Giáo án Giáo dục công dân 8 - Học kì II - Nguyễn Văn Phi

TIẾT 25 - BÀI 17:

NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

 VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG.

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng; nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng; nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

2. Kỹ năng. Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

3. Thái độ:

- Có ý thức tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng; tích cực tham gia giữ gìn tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Phê phán những hành vi, việc lầm gây thiệt hại đến tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

B. Tài liệu ,phương tiện- PP vµ kÜ thuËt d¹y häc :

- Hiến pháp 1992, bộ luật Hình sự, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm.

- Giấy khổ to, bút dạ, máy chiếu, phiếu học tập.

C . Ho¹t ®éng d¹y vµ häc chñ yÕu .

1. æn ®Þnh tæ chøc :

- Sĩ số: 8A. 8B.

2 - KiÓm tra bµi cò

a. Giới thiệu bài.

 GV đưa tình huống: HS trường Trần Quốc Toản lao động đào mương giúp địa phương. Hai em Quý và Hoàng đã đào được 1 hộp sắt trong đó có những đồng tiền đúc bằng vàng. Quý và Hoàng đã nộp toàn bộ cho trường trước sự chứng kiến của cô giáo chủ nhiệm.

 ? Số tiền vàng ấy thuộc quyền sở hữu của ai?

 ? Số tiền vàng ấy sẽ được dùng ntn?

HS: Trả lời. (Số tiền vàng đó thuộc sở hữu của Nhà nước, được dùng vào các việc mang lại lợi ích cho xã hội).

 GV: Để hiểu thêm quyền sở hữu Nhà nước và lợi ích công cộng, chúng ta học bài hôm nay

 

doc39 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Học kì II - Nguyễn Văn Phi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó nghĩa vụ gì đối với tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng?
HS: Trả lời.
GV: NX, chốt: “Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng”, đây là nghĩa vụ pháp lí của công dân được quy định tại điều 78 Hiến pháp 1992 mà mọi người đều phải tuân theo và chấp hành. HS chúng ta cần thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong sinh hoạt hàng ngày: Không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm điện, nước, giữ vệ sinh môi trường, giữ tài sản của lớp, không viết, vẽ bậy lên tường, bàn..... Đấu tranh với các hành vi xâm phạm hoặc làm thiệt hại đến tài sản Nhà nước.
Hoạt động 4: Tìm hiểu phương thức quản lí của Nhà nước đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
HS: Thảo luận nhóm.
? Nhà nước có trách nhiệm ntn trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
H/s làm gì để tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? 
- Trả lời cá nhân
Cả lớp bổ sung.
GV: NX.
Hoạt động 5: Luyện tập
GV: Tổ chức cho 2 đội thi trả lời nhanh tình huống ở BT1 (49-SGK). Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về tôn trọng tài sản Nhà nước, tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.
HS: 2 đội chơi.
GV: NX, ghi điểm cho đội chơi tốt.
I. Đặt vấn đề.
=> Phải có trách nhiệm với tài sản nhà nước.
- Thuộc sở hữu của tập thể hoặc Nhà nước.
II. Nội dung bài học.
1.Khái niệm:
- Tài sản của Nhà nước là gì? Là tài sản tuộc quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí, Vd như vùng trời, vùng biển, đất đai, sông hồ, tài nguyên trong lòng đất...
 (Tích hợp nội dung BVT)
TNTN, vùng trời, vùng biển, đất đai, sông suối... đều là tài sản của nhà nước công dân có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ.
- Lợi ích công cộng: Lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội, vd như lợi ích do các công trình công cộng mang lại ( công viên, vườn hoa, cầu đương, sân vận động, cung văn hoá...) mang lại.
2. Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ TSNN và lợi ích công cộng.
Công dân không được lẫn chiếm, phá hoại, sử dụng TSNN và lợi ích công cộng vào mục đích cá nhân.
3. Trách nhiệm của nhà nước trong việc tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. NN ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pl về quản lí và sử dụng tài sản thuộc SH toàn dân, tuyên truyền giáo dục công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 
 (Tích hợp nội dung BVT)
 - H/s cần được thể hiện bằng những hành vi, việc làm cụ thể: Giữ gìn vệ sinh chung, tiết kiệm điện nước, đấu tranh với những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên
III. Bài tập
Bài 1(49-SGK)
- Hùng và các bạn nam lớp 8B không biết bảo vệ tài sản của trường.
- Không nhận sai lầm để đền bù cho trường mà bỏ chạy.
* Tục ngữ:
- Cửa vào nhà quan như than vào lò.
- Ham lợi trước mắt, quen hoạ sau lưng
- Tham lợi nhỏ, mất việc lớn.
- Chưa học làm đã lo ăn bớt.
Ca dao:
 Tiếng chùa ai vỗ thì thùng
Cửa chung ai khéo vẫy vùng nên riêng
4. Củng cố:
	GV:? HS chúng ta cần rèn luyện ý thức thái độ ntn đối với việc tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng.
	? Nêu những tiêu cực hiện nay trong vấn đề tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
	HS: Trả lời.
	GV chốt: Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng là CSVC của xã hội để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ, thực hiện nghiêm chỉnh quy định của PL, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực của xã hội, quyết tâm xây dựng xã hội mới văn minh tiến bộ.
5 HDVN: - Học bài, tìm hiểu các tấm gương về bảo vệ tài sản Nhà nước.
	 - Nghiên cứu bài 18: Đọc mục đặt vấn đề, trả lời câu hỏi gợi ý.
 Ngày 02 tháng 03 năm 2015
 TTCM kÝ duyÖt
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 27/02/2015	
Ngày giảng: 8A: 05/3/2015
TIẾT 26 - BÀI 18: 
 QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
A. Mục tiêu bài học
1. Kt: - Hiểu thế nào là quyền khiếu nại và tố cáo của công dân; biết được cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
2. Kn: HS biết phân biệt được những hành vi đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo; biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại, tố cáo.
3. Tđ: Thận trọng, khách quan khi xem xét sự việc có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo. 
B. Tài liệu ,phương tiện- PP vµ kÜ thuËt d¹y häc :
- Hiến pháp 1992, luật Khiếu nại, tố cáo.
- Giấy khổ to, bút dạ, máy chiếu, phiếu học tập...
PP diễn giải, toạ đàm, thảo luận ...
C . Ho¹t ®éng d¹y vµ häc chñ yÕu .
1. æn ®Þnh tæ chøc :
- Sĩ số: 8A.................. 8B...................... 
2 - KiÓm tra bµi cò 
3 - Bµi míi .
a. Giới thiệu bài.
	GV: Vợ chồng T và M sống cùng thôn với gia đình H. T lười lao động suốt ngày uống rượu. Cứ mỗi lần uống rượu là T đánh đập vợ con. Nhiều lần gia đình chị M phải đưa chị đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh. Gia đình, họ hàng, làng xóm khuyên ngăn T không được. H rất bất bình và thắc mắc: Tại sao chính quyền địa phương không có biện pháp đối với T để bảo vệ chị H?”
	Để hiểu và giải đáp được thắc mắc của H cũng như các em, chúng ta học bài hôm nay.
	GV: Ghi đề.
 b. Bài mới:
 Hoat ®éngc cña thÇy vµ trß Néi dung cÇn ®¹t
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
HS: Đọc mục ĐVĐ.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Các nhóm xây tình huống và sắm vai.
N1,2: TH1. HS trong vai người có vẻ dấu diếm, buôn bán và sử dụng ma tuý
N3,4: TH2. HS thể hiện vai người lấy cắp xe đạp của bạn bị phát hiện.
N5,6: TH3. HS trong vai anh H, người bị đuổi việc mà không rõ lí do.
GV:? Nghi ngờ có người buôn bán và sử dụng ma tuý, em sẽ xử lí ntn?
? Phát hiện người lấy cắp xe đạp của bạn em sẽ xử lí ntn?
? Anh H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
HS: Thảo luận, trình bày.
Cả lớp nhận xét.
GV: NX, giải đáp.
GV: Qua 3 tình huống trên chúng ta rút ra bài học gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Giới thiệu trên bảng phụ.
HS: Thảo luận lớp, tìm hiểu nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
I. Đặt vấn đề.
N1: Nếu nghi ngờ việc có người buôn bán và sử dụng ma tuý Òbáo cho cơ quan chức năng theo dõi.
N2: Báo cho GV nhà trường hoặc cơ quan công an nơi me ở về hành vi lấy cắp xe đạp của bạn để nhà trường hoặc cơ quan công an sẽ xử lý theo PL.
N3: Anh H khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có trách nhiệm yêu cầu người giám đốc giải thích lí do đuổi việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
_Khi biết được công dân, tổ chức, cơ quan Nhà nước vi phạm pháp luật, làm thiệt hại đến lợi ích của mình và Nhà nước Òtố cáo, khiếu nại để bảo vệ quyền lợi cho mình và tránh thiệt hại cho xã hội.
II. Bài học.
Khiếu nại
Tố cáo
Người thực hiện (ai?)
- Đối tượng (vấn đề gì?)
- Cơ sở (vì sao?)
- Mục đích (để làm gì?)
- Hình thức.
- Công dân có quyền và lợi ích bị xâm phạm.
- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
- Quyền và lợi ích bản thân người khiếu nại.
- Khôi phục quyền, lợi ích người khiếu nại.
 - Trực tiếp
Đơn, thư.
Báo, đài.
- Bất cứ công dân nào.
- Hành vi xâm phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước.
- Gây thiệt hại đến NN, tổ chức và công dân.
- Ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cơ quan, công dân...
Trực tiếp.
Đơn, thư.
Báo, đài.
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét, ghi ý đúng.
GV: Chốt laị nội dung bài học.
HS: Đọc lại.
HS: Làm BT4 (52_SGK).
Trình bày bài làm.
Cả lớp nhận xét.
GV: NX, ghi điểm cho HS làm tốt.
* Khác nhau:
Khiếu nại
- Người khiếu nại là người trực tiếp bị hại.
Tố cáo
- Mọi công dân.
- Mục đích: Ngăn chặn mọi hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích Nhà nước, tổ chức, cơ quan, công dân
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của quyền khiếu nại và tố cáo của công dân.
GV:? Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo?
HS: Trả lời.
GV chốt: Để tạo cơ sở pháp lý cho công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm; để tạo cơ sở pháp lý cho công dân giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ công chức Nhà nước khi thi hành công vụ, để ngăn ngừa và đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Hoạt động 4: Xác định trách nhiệm của Nhà nước và công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
GV: Giới thiệu Hiến pháp 1992, điều 74.
HS: Đọc.
GV: Giới thiệu Luật Khiếu nại, tố cáo (1.1.1999).
GV:? Trách nhiệm của cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo ntn?
? Trách nhiệm của người khiếu nại, tố cáo?
HS: Trả lời.
GV: Nhấn mạnh.
HS: Làm BT:
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây nói về trách nhiệm công dân:
- Nâng cao trình độ hiểu biết về PL.
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân .
- Sử dụng đúng đắn quyền khiếu nại, tố cáo.
- Khách quan, trung thực khi làm việc.
- Lợi dụng để vu khống, trả thù.
- Cùng với người lớn phòng chống tệ nạn xã hội.
- Ngăn ngừa tội ác.
- Nhờ người đại diện bảo vệ quyền lợi cho bản thân.
HS: Làm bài, trình bày.
Cả lớp tranh luận.
GV: NX, ghi điểm.
GV:? HS chúng ta cần làm gì?
Hoạt động 4: Luyện tập
HS: Làm bài tập 3.
Trình bày BT.
GV: NX, ghi điểm.
GV chốt: Thực hiện tốt quyền khiếu nại tố cáo là tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội và bảo vệ lợi ích công dân.
1. Quyền khiếu nại:
- Quyền công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Quyền tố cáo:
- Quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm PL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của CD.
Bài tập 4:
* Giống nhau: Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.
- Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- Là phương tiện để công dân tham gia quản lí Nhà nước, XH.
* Khác nhau:
3. ý nghĩa, tầm quan trọng:
- Là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản luật công dân.
- Thực hiện: Trung thực, khách quan, thận trọng. 
4.Trách nhiệm của nhà nước, công dân:
- Nhà nước kiểm tra cán bộ, công chức NN có thẩm quyền xem xét KN,TC trong thời hạn PL quy định; xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích NN, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và CD; nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo. lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
- Công dân: Phải trung thực, khách quan, thận trọng và đúng quy định
III. Bài tập: 
ý kiến đúng: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8.
Bài tập 3.
a. Bổ sung thêm
Bảo vệ quyền lợi công dân
b. Bổ sung thêm.
Là tham gia quản lí Nhà nước.
4. Củng cố:
 - H/s có trách nhiệm gì về những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nhuyên thiên nhiên?
	- HS chơi sắm vai BT1 (52)
	GV: Thực hiện đúng đắn quyền khiếu nại, tố cáo của công dân sẽ đảm bảo cho việc thực hiện các quyền cơ bản của công dân, giúp Đảng và Nhà nước hiểu rõ yêu cầu của quần chúng, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên Nhà nước. Trên cơ sở đó, kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Xây dựng lòng tin của nhân dân đối với Đảng, xây dựng xã hội tốt đẹp.
5. HDVN:
- Ôn bài 12 Ò 13 chuẩn bị KT 1 tiết.
 Ngày 09 tháng 3 năm 2015
 TTCM kÝ duyÖt
Ngày soạn: 06/3/2015	
Ngày giảng:8A: 12/03/2015
 8B:13/03/2015
TIẾT 27: 
KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng chống TNXH và tác hại của các TNXH.
- Hiểu được thế nào là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Nêu đươc nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích cộng cộng
- Nêu được một số quy định của PL về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Hiểu thế nào là quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
2. Kỹ năng: 
- Phân biệt được những hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu của người khác; biết tự phòng chống nhiễm HIV và giúp người khác phòng chống;
- Biết thực hiện các quy định của PL về quyền SH tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản cuae người khác.
- Biết phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ: 
- Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác; Có ý thức tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng; Có ý thức nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
B. Tài liệu ,phương tiện- PP vµ kÜ thuËt d¹y häc :
+ GV: bảng phụ, đề kiểm tra
+ HS: Giấy kiểm tra.
C . Ho¹t ®éng d¹y vµ häc chñ yÕu.
1. æn ®Þnh tæ chøc :
- Sĩ số: 8A.................. 8B...................... 
2 - KiÓm tra bµi cò . kh«ng
3 - Bµi míi .
a . Giới thiệu bài 
A. Ma trận đề:
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1 
Quyền và nghĩa vụ vủa CD về TTATXH;Bảo vệ môi Trường và TNTN
-Nhận biết được TNXH 
-Biết các con đường lây truyền HIV/AIDS
Biết các hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ..
Biết các hành vi vi phạm PL về phòng chống TNXH
Tham gia phòng chống các TNXH
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
2(C1,2)
1,0
10%
 1(C3)
0,5
5%
1(10c)
1,5
15%
2(10a,b)
0,75
7,5%
6
3,75
37,5%
Chủ đề 2
Quyền và nghĩa vụ của CD về VH,GD,KT
Nhận biết được những tài sản của công dân
-Hiểu được vì sao nhà nước quy định những tài sản có giá trị phải đăng ký quyền sỡ hữu
-Biết thực hiện nghĩa vụ bảo vệ TSNN và LICC
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1(C5)
0,5
5%
2(C8,9) 
3.0
30%
3
3,5
35%2
Chủ đề 3
Quyền Tự do dân chủ cơ bản của CD
 Biết được ai có quyền tố cáo
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1(C4)
0,5
5%
1
0,5
5%
Chủ đề 4
Nhà nước CHXHCN Việt Nam-Quyền và nghĩa vụ của CD trong quản lý nhà nước
Biết cơ quan ban hành pháp luật. 
Biết thế nào là tính bắt buộc
Biết vì sao khi vi phạm pl sẽ bị xử lý
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1(C6)
0,5
5%
1(C7)
1,0
10%
1(C10d)
0,75
7,5)%
3
2,25
22,5%
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
5
3
30%
5
4,0
40%
3
3,0
30%
13
10,0
100%
B. Đề bài:
I. Trắc nghiệm (3đ)
 Khoanh tròn chỉ một chữ cái trớc câu trả lời đúng.
Câu 1: (0,5đ) Theo em, hành vi nào dưới đây có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ?
A. Bắt tay người đã bị nhiễm HIV.	B. Dùng chung bơm, kim tiêm.
C. Dùng chung cốc, bát đĩa.	D. Nói chuyện với người nhiễm HIV.
Câu 2:(0,5) Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
A. Làm mất, hư hỏng tài sản nhà nước được giao trông giữ, bảo quản.
B. Sử dụng tài sản được giao đúng mục đích, tiết kiệm.
C. Sử dụng thoải mái điện, nước của cơ quan.
D. Tranh thủ sử dụng tài sản được nhà nước giao quản lý vào mục đích các nhân.
Câu 3: (0,5đ) Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản nhà nước ?
A. Đất đai.	B. Biển và tài sản biển
C. Rừng, khoáng sản.	D. Tiền, vốn cá nhân góp trong doanh nghiệp nhà nước.
Câu 4: (0,5đ) Những hành vi dưới đây là đúng hay sai đối với nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác ?
Hành vi
Đúng
Sai
A. Giữ gìn tài sản mình thuê hoặc mượn của người khác.
B. Vay tiền người khác cứ khất lần không chịu trả.
C. Chiếm đoạt tài sản của người khác làm của mình.
D. Sử dụng đồ dùng của người khác khi được chủ đồng ý
Câu 5: (1đ) Hãy lựa chọn 2 trong các từ hoặc cụm từ: Sử dụng ma tuý; đánh bạc; văn hoá phẩm đồi truỵ; chất kích thích điền vào chỗ trống trong câu sau cho đúng với quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
 "Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em .............................., cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích; nghiêm cấm, dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những
......................................, đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ"
II. Tự luận: (7đ)
Câu 1:(2đ) Em hãy cho biết, để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào ? Em sẽ làm gì khi thấy bạn bè hoặc em nhỏ chơi nghịch lửa hoặc các vật lạ?
Câu 2: (2đ) Hãy nêu ví dụ 4 trường hợp có thể sử dụng quyền khiếu nại, 4 trường hợp có thể sử dụng quyền tố cáo ?
Câu 3: (3đ) Tình huống: Hoà nhặt được chiếc ví trong đó có giấy tờ và một số tiền. Hoà đã vứt các giấy tờ đi, còn tiền thì Hoà giữ lại để đóng học phí.
Câu hỏi: 	1/ Vậu dụng hiểu biết về quyền sở hữu của công dân, em hãy cho biết hành vi 	 của Hoà là đúng hay sai ? Vì sao ?
	2/ Nếu là Hoà trong trường hợp này, em sẽ làm gì ?
C. Đáp án chi tiết và điểm số từng phần:
I. Trắc nghiệm. Mỗi ý đúng 0,5đ
1
2
3
B
B
D
Câu 4: ý đúng : A,D 	ý sai: B,C
Câu 5: (1đ) Đánh bạc;	Văn hoá phẩm đồi truỵ
II. Tự luận. (7đ)
Câu 1. (2đ) Pl nước ta quy định:
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. (1đ)
- Y/C Hs nêu dc 3 cách ứng xử sau: (1đ)
+ Ngăn cản hành vi dại dột và nguy hiểm đó của bạn hoặc của em nhỏ
+ Giải tích để bạn hiểu tác hại, hậu quả của hành vi (tai nạ do cháy, nổ)
+ Khuyên bạn không nên chơi trò chơi nguy hiểm.
+ Báo cho người lớn biế để giúp đỡ ngăn chặn...
Câu 2: (2đ) 
 - HS nêu được 4 có thể sử dụng quyền khiếu nại (mỗi ý 0,25đ)
VD như: Quyết định kỉ luật không đúng; buộc thôi việc không có lí do; quyết định đối với nhân viên vượt quá thẩm quyền; phạt hành chính quá mức quy định ....
- HS nêu được 4 có thể sử dụng quyền tố cáo (mỗi ý 0,25đ)
VD như: Phát hiện một tụ điểm mua bán ma tuý; thấy có kẻ xâm phạm tài sản nhà nước, tài sản công cộng; thấy có kẻ xâm phạm di tích văn hoá, buôn bán trái phép...
Câu 3. (3đ)
1/ Hành vi của Hoà là sai (0,5đ)
Giải thích: (1,5đ)
	- Quyền chiếm hữu của công dân gồm 3 quyền: hiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Hoà không phải là chủ sở hữu chiếc ví nên không có quyền gì đối với chiếc ví. 
	- Nghĩa vụ của công dân là phải tôn trọng tài sản của người khác 
2/ Nếu là Hoà em sẽ giữ nguyên chiếc ví và tìm cách trả lại cho người mất. (1đ)
+ Nếu có điều kiện theo địa chỉ trao đến tận tay người mất.
+ Tìm cách báo cho người mất đến nhận
+ Nhờ thấy cô giáo chuyển đến người mất
+ Nộp cho cơ quan công an... 
D. Học sinh làm bài:
	GV : Phát đề, đọc đề
	HS: Tiến hành làm bài
	GV: Quan sátuốn nắn kịp thời nếu thấy hs vi phạm
4. Củng cố: 
	- Thu bài, đếm số lượng bài.
 - Nhận xét giờ kiểm tra
5. HDVN
 - Xem lại bài kiểm tra trên lớp.
 - Đọc và soạn trước bài mới.
	- Nghiên cứu bài 19: Quyền tự do ngôn luận.
	? Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận ntn?
 Ngµy 09 th¸ng 03 n¨m 2015
 TTCM kÝ duyÖt
Ngày soạn: 10/3/2015	
Ngày giảng: 8A: 19/03/2015
	8B: 20/03/2015	Tiết 28; Bài 19: 
QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
 HS nêu được thế nào là quyền tự do ngôn luận; những quy định của Pl về quyền tự do ngôn luận và trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận
2. Kỹ năng: HS biết phân biệt được tự do ngôn luận đúng với lợi dụng tự do ngôn luận để làm việc xấu; thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận.
3. Thái độ
	+ Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người. 
	+ Phê pháng những hiện tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.
B. Tài liệu, phương tiện- PP vµ kÜ thuËt d¹y häc :
	- H/ả, tư liệu st, bảng phụ	
	- Hiến pháp 1992, luật Báo chí.
PP Đàm thoại, thảo luận nhóm
C . Ho¹t ®éng d¹y vµ häc chñ yÕu.
1. æn ®Þnh tæ chøc :
- Sĩ số: 8A.................. 8B...................... 
2 - KiÓm tra bµi cò 
3 - Bµi míi .
a . Giới thiệu bài 
	GV giới thiệu Hiến Pháp 1992, điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của PL”.
	HS: Đọc.
	GV: Trong các quyền ấy, quyền tự do ngôn luận là quyền thể hiện rõ quyền làm chủ của công dân, thể hiện tính tích cực của công dân. Nắm vững quyền tự do ngôn luận sẽ sử dụng tốt các quyền nói trên. Để hiểu bản chất và ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận, chúng ta học bài hôm nay.
b. Bài mới: 
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung

File đính kèm:

  • docBai_13_Phong_chong_te_nan_xa_hoi.doc
Giáo án liên quan