Giáo án Giáo dục công dân 9 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

.MT: Giúp HS hiểu ý nghĩa của kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

b. Phương pháp: Đàm thoại. Động não.

c.Cách tiến hành:

- Tổ chức cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau ( Ghi ở bảng phụ)

- Những hành vi nào sau đây thể hiện kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tốc:

a. Thích trang phục truyền thống dân tộc.

b. Yêu thích nghệ thuật dân tộc.

c. Tìm hiểu văn hóa dân tộc.

d. Tham gia hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.

đ.Theo mẹ đi xem bói.

e. Đầu tóc nhuộm theo mốt.

g. Thích nghe nhạc cổ điển.

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 37119 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 10, 11 Ngày soạn: 30/9 /2014
TIẾT: 10, 11 Ngày dạy: 8/10/2014
Bài 7
KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY
TRUYỂN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC.
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
- Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Kĩ năng:
 Biết rèn luyện bản thân theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Các kĩ năng cơ bản được giáo dục
- Kĩ năng xác định giá trị của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự phát triển đất nước..
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện bản thân, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Kĩ năng thu thập và xử lí các thông tin về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc do nhà trường, địa phương tổ chức.
 3. Thái độ:
 Tôn trọng và tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 II/ Tài liệu và phương tiện: 
1/GV: Sách giáo khoa GDCD 9.Chuẩn kiến thức GDCD THCS. Sách giáo viên GDCD9. Liên hệ ở địa phương.
2/ HS: Xem trước nội dung bài.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1.Ổn định: (1 phút)
 2. Kiếm tra bài cũ: (Không kiểm tra bài cũ)
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NÔI DUNG
TIẾT 1
HĐ1: Giới thiệu bài. (2 phút)
- Nêu 1 đoạn trong lời nói đầu của Hiến pháp.
“ Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nươc và giữ nước, đã hun đút nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nền văn hiế Việt Nam.
? Hãy nêu một vài truyền thống của dân tộc Việt Nam.
=> Đó là một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy.
- Chuyền ý vào bài.
- Lắng nghe, phát biểu ý kiến.
-> Truyền thống yêu nước, kiên cường, đoàn kết, yêu thương con người...
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và biết được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam qua khai thác nội dung đặt vấn đề. (22 phút)
a.MT: Giúp HS hiểu:
- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Biết được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
b. Phương pháp: Đàm thoại. Thảo luận nhóm. Động não.
c.Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề.
- Tổ chức thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu, mỗi nhóm 1 câu (3 phút)
? Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói cúa Bác?
=> KL: Nhân dân ta cũng chung lòng yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm giành độc lập dânt tộc -> thực sự đã độc lập.
? Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì?
=> Học trò cụ Chu thể hiện sự tôn kính, không dám ngồi ngang hàng nói chuyện với thầy.
? Hãy kể về một truyền thống của dân tộc Việt Nam và một số biểu hiện của truyền thống đó.
=> Chốt ý: Những truyền thống trên là yếu tố tích cực, đem lại điều tốt đẹp. 
- Gợi ý rút ra bài học.
? Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Bên cạnh đó cũng còn những phong tục tập quán lạc hậu như ma chay linh đình, mê tín dị đoan…đó là hũ tục đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống dân tộc.
? Dân tộc Việt Nam có những truyền thống nào đáng tự hào?
Kết luận: Truyền thống tốt đẹp là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- HS đọc phần đặt vấn đề.
- Tổ chức thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu, mỗi nhóm 1 câu, cử đại diện nêu kết quả, nhận xét.
-> Thể hiện: dân ta có lòng nồng nàn yêu nước -> có sức mạnh vĩ đại, vượt khó, giành thắng lợi trong kháng chiến.
-> Học trò cụ Chu thể hiện rõ lễ nghĩa phép tắc, sự tôn kính với thầy giáo, biết ơn người đã dạy mình -> truyền thống tôn sư trọng đạo.
-> + Thờ tổ tiên, yêu nước.
+ Tôn sư trọng đạo.
+ Yêu thương con người.
+ Hiếu thảo
-> HS trả lời cá nhân
-> Nhân nghĩa, yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, các truền thống về văn hóa, đạo đức.
1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
2. Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
Nhân nghĩa, yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, các truền thống về văn hóa, đạo đức.
HĐ3: Diễn giảng giúp HS hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.(20 phút)
a.MT: Giúp HS hiểu:
- Thế nào là kế thừa và phát huy truyền 
thống tốt đẹp của dân tộc.
Tích hợp tư tưởng HCM
b. Phương pháp: Đàm thoại. Động não.
c.Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc BT 1.
Bài tập 1: Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
a,b,c,d,đ,e,g,h,y,k.l. ( nội dung trong SGK)
Đáp án: Chọn hành vi a,c,e,h,i,l.Vì đó là việc làm tích cực,biết tìm hiểu, tiếp thu, truền thống, thực hiện theo chuẩn mực đạo đức.
? Em làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
Nhấn mạnh: Tiếp thu các truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần có chọn lọc và loại bỏ những hủ tục.
* Tích hợp nợi dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 Bác Hồ không những tiếp thu truyền thống đạo đức của dân tộc như: yêu quê hương đất nươc, nhân ái, cần cù, giản dị…mà còn phát huy truyền thống đó bằng cách thực hiện tốt giá trị đạo đức dân tộc nên đã tạo thành tấm gương đạo đức trong sang, cao đẹp tỏa sang để mọi người noi theo.
Kết luận: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn, để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngảy càng phát triển phong phú và sâu đậm hơn.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau.
+ Xem bài tập trong SGK.
+ Xây dựng hoặc tìm các tình huống có liên quan đến bài học ( có thể sắm vai)
- 1 HS đọc BT 1.
-> Chọn các hành vi: a,c,e,h,i,l
Giải thích theo ý cá nhân.
- Ghi nhận đáp án.
-> Thực hiện theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phê phán hành động thiếu ý thức ảnh hưởng đến truền thống.
3. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Bảo vệ, giữ gìn, để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngảy càng phát triển phong phú và sâu đậm hơn.
TIẾT 2
HĐ4:Gợi ý giúp HS tìm hiểu ý nghĩa của kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (15 phút)
a.MT: Giúp HS hiểu ý nghĩa của kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
b. Phương pháp: Đàm thoại. Động não.
c.Cách tiến hành:
- Tổ chức cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau ( Ghi ở bảng phụ)
- Những hành vi nào sau đây thể hiện kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tốc:
a. Thích trang phục truyền thống dân tộc.
b. Yêu thích nghệ thuật dân tộc.
c. Tìm hiểu văn hóa dân tộc.
d. Tham gia hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
đ.Theo mẹ đi xem bói.
e. Đầu tóc nhuộm theo mốt.
g. Thích nghe nhạc cổ điển.
=> Đáp án: Chọn ý a,b,c,d,g.
Bài tập 3 Trong SGK: em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a . Truyền thống …..
b. Nhờ truyền thống …
c. Dân tộc Việt Nam …
d. Không có truyền thống …
e. Trong thời đại …
g.Không được để các …
=> Chọn ý a,b,c,e.
 Giải thích thêm: phục truyền thống dân tộc là vô cùng quý giá góp phần tích cực vào quá tình phát triển của dân tộc.
? Mỗi dân tộc muốn phát triển thì phải làm gì?
? Hãy giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của quê hương em? 
? Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Kết luận: Cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của d6an tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển.
- Làm bài tập theo hướng dẫn.
- Giữ gìn, phát truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của quê hương em.
-> Vì truyền thống là giá trị quý báo của dân tộc đã có từ lâu
- Bổ sung ý kiến.
4. Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
Vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển
HĐ5: Hướng dẫn HS xác nhận những thái độ, hành vi cần thết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (17 phút).
a.MT: Giúp HS rèn luyện thái độ, hành vi đúng đắn trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
b. Phương pháp: Đàm thoại. Động não. Sắm vai.
c.Cách tiến hành:
- Gợi ý phát biểu.
? Nêu những việc làm và không nên làm để góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
=> KL: Nhiệm vụ của HS, tự hào, giữ gìn và phát huy, lên án ngăn chặn các hành vi làm tổn hại truyền thống, tích cực tham gia hoạt động dền ơn đáp nghĩa, gây quỹ vì người nghèo, chào mừng các ngày lễ lớn…
- Giáo dục ý thức HS và chốt lại nội dung:
+ Sưu tầm, tìm hiểu và tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
+ Giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoác dân tộc, các lại hình nghệ thuật.
+ Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa dân tộc.
- Gọi HS đọc bài tập 5 SGK trang 26:
An thường tâm sự với các bạn “nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm., ngoài truyền thống đánh giặc ra dân tộc ta có truyền thống dân tộc nào đáng tự hào đâu”.
? Em có đồng ý với An không? vì sao?
- Tổ chức trò chơi sắm vai.
Kết luận : Đối với mỗi cá nhân việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc giúp ta dễ hòa nhập vào cộng đồng, dân tộc, phát triển nhân cách con người, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Hướng dẫn học sinh chuẩn thực bài cho tập sau.
+ Sưu tầm, giới thiệu một số truyền thống của dân tộc ta.
+ Tìm hiểu sự phát huy truyền thống ở quê hương em.
? HS cần có thái độ, hành vi cần thết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Phát biểu.
-> Việc nên làm:
+ Tìm hiểu phong tục tập quán dân tộc.
+ Tham gia hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
+ Thờ tổ tiên, yêu nước.
+ Tôn sư trọng đạo.
+ Yêu thương con người.
+ Hiếu thảo
Những việc không nên làm :
+ Tạo hôn.
+ Mê tín dị đoan, tảo hôn.
+ Không tôn trọng lao động chân tay.
+ Chê trang phục dân tộc…
- HS đọc bài tập 5 SGK trang 26, và xử lí tình huống:
-> Không đồng ý với An.
 Vì dân tộc có nhiều truyền thống đáng tự hào.
- Nhận xét , tranh luện thống nhất ý kiến.
- Giới thiệuvề một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà em biết.
.
HĐ6: Tổ chức cho học sinh sắm vai:
 (9 phút)	
a.MT:Giúp HS rèn luyện thêm cách ứng xử phù hợp với kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
b. Phương pháp: Đàm thoại. Động não. Sắm vai
c.Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS tự đưa ra các tình huống để sắm vai về các hoạt động nên làm để góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Hướng dẫn, gợi ý thêm để học sinh hoạt động.
- Nhận xét và sử sai, rút kinh nghiệm cho hoạt động sau.
- Tự đưa ra tình huống , tham gia sắm vai theo chủ đề.
- Nhận xét ý kiến lẫn nhau.
4.Củng cố: (2 phút)
Yêu cầu HS nhắc lại một số ý sau:
Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Em làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Dặn dò: (2 phút)
 - Tìm hiểu thêm các truyền thống của các dân tộc.
 - Học bài.
 - Chuẩn bị bài 8: Năng động, sáng tạo.
 + Tìm hiểu phần ĐVĐ và trả lời gợi ý.
 +Sưu tầm chuyện kể về các tấm gương có năng động, sáng tạo.
 + Vì sao cần phải năng động, sang tạo?
 + Em làm gì để thể hiện sự năng động sáng tạo trong học tập, cuộc sống?
Duyệt, Ngày 04/10/2014
Cô Thành Phận

File đính kèm:

  • docTUẦN 10. kê thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.doc
Giáo án liên quan