Giáo án Giáo dục công dân 8 bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tt )

II.NỘI DUNG BÀI HỌC:(tt)

1.

2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992:

+ Chế độ chính trị.

+ Chế độ kinh tế.

+ Chính sách xã hội giáo dục khoa học công nghệ.

+Bảo vệ tổ quốc .

+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

+ Tổ chức bộ máy nhà nước.

3.Việc ban hành, sửa đổi Hiến pháp.

- Quốc hội có quyền lập ra Hiến pháp, pháp luật.

- Quốc hội có quyền sử đổi Hiến pháp.

- Được thông qua đại biểu Quốc hội với ít nhất là 2/3 số đại biểu nhất trí.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5640 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tt ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 30 TIẾT: 39
NGÀY DẠY : /../.
BÀI 20 
HIẾN PHÁP 
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (tt )
1 – MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
 - HS hiểu được Hiến pháp là gì , vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật .
 - HS biết được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2. Kỹ năng:
 - HS thực hiện được phân biệt giữa Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác .
 - HS thực hiện thành thạo phân biệt Hiến pháp và pháp luật khác.
1.3 Thái độ:
- Thói quen : Có trách nhiệm trong học tập , tìm hiểu về Hiến pháp 
- Tính cách : Có ý thức tự giác sống và làm việc theo Hiến pháp .
2 – NỘI DUNG HỌC TẬP
- Biết được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
3 – CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Hiến pháp, Tình huống , bảng phụ
3.2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà.
4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
8a1: 8a2:.. 8a3:. 
4.2. Kiểm tra miệng:
- Câu 1: Kiểm tra nội dung bài cũ
1/ Hiến pháp là gì ?( 10đ)
 => Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
- Câu 2: Kiểm tra kiến thức liên quan đến bài mới.
2/Từ khi thành lập nước (1945) đến nay, nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp và vào những năm nào ? Bản chất của nhà nước ta là gì?(10 điểm)( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
Hs:- 5 bản (1946,1959, 1980, 1992,2013)
Là Nhà Nước của nhân dân do nhân dân vì nhân dân
4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1:20 phút
Mục tiêu:
- Kiến thức:HS Hiểu nội dung của hiến pháp (tt) - 
- Kĩ năng: HS phân biệt được hiến pháp và pháp luật khác.
?Hiến pháp 1992 được thông qua ngày nào ? Gồm bao nhiêu chương ? Bao nhiêu điều? Tên của mỗi chương?
?Nội dung của Hiến pháp 1992 qui định về những vấn đề gì? 
? Cơ quan nào có quyền lập ra Hiến pháp, pháp luật ?
? Hãy phân biệt Hiến pháp với các bộ luật , văn bản pháp luật khác ?
HS: Luật thuế,tuyển sinh
? Cơ quan nào có quyền sử đổi hiến pháp và thủ tục như thế nào ?
GV: tổng kết ý kiến học sinh, chốt lại nội dung chính (GV ghi lên bảng).
? Muốn biết được nội dung một số luật thì chúng ta phải làm gì?
HS: Có ý thức đọc và ghiên cứu ,tìm hiểu Hiến phápqua sáchbáo, ti vi báo đài,giờ học GDCD.
? Mọi công dân phải làm gì đối với Hiến Pháp, pháp luật?
HS:Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến Pháp, pháp luật.
Kết luận :Hiến pháp là đạo luật quan trọng của nhà nước.
Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ cơ bản nhất của một Quốc gia, định hướng cho đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu.
HS: Đọc điều 83, 147 của Hiến pháp 1992.
GV: Đây là một bài học khó nên giành nhiều thời gian làm bài tập củng cố kiến thức qua các bài tập SGK.
HOẠT ĐỘNG 2:15 phút
Mục tiêu : 
Kiến thức: Biết được yêu cầu bài tập
Kĩ năng : Làm bài tập 
 Bài tập 2 trang 57-58 SGK
II.NỘI DUNG BÀI HỌC:(tt)
1.
2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992:
+ Chế độ chính trị.
+ Chế độ kinh tế.
+ Chính sách xã hội giáo dục khoa học công nghệ.
+Bảo vệ tổ quốc .
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
+ Tổ chức bộ máy nhà nước.
3.Việc ban hành, sửa đổi Hiến pháp. 
- Quốc hội có quyền lập ra Hiến pháp, pháp luật.
- Quốc hội có quyền sử đổi Hiến pháp.
- Được thông qua đại biểu Quốc hội với ít nhất là 2/3 số đại biểu nhất trí.
4. Trách nhiệm của công dân.
- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
- Tìm hiểu sâu sắc nội dung, ý nghĩa của các quy định Hiến pháp, thực hiện quy định đó trong cuộc sống hàng ngày
III. BÀI TẬP:.
.
 4.4 Tổng kết
 ? Bài tập 1 SGK trang 57. 
Các lĩnh vực 
Điều luật.
Chế độ chính trị.
Điều 2
Chế độ kinh tế.
Điều 15,23
VH,GD,KH & CN.
Điều 40
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Điều 52,57
Tổ chức bộ máy nhà nước.
Điều 101,131
Bài 3 SGK/ 58:
Cơ quan
Cơ quan quyền lực nhà nước 
Quốc hội , HĐND các cấp.
Cơ quan quản lý nhà nước 
Chính phủ, UBND quận, Bộ GD&ĐT, Bộ nông nghiệp và PTNT, Sở GD&ĐT, Sở LĐTBXH 
Cơ quan xét xử 
Toà án nhân tối cao. TAND địa phương. TA quân sự
Cơ quan kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, VKS địa phương, VKS quân sự
GV kết luận toàn bài.
 Hiến pháp năm 1992 - Đạo luật cơ bản của Nhà nước và xã hội Việt Nam là cơ sở pháp lí cho hoạt động của bộ máy Nhà nước của các tổ chức xã hội và cho công dân. Trách nhiệm của công dân nói chung và HS nói riêng là tìm hiểu sâu sắc nội dung, ý nghĩa các quy định Hiến pháp và thực hiện quy định đó trong cuộc sống hàng ngày. Đó là : Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật.
GV nhận xét đánh giá chung tiết học.
4.5 Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học ở tiết này :	
 -Học bài kết hợp SGK trang 56.
-Tìm hiểu thêm về các điều của Hiến pháp trong từng lĩnh vực .
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo :
Chuẩn bị bài 21: “Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
 - Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK trang 58,59.
 - Xem nội dung bài học SGK trang 60.
 - Xem phần bài tập SGK trang 60,61.
5/PHỤ LỤC:
Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 8.
Học tập và thực hành theo chuẩn kiến thức,kĩ năng GDCD 8.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập GDCD 8.
Kĩ năng sống GDCD 8.

File đính kèm:

  • docBai_20_Hien_phap_nuoc_Cong_hoa_xa_hoi_chu_nghia_Viet_Nam_20150727_015525.doc