Giáo án Giáo dục công dân 8 - Chủ điểm tháng 11: Tôn sư trọng đạo
1.Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh:
- Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Có thái độ trân trọng yêu quí và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô giáo.
- Biết lễ phép, nghe lời thầy cô giáo
2. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động.( các kĩ năng sống cơ bản được tích hợp trong hoạt động).
a) Nội dung
- Tóm tắt ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
- Vị trí và vai trò của thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và xây dựng, phát triển đất nước.
- Lòng biết ơn đối với thầy cô giáo của các thế hệ HS.
b) Mức độ tích hợp.
Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Có thái độ trân trọng yêu quí và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô giáo.
- Biết lễ phép, nghe lời thầy cô giáo.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Hoạt động 1 THẢO LUẬN THEO CHỦ ĐỀ “TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ” 1.Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh: - Khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giáo - Yêu quí và tin tưởng các thầy cô giáo - Kính trọng lễ phép với thầy cô giáo 2. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động.( các kĩ năng sống cơ bản được tích hợp trong hoạt động). a) Nội dung - Những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm của học sinh với thầy cô giáo. - Những truyện kể, bài thơ, bài hát ca ngợi thầy cô giáo, ca ngợi tình nghĩa thầy trò. b) Mức độ tích hợp. - Khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giáo - Yêu quí và tin tưởng các thầy cô giáo - Kính trọng lễ phép với thầy cô giáo 3. Các phương pháp, phương tiện dạy học tích cực được sử dụng -Trao đổi và thảo luận, kể chuyện, sinh hoạt văn nghệ. 4. Tài liệu và phương tiện: - Học sinh sưu tầm những tài liệu nói về thầy cô giáo, về tình cảm thầy trò. - Những câu hỏi thảo luận: * Bạn hãy cho biết xuất xứ ngày 20/11 và ngày này được kỷ niệm ngày nhà giáo ở Việt Nam như thế nào * Bạn hãy cho biết những câu ca dao tục ngữ, thành ngữ về thầy cô giáo. - Một số tiết mục văn nghệ về thầy cô giáo về tình cảm thầy trò. * Về tổ chức: a. GVCN: - Nêu ý nghĩa, nội dung và định hướng hoạt động cho HS. - Gợi ý, hướng dẫn cho CBL và chi đội. + Hướng dẫn HS tìm hiểu về thầy cô giáo giảng dạy của lớp. +Động viên khuyến khích toàn thể HS của lớp chủ động tham gia vào những công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mỗi em. b. Nhiệm vụ của HS. -Hội ý để phân công nhiệm vụ cho nhau. - Nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc của mình đối với thầy cô giáo. Tập một số bài hát, bài thơ ca ngợi tình nghĩa thầy trò. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. -Phân công trang trí: Ảnh Bác, khăn trải bàn, bình hoa. -Người dẫn chương trình: …………………………………………... -Phân công thư kí ghi biên bản: …………………………………….………. -Dự kiến mời giáo viên bộ môn làm cố vấn. 5. Tiến hành hoạt động 1. Khám phá ( Mở đầu) -Hát tập thể một bài. -Tuyên bố lý do. -Giới thiệu đại biểu. -Giới thiệu chương trình hoạt động. 2. Kết nối (Phát triển) - Các tổ trưng bày sản phẩm ở vị trí quy định. - Đại diện các tổ giới thiệu khái quát kết quả sưu tầm được ( về số lượng, nội dung, thành tích của các cá nhân tích cực và đóng góp nhiều nhất ) 3. Thực hành ( Luyện tập củng cố ) * Trao đổi và thảo luận - Người dẫn chương trình nêu câu hỏi: * Bạn hãy cho biết xuất xứ ngày 20/11 và ngày này được kỷ niệm ngày nhà giáo ở Việt Nam như thế nào * Bạn hãy cho biết những câu ca dao tục ngữ, thành ngữ về thầy cô giáo. - HS phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận nhằm khắc sâu nhận thức về “ tình nghĩa thầy trò” và “ công ơn thầy cô giáo” - Người dẫn chương trình tóm tắt khái quát kết quả thảo luận. - trong quá trình trao đổi, thảo luận có thể xen kẽ những tâm sự của HS về những kỉ niệm “tình nghĩa thầy trò” 4. Vận dụng (Hoạt động nối tiếp) * Văn nghệ: trình diễn một số tiết mục văn nghệ - đơn ca : …………………………………………………….- trình bày. - Tam ca; đồng ca nam, nữ. * Người dẫn chương trình mời đại biểu phát biểu ý kiến, giao lưu văn nghệ. 6.Kết thúc - GVCN đánh giá sự chuẩn bị của lớp cho hoạt động : Chu đáo, tốt - Ý thức của HS khi tham gia hoạt động : Sôi nổi, cần phát huy. Hoạt động 3 TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 1.Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh: - Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 - Có thái độ trân trọng yêu quí và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô giáo. - Biết lễ phép, nghe lời thầy cô giáo 2. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động.( các kĩ năng sống cơ bản được tích hợp trong hoạt động). a) Nội dung - Tóm tắt ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. - Vị trí và vai trò của thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và xây dựng, phát triển đất nước. - Lòng biết ơn đối với thầy cô giáo của các thế hệ HS. b) Mức độ tích hợp. Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 - Có thái độ trân trọng yêu quí và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô giáo. - Biết lễ phép, nghe lời thầy cô giáo. 3. Các phương pháp, phương tiện dạy học tích cực được sử dụng - Tặng hoa, chúc mừng thầy cô giáo. - Trao đổi, thảo luận, tâm sự những kỉ niệm. - Văn nghệ chúc mừng thầy cô giáo. 4. Tài liệu và phương tiện: a) Về phương tiên hoạt động: - Bản tóm tắt ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam. - Lời chúc mừng thầy cô giáo đã chuẩn bị sẵn. Các câu hỏi thảo luận. * Cảm nghĩ của bạn vè ngày 20-11? * Bạn hiểu ý nghĩa của câu “Tôn sư trọng đạo ” như thế nào? *Về tổ chức: a. GVCN: - Thông báo cho cả lớp về nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. - Động viên HS chuẩn bị các ý kiến thảo luận, sẵn sàng tham gia các tiết mục văn nghệ mừng ngày hội của các thầy cô giáo. - Hội ý CBL + tổ trưởng phân công việc chuẩn bị cụ thể. b. Học sinh: -Hội ý để phân công trách nhiệm cho nhau. - Suy nghĩ các ý kiến để phát biểu và thảo luận. -Một số tiết mục văn nghệ. - Phân công người tặng hoa. -Phân công trang trí, kê bàn ghế : Ảnh Bác, khăn trải bàn, bình hoa. -Người dẫn chương trình: ....................................................................... -Phân công thư kí ghi biên bản: .................................................................... -Dự kiến mời đại biểu: Các thầy cô giáo trong lớp; thầy cô chủ nhiệm cũ; đại diện CMHS; BGH.. 5. Tiến hành hoạt động 1. Khám phá ( Mở đầu) -Hát tập thể một bài. -Tuyên bố lý do. Giới thiệu đại biểu. -Giới thiệu chương trình lễ kỉ niệm mừng các thầy cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam.. 2. Kết nối (Phát triển) *Lễ kỉ niệm và chúc mừng. - Người dẫn chương trình đọc bản tóm tắt ý nghĩa lịch sử ngày 20/11. - Lớp trưởng đọc lời chúc mừng các thầy giáo, cô giáo, ghi nhớ công ơn thầy cô dạy dỗ và hứa với thầy cô giáo sẽ cố gắng học tập và rèn luyện tốt. - Một số học sinh có thành tích lên tặng hoa cacsthaayf giáo, cô giáo. Cả lớp biểu lộ tình cảm bằng cách hát tập thể một bài hát mừng thầy cô giáo hoặc vỗ tay. - Đại diện thầy cô phát biểu ý kiến. - Phát biểu của đại diện CMHS. 3. Thực hành ( Luyện tập củng cố ) * Thảo luận và văn nghệ. -Người dẫn chương trình lần lượt nêu các vấn đề cần thảo luận và động viên cả lớp tích cực phát biểu ý kiến. - Người dẫn chương trình tóm tắt các ý kiến và kết luận. 4. Vận dụng (Hoạt động nối tiếp) Trong quá trình thảo luận xen kẽ các tiết mục văn nghệ, lời phát biểu cảm tưởng hoặc tâm sự hoặc những câu chuyện cảm động về thầy cô giáo. - Phát động thi sáng tác theo chủ đề “Biết ơn thầy cô giáo” 6.Kết thúc - GVCN đánh giá sự chuẩn bị của lớp cho hoạt động : Chu đáo, tốt - Ý thức của HS khi tham gia hoạt động : Sôi nổi, cần phát huy. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM a) Qua các hoạt động của chủ điểm “Tôn sư trọng đạo”, bản thân em thu hoạch được những gì ? b) Tham gia các hoạt động chủ điểm trong tháng, em tự xếp mình đạt ở mức độ nào? Tốt Khá Trung bình Yếu Ghi chú 1.Học sinh tự đánh giá 2.Tổ đánh giá, xếp loại 3.Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại
File đính kèm:
- chu diem thang 11.doc