng tạo nhö theá naøo.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Giới thiệu bài mới: ( 1 phút).
	Trong cuộc sống việc phát huy dân chủ và có tính kỉ luật sẽ tạo sự thống nhất trong ý chí, hành động để công việc đạt hiệu qủa cao. Vậy dân chủ, kỉ luật là gì? Có tác dụng như thế nào? Thầy trò ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay.
3. Tổ chức dạy học bài mới: ( 35 phút).
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: ( 11 phút) Tìm hiểu phần đặt vấn đề
a. Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được sự phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A, thiếu dân chủ trong công ty của ông giám đốc
b. Cách tiến hành: 
- Gọi một em HS đọc 2 câu chuyện trong phần đặt vấn đề
- Các em hãy thảo luận câu hỏi sau (thời gian 4 phút)
1. Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ, thiếu dân chủ trong hai tình huống trên?
2. Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A?
3. Nêu tác dụng của việc phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A? Tác hại của thiếu dân chủ trong việc làm của ông giám đốc?
c. Kết luận: Từ hai câu chuyện trên chúng ta đã biết được tác dụng của tính dân chủ và kỉ luật, hậu qủa của việc thiếu dân chủ.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Chuyện của lớp 9A
2. Chuyện ở một công ty
* Có dân chủ:
- Các bạn sôi nổi thảo luận, đề xuất chỉ tiêu cụ thể
- Các biện pháp thực hiện vấn đề chung
- Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể 
- Thành lập “Đội thanh niên cờ đỏ”.
* Thiếu dân chủ
- Công nhân không được bàn bạc, góp ý các yêu cầu của GĐ 
- Sức khỏe của công nhân giảm sút
- CN kiến nghị cải thiện lao động, đời sống vật chất tinh thần, nhưng không được chấp nhận.
- GĐ: độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng
* Kết hợp dân chủ và kỉ luật
- Mọi người cùng được tham gia bàn bạc và các bạn tuân thủ theo qui định của tập thể
- Có ý thức tự giác, cùng thống nhất trong hoạt động.
- Có biện pháp tổ chức thực hiện và nhắc nhở, đôn đốc thực hiện kỉ luật
* Lớp 9A trở thành tập thể xuất sắc. 
Công ty thua lỗ nặng nề
Hoạt động 2: ( 14 phút) Tìm hiểu nội dung bài học
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiều:
Thế nào là dân chủ, kỉ luật? Tác dụng củ dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống. Cách rèn luyện để trở thành người có tính tự chủ.
b. Các tiến hành:
- Các em thảo luận.
1. Thế nào dân chủ, kỉ luật?
?Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào.
2. Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật?
3. Cần làm gì để có tính kỉ luật và phát huy dân chủ?
?Theo em, để thực tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì.
(Tích cực phát biểu ý kiến cá nhân đóng góp cho mọi hoạt động của trường, lớp. Thực hiện nội qui nhà trường…)
c. Kết luận: Dân chủ và kỉ luật là hai vấn đề rất cần thiệt trong cuộc sống tạo sự thống nhất trong hành động, trong công việc góp phần làm cho cá nhân phát triển, xã hội tốt đẹp…
II. Nội dung bài học.
1. Thế nào là dân chủ, kỉ luật ?
a. Dân chủ là gì?
- Mọi người làm chủ công việc. 
- Mọi người được viết được cùng tham gia.
- Mọi người góp ý kiến thực hiện kiểm tra giám sát.
b. Kỉ luật là gì?
- Tuân theo quy luật của cộng đồng.
- Hành động thống nhất để đạt chất lượng cao.
- Có quan hệ hai chiều: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu qủa; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
2. Ý nghĩa:
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận nhận thức, ý trí và hành động
- Tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân
- XD xã hội phát triển về mọi mặt
3. Rèn luyện ntn?
- Mọi người cần tự giác chấp hành kỷ luật
- Các cán bộ lãnh đạo, các tổ chức XH tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy 
Hoạt động 3: ( 10 phút).Luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết, rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật thông qua các bài tập.
b. Các tiến hành:
* Gọi một hs đọc yêu cầu bài tập 1.
* Chia bảng ra 4 phần. Các em thảo luận và đại diện nhóm lên bảng trình bày (ghi chữ cái của ý thể hiện dân chủ). Nhóm nào nhanh, chính xác thì điểm cao.
* Gọi hs nhận xét.
* GV nhận xét, cho điểm.
* Gọi một hs đọc bài tập 3,4.
* Các em thảo luận trình bày.
* Gọi hs nhận xét.
* GV nhận xét, cho điểm.
c. Kết luận: Các em phải tích cực phát huy dân chủ và có tính kỉ luật cao.
III. LUYỆN TẬP
1. Dân chủ: a,c,d
- Thiếu dân chủ: b
- Thiếu kỉ luật: đ
3. Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể vì dân chủ và kỉ luật sẽ tạo sự thống nhất trong ý chí hành động.
IV. Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: (4 phút)
- Nội dung bài. 
?Bài học này giúp các em hiểu được điều gì.
2. HDVN: (1 phút) 
?Em hiểu như thế nào về ý nghĩa chủ trương của Đảng: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” (viết bài thu hoạch vào giấy)
- Xem trước bài bài 4: “Bảo vệ hoà bình”.
 Ngày 8 tháng 9 năm 2014
 Tổ trưởng duyệt
 Bùi Thị Thanh Nhàn
Ngày soạn: 13/9/2014
Tiết 6. Bài 4: BẢO VỆ HOÀ BÌNH
Ngày giảng
Lớp, sỹ số
9A:
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình.
- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình.
- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.
- Nêu được biểu hiện của cuộc sống hoà bình trong sinh hoạt hàng ngày.
2. Kỹ năng:
- Tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
3. Thái độ:
- Yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: SGK, tham khảo sách thiết kế bài giảng GDCD, tìm hiểu thực tế, tranh.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, tìm hiểu thực tế, phiếu thảo luận (giấy nháp).
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
?Thế nào là dân chủ và kỉ luật? Dân chủ và kỉ luật có tác dụng như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Giớ thiệu bài mới: (1 phút)
Các em thân mến! Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói: “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do” và cả đời Bác đã hiến thân mình vì nền tự do, độc lập của dân tộc. Vì vậy, được sống trong hòa bình chúng ta phải yêu chuộng hoà bình, chống chiến tranh…
 3. Tổ chức dạy học bài mới: (35 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (13phút)Thảo luận, tìm hiểu phần đặt vấn đề.
a. Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được hậu qủa của chiến tranh và hành động bảo vệ hoà bình ở phần đặt vấn đề.
b. Cách tiến hành:
- Gọi một em HS đọc 3 nội dung trong phần đặt vấn đề và xem tranh
- Các em hãy thảo luận câu hỏi sau (thời gian 4 phút) 
Treo bảng phụ có câu hỏi sau:
Nhóm 1
1. Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem ảnh.
2. Chiến tranh đã gây lên hậu quả gì cho con người?
3. Chiến tranh đã gây hậu quả gì cho trẻ em?
Nhóm 2
1. Vì sao phải ngăn ngừa chtranh và bảo vệ hoà bình?
2. Cần phải làm gì để ngăn ngừa ctranh và bảo vệ hoà bình?
Nhóm 3
1. Em có suy nghĩ gì khi đế quốc Mĩ gây ctranh ở Việt Nam?
2. Em rút ra bài học gì sau khi thảo luận các thông tin và ảnh
c. Kết luận: Từ những vấn đề trên chúng ta thấy được hậu qủa tàn khốc của chiến tranh và nhân lọai cần tích cực bảo vệ hoà bình.
I. Đặt vấn đề.
Nhóm 1
1- Sự tàn khốc của chiến tranh
- Giá trị của hoà bình
- Sự cần thiết ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình 
2 Hậu quả :
- CTTG 1 làm 10 triệu người chết
- CTTG2 làm 60 triệu người chết
3. Từ 1900 -> 2000 chiến tranh làm:
- 2 triệu trẻ em chết
- 6 triệu trẻ em thương tích tàn phế
- 20 triệu trẻ em sống bơ vơ
- 3 trăm nghìn trẻ em tuổi thiếu niên buộc phải đi lính cầm súng giết người
Nhóm 2
1. Vì chiến tranh gây ra hậu qủa tàn khốc về người về vật chất còn hoà bình thì mang đến cuộc sống ấm no.
2. Mít tin, biểu tình phản đối chiến tranh…
Nhóm 3
1. Chiến tranh xâm lược, độc ác, vô nhân đạo.
2. Cần bảo vệ hoà bình, phản đối chiến tranh.
Hoạt động 2: ( 14phút)Tìm hiểu nội dung bài học
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiều:
Hoà bình là gì? Biểu hiện của lòng yêu hoà bình. Làm gì để bảo vệ hoà bình?
b. Các tiến hành:
- Các em thảo luận (4 phút)
? Thế nào hoà bình.
?Biểu hiện lòng yêu hoà bình.
?Vì sao cần phải bảo vệ hoà bình.
?Nêu các hoạt động bảo vệ hoà bình ở Viêt Nam.
?Cần làm gì để bảo vệ hoà bình.
?Em cần làm gì để có cuộc sống hoà bình trong đời sống hàng ngày ttrong quan hệ với bạn bè, mọi người.( Lắng nghe, biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẩn, thừa nhậnm điểm mạnh của người khác, không kì thị hoà đồng, tôn trọng lẫn nhau…)
c. Kết luận: Hoà bình là mong ước chung của toàn nhân loại. Chúng ta phải đoàn kết để bảo vệ hoà bình.
II. Nội dung bài học.
1. Hoà bình:
- Không có chiến tranh hay sung đột vũ trang. 
- Là mối quan hệ hiểu biết tôn trọng bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người.
- Là khát vọng của toàn nhân loại.
2. Biểu hiện của lòng yêu hoà bình:
- Giữ gìn cuộc sống bình yên.
- Dùng thương lượng đàm phán đê giải quyết mâu thuẫn.
- Không để xảy ra chiến tranh xung đột.
3. Vì sao cần phải bảo vệ hoà bình?
- Hoà bình đem lại cuộc sống ấm no, hanh phúc, bình yên còn chiên tranh gây ra đau thương, tang tóc, đói nghèo, bện tật…
- Hợp tác chống chiên tranh khủng bố, lên tiếng phản đối chiến tranh ở I Rắc, hoạt động gìn giữ hoà bình ở khu vực Trung đông...
4. Cần làm gì để bảo vệ hoà bình?
- Toàn nhân loại cần ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình. Lòng yêu hoà bình thể hiện mọi nơi, mọi lúc, giữa mọi người.
- Dân tộc đã và đang tích cực vì sự nghiệp bảo vệ hoà bình và công lý trên thế giới.
Hoạt động 3: (8 phút)Luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết, rèn luyện lòng yêu hoà bình thông qua các bài tập
b. Các tiến hành:
- Gọi một hs đọc yêu cầu bài tập 1
- Chia bảng ra 2 phần. Các em thảo luận và đại diện nhóm lên bảng trình bày (ghi chữ cái của ý thể hiện yêu hoà bình). Nhóm nào nhanh, chính xác thì điểm cao.
- Gọi hs nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm
- Gọi một hs đọc bài tập 2
- Gọi cá nhân trình bày 
- Gọi hs nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm
c. Kết luận: Các em phải tích cực bảo vệ hòa bình.
III. Luyện tập
1. Yêu hoà bình:
a, b, d, e, h, i
2. Tán thành: a, c
IV. Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: (4 phút)
- Chỉ định 1 HS nhắc lại nội dung bài. 
- Nhận xét, kết luận.
2. HDVN: (1 phút) 
- Nắm nội dung bài học, tìm hiểu thực tế về hoạt động bảo vệ hoà bình
- Sửa bài tập vào vở, làm bài tập còn lại. Sưu tầm tranh bảo vệ hoà bình
- Xem trước bài bài 5: “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”.
 Ngày 15 tháng 9 năm 2014
 Tổ trưởng duyệt
 Bùi Thị Thanh Nhàn
Ngày soạn: 13/9/2014
Tiết 7. Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
Ngày giảng
Lớp, sỹ số
9A:
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào 

File đính kèm:

  • docGDCD 9 HKI (10-11).doc