Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tuần 7 đến 15

: Ngày soạn:

Tiết 11 - Bài 10: TỰ LẬP

A MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập

- Giải thích được bản chất của tính tự lập

- Phân tích ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình và xã hội

2. Kĩ năng:

- Biết tự lập trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân

- Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch

3.Thái độ:

- Thích sống tự lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

. KĨ NĂNG SỐNG:

 Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin

B. CHUẨN BỊ:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8

- Một số câu chuyện tấm gương về một số học sinh nghèo vượt khó

 

docx33 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tuần 7 đến 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h trung học cơ sở trong các quan hệ với bản thân, người khác với công việc .
2. Kĩ năng: 
- Biết tự tổ chức việc học tập và rèn luyện của bản thân theo yêu cầu các chuẩn mực đã học
3.Thái độ: 
- Có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng sự kiện đã học.
B. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên chuẩn bị đề kiểm tra, phô tô mỗi em một tờ làm luôn trên giấy.
C.PHƯƠNG PHÁP:
Thực hành, luyện tập
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH LỚP:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
3. BÀI MỚI:
Giáo viên nhắc nhở hs trước khi làm bài
Giáo viên phát đề kiểm tra
 TUẦN 10: Ngày soạn: 
Tiết 10 - Bài 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư 
2. Kĩ năng: 
- Học sinh phân tích được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư .
3.Thái độ: 
- Học sinh có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi ở, ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
. KĨ NĂNG SỐNG:
	Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin
B. CHUẨN BỊ: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Phiếu học tập
- Mẫu chuyện về đời sống văn hoá ở khu dân cư
C.PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm, thảo luận lớp. 
D. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH LỚP:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Giáo viên phát bài tập kiểm tra một tiết, nhận xét ưu khuyết điểm rút kinh nghiệm
3. BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG 1: 
Hiện nay tại một số nơi ở nước ta vẫn còn tục tảo hôn, cha mẹ dựng vợ gả chồng sớm cho con để có người làm, hoặc mời thầy mo, thầy cúng phù phép trừ ma, tập quán lạc hậu, các tệ nạn xã hội cần phải xoá bỏ, để hiểu được điều đó hôm nay cô và các em cùng nhau tìm hiểu bài " Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư."
 HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: Học sinh làm việc cá nhân giúp các em hiểu những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở khu dân cư
Thảo luận nhóm:
Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu những biểu hiện tiêu cực thiếu văn hoá ở khu dân cư ?
Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu những biểu hiện tiến bộ có văn hoá ở khu dân cư ? 
Đại diện nhóm lên trình bày liệt kê các biểu hiện lên bảng thành hai cột thiếu văn hoá, có văn hoá cả lớp thảo luận bổ sung, giáo viên chốt lại những biểu hiện thiếu văn hoá lạc hậu và những biểu hiện có văn hoá 
HOẠT ĐỘNG 3: Thảo luận nhóm giúp học sinh hiểu ý nghĩa và biện pháp xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi sau
 ? Những phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng gì tới cuộc sống của người dân ?
? Tìm hiểu những biện pháp khắc phục hiện tượng thiếu văn hoá trong khu dân cư.?
 ? Vì sao cần phải xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư 
Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung, giáo viên kết luận chung
HOẠT ĐỘNG 4 Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu nội dung bài học nắm những điểm chính của bài:
Học sinh tự tìm hiểu mục nội dung bài học
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung theo ba ý 
? Nêu khái niệm cộng đồng dân cư ? Cho ví dụ ?
? Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? 
? Học sinh có trách nhiệm gì trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
4.CỦNG CỐ: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập1: Điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống . Thể hiện việc xây dựng nếp sống văn hoá cộng đồng dân cư
 Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường 
 Chữa bệnh bằng cúng bái, phù phép
 Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em 
 Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình
 Làm vệ sinh đường phố làng xóm.
 Tụ tập đánh bạc chích hút ma tuý
Bài tập 2: Điền từ vào ô trống dưới đây:
 Có văn hoá
 Thiếu văn hoá
Nhóm 1 Lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình 
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Học sinh tham khảo mục đặt vấn đề
+ Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cưlà việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân, giữ vững bản sắc dân tộc.
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm: Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổhoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau cùng thực lợi ích chung 
2) Ý nghĩa: 
- Làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh.
- Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng
- Làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc.
3) Cách rèn luyện: Học sinh tránh những việc làm xấu, tham gia những hoạt động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
III-BÀI TẬP:
1) a) Đ
 b) S
 c) Đ
 d) S
 đ) Đ
 e) S
2) Gọi học lên điền vào ô trống theo hai cột đã cho
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
-Học kỹ nội dung bài, làm bài tập 3,4 sách giáo khoa 
- Cho học sinh cam kết làm một việc làm thiết thực góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư
- Nhóm 2 chuẩn bị trò chơi đóng vai cho tiết học sau.
TUẦN 11: Ngày soạn:
Tiết 11 - Bài 10: TỰ LẬP
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập
- Giải thích được bản chất của tính tự lập 
- Phân tích ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình và xã hội 
2. Kĩ năng: 
- Biết tự lập trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân
- Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch 
3.Thái độ: 
- Thích sống tự lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
. KĨ NĂNG SỐNG:
	Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin
B. CHUẨN BỊ: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Một số câu chuyện tấm gương về một số học sinh nghèo vượt khó
C.PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp
- Giảng giải
- Thảo luận nhóm
D. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH LỚP:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Nêu khái niệm về cộng đồng dân cư ? vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?
Sơ lược đáp án:
Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổhoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau cùng thực lợi ích chung (5điểm)
- Ý nghĩa: (5điểm)
- Làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh.
- Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng
- Làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc.
3. BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG 1: 
Bạn bình là học sinh giỏi của lớp thường chủ động tự lực trong học tập, nêu được ý kiến riêng của mình trong thảo luận, đồng thời biết lắng nghe ý kiến của các bạn khác để làm phong phú thêm tri thức. Vậy bình có đức tính gì ? vì sao phải rèn luyện đức tính đó. Chúng ta tìm hiểu bài "Tự lập" 
 HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: 
GV: Chia nhóm và giao cho mỗi nhóm đọc, thảo luận câu chuyện về Bác Hồ trang 25 sách giáo khoa.
Nhóm 1 + 2: ? Em có suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện 
trên ?
Nhóm 3 + 4: ? Vì sao Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, mặt dù với hai bàn tay không ?
Nhóm 5 + 6: Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân gia đình và xã hội ?
Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác bổ sung nhận xét 
Giáo viên kết luận chung.
HOẠT ĐỘNG 3:
? Nêu khái niệm về tính tự lập ?
? Nêu biểu hiện về tính tự lập, ttrong học tập, trong lao động, trong công việc và sinh hoạt hằng ngày ?
Ví dụ: 
+ Học tập chăm chỉ học đều các môn
+ Có kế hoạch vươn lên bằng cách lắng nghe giảng bài, làm bài tập đầy đủ.
+ Không ỷ lại cha mẹ, không đùn đẩy việc cho anh chị em trong gia đình.
GV: Kết luận theo quan điểm nội dung bài.
HOẠT ĐỘNG 4
Giúp học sinh hiểu bản chất ý nghĩa tính tự lập 
Thảo luận nhóm bài tập 2 (SGK) 
Giáo viên yêu cầu một vài học sinh giải thích lý do, các học sinh khác bổ sung nhận xét.
Giáo viên kết luận Sai: a, b
 Đúng: c, d, đ, e.
Chốt lai điểm 2, 3 mục nội dung
4.HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập1: Điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trrống biểu hiện tính tự lập.
 Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập
 Đó là người thông minh nên gia đình có khó khăn vẫn 
 học tốt .
 Vì họ quá khó khăn nên vượt lên học giỏi để sau này 
 đỡ khổ .
 Đó là người có nghị lực biết tự lập, không đầu hàng 
 những khó khăn thử thách của cuộc sống.
 Cố gắng học nghề để sau này có nghề sinh sống.
Bài tập 2:Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân.
Các lĩnh 
vực
Nội dung
công việc
Biện pháp
thời gian
tiến hành
Dự kiến
Kết quả
Học tập
Lao động
Hoạt động 
tập thể
Sinh hoạt
cá nhân
Nhóm2 Lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình 
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đọc mục đặt vấn đề SGK
Việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, dù vhỉ với hai bàn tay không, thể hiện bản chất không sợ khó khăn gian khổ, tự lập cao của Bác Hồ.
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm : Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác
2) Ý nghĩa: Người có tính tự lập thường thành công trong công việc, xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.
3) Cách rèn luyện: Học sinh rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập công việc và sinh hoạt hằng ngày
III-BÀI TẬP:
1) Đúng: b, d, e.
 Sai : a, c.
2) Gọi học sinh điền vào ô trống.
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 + Học bài thật kỉ, đọc trước bài 11 (SGK) trang 59
 + Sưu tầm một số truyện, tấm gương về ngững người học sinh nghèo vượt khó, các bạn trong lớp, trường, địa phương.
 + Nhóm 3 chuẩn bị trò chơi đóng vai bài " Lao động tự giác sáng tạo"
 TUẦN 12 + 13: Ngày soạn:
 Tiết 12 - Bài 11: LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO (T1)
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được các hình thức lao động của con người đó là lao động chân tay và lao động trí óc
- Học tập là lao động trí óc để tiếp thu tri thức của loài người .
2. Kĩ năng: 
- Hình thành cho học sinh kĩ năng lao động và sáng tạo .
3.Thái độ: 
- Hình thành cho học sinh ý thức tự giác
. KĨ NĂNG SỐNG:
	Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin
B. CHUẨN BỊ: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Sưu tầm những tấm gương học sinh tự giác sáng tạo trong học tập 
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề.
- tìm biện pháp để rèn luyện tính tự giác sáng tạo 
D. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH LỚP:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
a) Thế nào là tính tự lập ? Ý nghĩa của tính Tự lập ?
sơ lược đáp án:
 Khái niệm : (5điểm)Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác
Ý nghĩa: (5điểm) Người có tính tự lập thường thành công trong công việc, xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người
3. BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG 1: 
Hai bé mẫu giáo xếp các khối đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa màu sắc đẹp, đủ các màu: xanh, đỏ, tím, vàng...Bé A cứ xếp theo mẫu đã có trong sách hướng dẫn, còn bé B suy nghĩ, tưởng tượng xếp nhiều thứ nào nhà, nào ô tô, tàu thuỷ, máy bay...
Em thích cách chơi của bé A hay bé B ? Tại sao ? Giáo viên chuyển ý vào bài mới 
 HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: Khai thác truyện đọc 
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm:
Nhóm1 + 2: ? Theo em lao động tự giác và lao động sáng tạo được biểu hiện như thế nào?
Nhóm 3 + 4: ? Tại sao ngày nay lại cần lao động tự giác và lao động sáng tạo ?
Nhóm 5 + 6: ? Biểu hiện của lao động tự giác sáng tạo trong học tập ? 
Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung nhận xét từng câu hỏi, giáo viên chốt ý chính,
HOẠT ĐỘNG 3: Tổ chức thảo luận giúp học sinh hiểu nội dung hình thức lao động của con người:
? Tại sao nói lao động là điều kiện, là phương tiện của con người và xã hội phát triển ?
Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra ?
Nhờ có lao động mà con người mới tồn tại và phát triển.
Giáo viên tổ chức thảo luận nhóm nhỏ giúp học sinh hiểu thế nào là lao động tự giác và sáng tạo ?
? Thế nào là lao động tự giác ?
? Thế nào là lao động sáng tạo ? 
? Tại sao phải lao động tự giác nếu không tự giác thì hậu quả sẽ như thế nào ?
? Biểu hiện của sự tự giác và sáng tạo trong lao động ?
giáo viên giúp học sinh tự phát hiện tìm ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tự giác và sáng tạo.
Giáo dục học sinh biết yêu quí lao động, biết ơn những người lao động, biết bảo vệ môi trường sống ..........
4.HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập1: Điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống dưới đây người lao động tự giác và sáng tạo .
 Luôn suy nghĩ tìm ra cách làm mới tạo ra hiệu quả tốt.
 Thụ động, máy móc, rập khuôn, bảo thủ, trì trệ
 Dựa dẫm vào bạn khi phát biểu ý kiến của lớp
 Chỉ nghe theo lời nói người khác ít suy nghĩ.
Bài tập 2: 
? Mối quan hệ giữa lao động tự giác, lao động sáng tạo ? 
Nhóm 3 Lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình 
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đọc mục đặt vấn đề sách giáo khoa 
+ Các loại lao động chủ yếu 
Lao động chân tay, lao động trí óc
+ Người lao động phải biết kết hợp giữa lao động chân tay và lao động trí óc vì phương tiện lao động kỹ thuật ngày càng tăng.
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm: 
- Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.
- Lao động sáng tạo là luôn suy nghĩ để tìm ra cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động .
III-BÀI TẬP:
1) Đúng: a 
 Sai : b, c, d. 
2) Giáo viên gọi học sinh tự trình bày
 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 - Về nhà học bài cũ 
 - Đọc tiếp mục 3 + 4 sách giáo khoa 
 - Nhóm 4 chuẩn bị trò chơi đóng vai cho tiết sau.
Tiết 13 - Bài 11:LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO ( T2 )
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
2. Kĩ năng: 
- Hình thành kĩ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực 
3.Thái độ: 
- Luôn hướng tới tìm tòi cái mới trong học tập và lao động 
. KĨ NĂNG SỐNG:
	Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin
B. CHUẨN BỊ: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Sưu tầm một số câu ca dao, câu thơ nói về tự giác, sáng tạo trong lao động .
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề. 
D. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH LỚP:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Thế nào là lao động tự giác, lao động sáng tạo ? Cho ví dụ ?
Sơ lược đáp án:
- nêu đúng khái niệm (5 điêm)
- lấy đúng ví dụ ( 5 điểm)
3. BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG 1: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cần rèn luyện tính kiên nhẫn, giàu nghị lực, không nên dễ làm khó bỏ, hay nãn chí. Luôn học tập gương người vượt khó trong học tập, trong đời sống, trong lao động sáng tạo, gương các anh hùng lao động, anh hùng quân đội tài năng trẻ.Để hiểu sâu hơn chúng ta cùng nghiên cứu tiếp bài " Lao động tự giác và sáng tạo"
 HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: Thảo luận giúp học sinh hiểu biểu hiện của tự giác sáng tạo trong học tập và ý nghĩa của nó
Nhóm 1 + 2: ? Những biểu hiện của tự giác trong lao 
động ?
Nhóm 3 + 4: ? Những biểu hiện của tự giác sáng tạo trong học tập ?
Nhóm 5 + 6: ? Mối quan hệ giữa tự giác và sáng tạo ?
? Lợi ích của tự giác, sáng tạo trong học tập đối với học sinh ? Đại diện nhóm lên trình bày có dẫn chứng bằng cách 
nêu ví dụ cụ thể các nhóm khác bổ sung nhận xét 
Giáo viên chốt lại ý chính.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm những ví dụ phân tích làm rõ nội dung bài học 
Ví dụ: Trước khi làm điều gì, em tự hỏi 
? Để làm gì ? có khó khăn gì ? khắc phục khó khăn đó như thế nào ? không làm cách đó được không ? có cách nào làm tốt hơn không ?
? Nêu ý nghĩa của lao động tự giác và lao động sáng tạo ?
? Học sinh cần có kế hoạch rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG 4 Thảo luận về biện pháp của cá nhân và tập thể lớp nhằm giúp nhau phát triển tính tự giác và sáng tạo trong học tập 
+ Nêu biện pháp rèn luyện của bản thân:Em rèn luyện thói quen tự đánh giá chất lượng và hiệu quả sau mỗi bài học, bài làm để tìm cách học bài tốt hơn, vận dụng kiến thức đã học vào đời sống hằng ngày, như vậy " học để hành và hành để học" tốt hơn.
+ Nêu biểu hiện thiếu tự giác: Thụ động nghe, lười biếng suy nghĩ, nói theo người khác, dựa dẫm vào bạn, học vẹt, học mò hiểu gì cả .
+ Cách khắc phục: Phải mạnh dạn suy nghĩ, không bao giờ nản chí, tự giác thực hiện, học tập gương vượt khó trong lao động, học tập.
Ghi nhớ: " Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi: "vì sao" đều phải suy nghĩ kỹ càng " 
 ( Lời Hồ Chủ Tịch)
Tục ngữ: Học một, biết mười.
4.HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập1:Đánh dấu x vào ô trống câu em chọn là đúng nhất
Học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động .
 Người học sinh tự giác sáng tạo trong học tập, coi trọng
 những bài mẫu có sẵn, lấy đó làm mực thước rồi suy
 nghĩ thêm để học tập hoặc làm bài.
 Người học sinh tự giác sáng tạo trong học tập, say sưa 
 nghiên cứu cá nhân, tự mình làm, tìm ra kiến thức chân
 lý là người " Học một biết mười"
 Học sinh phải tìm hiểu, học tập gương những người vượt
 khó trong lao động.
 Tất cả các biểu hiện trên.
Bài tập 2:Có nhiều cách học môn giáo dục công dân:
A. Học thuộc những lời của thầy giáo khi giảng và đã được soạn trong sách giáo khoa.
B. Chăm chú nghe lời thầy giảng, làm theo những tấm gương đạo đức.
C. Xem giáo dục công dân là môn phụ, để thời gian học các môn chính
Em có cách học nào là tự giác, sáng tạo ? Tại sao ?
Nhóm 4 Lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình 
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
* Kết luận: Tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ. Muốn có phẩm chất ấy đòi hỏi phải có quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ ý chí vượt khó, khiêm tốn học hỏi.
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
3) Ý nghĩa:Lao động tự giác
và sáng tạo giúp ta tiếp thu kiến thức kĩ năng ngày càng thuần thục, phẩm chất năng lực của mỗi cá nhân được hoàn thiện phát triển không ngừng, chất lượng hiệu quả học tập lao động sẽ ngày càng nâng cao.
4) Cách rèn luyện : Học sinh phải có kế hoạch rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập
III-BÀI TẬP:
1) Đáp án đúng câu d
2) Chọn cách b
 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
+ Học tất cả các nội dung bài học thật kĩ
+ Đọc trước bài 12 và tự trả lời câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa
+ Làm bài tập 1,2,3,4.(SGK) Trang 30
 TUẦN 14 + 15: Ngày soạn:
Tiết 14 - Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG GIA ĐÌNH (T1)
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được một số qui định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi
 thành viên trong gia đình
2. Kĩ năng: 
- Học sinh biết ứng xử phù hợp với các qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
 bản thân trong gia đình.
3.Thái độ: 
- Học sinh có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình, có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc .
. KĨ NĂNG SỐNG:
	Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin
B. CHUẨN BỊ: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Phiếu học tập.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận, phân tích và xử lí tình huống
- Đàm thoại 
D. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH: 
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Hãy nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo ?
Sơ lược đáp án:
Nêu đúng các hậu quả (mỗi hậu quả 2 điểm)
3. BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG 1: Nói về bổn phận của con đối với cha mẹ, ca dao Việt Nam có câu sau:
 " Công cha như núi thái sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
Để hiểu rõ nội dung bài ca dao trên. Chúng ta tìm hiểu bài: "Quyền và nghĩa vụ ........."
 HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: Học sinh chia sẽ với nhau về những việc làm mà mọi thành viên trong gia đình mình đã làm cho nhau, hình thành biểu tượng về bổn phận nghĩa vụ đối với gia đình và giáo dục tình cảm gia đình.
Giáo viên yêu cầu học sinh kể việc làm của mình ở gia đình.
? Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao ?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không hoàn thành tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ?
Giáo viên: Kết luận.
HOẠT ĐỘNG 3: Thảo luận về cách cư xử của hai nhân vật chính trong hai mẫu chuyện

File đính kèm:

  • docxBai_1_Ton_trong_le_phai.docx