Giáo án Giáo dục công dân 9 - Bài 7: Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc (2 tiết)

- Hai truyền thống trong phần Đặt vấn đề mang giá trị vật chất hay tinh thần ?

-Đó là những giá trị tinh thần nào ?

Truyền thống đó được hình thành như thế nào ?

 

 

 

- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

 

 

 

 

 

 

- Ngoài những truyền thống nêu trên, em còn biết những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta ?

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7147 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 - Bài 7: Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 . Tiết 12
Lôùp
9A1
9A2
Vaéng
Ngày dạy: 
BÀI 7 : KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (2 tiết)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc VN.
2. Kĩ năng: 
Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ.
3. Thái độ: 
Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II.Chuẩn bị
- GV: Đọc tài liệu, soạn giáo án
SGK, giáo án, tư liệu tham khảo, bút dạ, giấy khổ lớn.
- HS: Đọc trước bài ở nhà.
III.Tiến trình trên lớp
	1. Ổn định lớp .
 2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là hợp tác cùng phát triển ?
- Em đã thể hiện sự hợp tác trong học tập như thế nào ?
 3. Dạy bài mới
Cho học sinh xem hình ảnh trang phục đặc trưng của một số nước
Lần lượt từng hình gọi học sinh trả lời đây là trang phục của nước nào ? tên gì ?
Hỏi : Mỗi quốc gia đều có trang phục đặc trưng lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác thì trở thành trang phục gì của dân tộc đó ? 
Là trang phục truyền thống của dân tộc (văn hóa – nghệ thuật) được lưu giữ, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác
Hoạt động của thầy và trò
HĐ1 : Khai thác thông tin ĐVĐ – SGK
Thảo luận nhóm 4 phút
Nhóm 1, 2: 
- Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được ntn qua lời nói của Bác ?
Nhóm 3, 4: 
- Em hãy tìm hành động, cử chỉ thể hiện tôn trọng thầy của Phạm Sư Mạnh? 
- Và nhận xét việc làm của Phạm sư Mạnh đối với thầy mình ? 
- Cách cư xử của người học trò ấy thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta ? 
Quan phân tích phần ĐVĐ em tìm hiểu được những truyền thống nào ? Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
HĐ2 : Phân tích những hành vi trái với sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc ?
- Hai truyền thống trong phần Đặt vấn đề mang giá trị vật chất hay tinh thần ?
-Đó là những giá trị tinh thần nào ?
Truyền thống đó được hình thành như thế nào ?
- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
- Ngoài những truyền thống nêu trên, em còn biết những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta ?
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?
HĐ3 : Thảo luận nhóm tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc :
Nhóm 1: Em hãy kể tên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
Truyền thống nhân nghĩa GV liên hệ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.
Nhóm 2: Em hãy cho biết nước ta có những nét văn hóa, nghệ thuật nào nổi tiếng ?
Nhóm 3: Em hãy kể tên những trò chơi dân gian của dân tộc ta ?
Nhóm 4: Em hãy kể tên những làng nghề nổi tiếng của dân tộc ta ?
- Những hình ảnh được truyền cho thế hệ
sau thông qua hình thức nào ?
- Em hãy nêu ca dao, tục ngữ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
Những hành vi trái với sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc ?
- Việt Nam có những lễ hội nào ?
Đó chính là phong tục, là những truyền thống, 
tập quán tốt đẹp mang ý nghĩa tích cực cần phát huy.
- Những hủ tục ?
Cho học sinh xem hình ảnh 
- Qua những truyền thống đó, bản thân em là học sinh thì cần phải làm gì
- Nêu ví dụ có lối sống, thói quen tiêu cực ?
c/ Hướng dẫn giải bài tập
Bài tập 1/SGK trang 26
Nội dung bài học
I. Đặt vấn đề
Nhóm 1, 2: 
- Tinh thần yêu nước sôi nổi, nó kết thành làn sóng mạnh mẽ to lớn. Nó lướt qua mọi khó khăn. Nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước.
Thực tiễn chứng minh:
Xưa: Qua các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc(Bà Trưng,bà Triệu, Trần Hưng Đạo,Lê Lợi...)
+ Nay: Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ các chiến sĩ ngoài mặt trận,các công chức hậu phương ,phụ nữ cũng tham gia kháng chiến.Các bà mẹ anh hùng ,công nhân, nông dân thi đua sản xuất….
 Những tình cảm, việc làm tuy khác nhau nơi hành động nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. 
Nhóm 3, 4: 
- Đứng từ giữa sân vái vào nhà, miệng chào kính cẩn; Không dám ngồi cùng với thầy mà xin ngồi kề bên; kính cẩn trả lời những câu hỏi của thầy.
- Cách cư xử đúng mực người học trò: Khiêm tốn, kính cẩn, lễ phép, tôn trọng thầy giáo cũ.
- Thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.
II. Nội dung bài học
1/ Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
- Gía trị tinh thần
- Những tư tưởng, đức tính, lối sống..cách ứng xử tốt đẹp.
- Hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài 
của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
=> Là những giá trị tinh thần ( những tư tưởng, đức tính, lối sống..cách ứng xử tốt đẹp )
 hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài 
của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Bác hồ đã phát hiện được những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ngay từ lúc bé và ***Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM :Người đã phát và giữ gìn huy truyền thống đó trong các cuộc kháng chiến như nhân ái, khoan dung, yêu nước,..và đã thực hiện tốt nên Người trở thành tấm gương đạo đức trong sáng cho mọi người noi theo.
2/ Một số truyền thống tốt đẹp tiêu biểu của dận tộc :
 Nhóm 1: Truyền thống: Hiếu thảo; Thờ cúng tổ tiên; biết ơn; đoàn kết, nhân nghĩa;...
Nhóm 2: Ca trù; Hát quan họ Bắc Ninh; Nhã nhạc cung đình Huế; Cồng chiên Tây Nguyên Đàn ca tài tử Nam Bộ...
Nhóm 3: Ô ăn quan; Chuyền banh đĩa; Rồng rắn lên mây; Kéo co; Bịt mắt bắt dê;...
Nhóm 4: Làng chiếu Định Yên (Đồng Tháp); Gốm Bác Tràng; Muối Tây Ninh; Bánh tráng Trảng Bàng; 
- Học sinh suy nghĩ trả lời
=> Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào : truyền thống yêu nước, bất khuất, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, hiếu học; các truyền thống về văn hóa ( các tập quán tốt đẹp, cách ứng cử mang bản sắc văn hóa Việt Nam ), về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, ác làn điệu dân ca.)
- Muốn sang....thầy; Nhất tự vi ....vi sư; ...
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Lễ hội chọi trâu; giỗ tổ Hùng Vương; Lễ chùa; Gói bánh chưng; ....
- Hủ tục ma chay, cưới xin,… lãng phí, mê tín dị đoan
Phong tục: 
Là những truyền thống, tập quán tốt đẹp mang
 ý nghĩa tích cực cần phát huy.
 Hủ tục
Là những truyền thống, tập quán, thói quen xấu 
mang ý nghĩa tiêu cực cần loại bỏ
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
III. Bài tập
Bài tập 1/SGK trang 26
-> a, c, e, g, h, i, l
4. Củng cố, hướng dẫn HS tự học ở nhà
a. Củng cố: 
 1/ Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
2/ Một số truyền thống tốt đẹp tiêu biểu của dận tộc ? 
b. Hướng dẫn về nhà: 
Xem trước :
 + Ý nghĩa của các truyền thống đối với sự phát triển của dân tộc 
 + Trách nhiệm của học sinh 
 + Bài tập 2, 3, 4, 5.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:

File đính kèm:

  • docBAI 7 KE THUA VA PHAT HUY.doc