Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 7: Tôn sư trọng đạo - Năm học 2015-2016

- Nhóm 1, 2: Nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo?

- Nhóm 3,4: Nêu việc làm thể hiện thiếu tôn sư trọng đạo cuả HS hiện nay?(Không chào hỏi thày cô giáo cũ, coi thường thày cô dạy môn phụ, vô lễ với thày cô, chỉ thăm hỏi thầy cô giáo chủ nhiệm )=>GV phê phán những hành vi này

 GV: Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào?.

GV: Theo em phải rèn luyện lòng tôn sư trọng đạo như thế nào?

- Họat động 4: Hướng dẫn làm bài tập.

-Giải thích ca dao, tục ngữ

GV:Cho HS chơi sắm vai bài tập a SGK/19.

GV: Cho HS chơi trò chơi thi hát, đọc câu ca dao, tục ngữ về thầy cô giáo.

- Chia lớp làm 2 đội, đội nào hát, đọc nhiều sẽ thắng.

HS: Thực hiện. GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận toàn bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 7: Tôn sư trọng đạo - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 23/9/2015
 Tuần 7: Tiết 7: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:- Hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo.
- Hiểu biểu hiện, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
2. Kĩ năng: - Biết sống, tự rèn luyện thái độ tôn sư trọng đạo. 
3.Thái độ: - Học sinh có thái độ biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.
- Phê phán thái độ và hành vi vô ơn với thầy cô giáo
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	KN tư duy, phê phán đv những biểu hiện của tôn sư trọng đạo và thiếu tôn sư trọng đạo. 
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đóng vai; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình ảnh, tình huống, ca dao, tục ngữ. 
2. Học sinh: Học bài cũ, sưu tầm tranh ảnh, truyện kể về “Tôn sư trọng đạo”
V. Tiến trình dạy học:	
	1-Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
	Câu 1. Thực hiện lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào? 
 Câu 2. Theo em, hành vi nào sau đây không thể hiện lòng yêu thương con người?
 	a. Quan tâm, chăm sóc những người xung quanh.	 
 	b. Chia sẻ, thông cảm với bạn.	 
	c. Chế giễu người tàn tật. 
	d. Góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt. 
	*. Giới thiệu bài: Cho HS xem hình ảnh Đặng Thái Sơn về thăm trường. 
GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì? Dân tộc ta có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,Bài mới.
3. Dạy học bài mới: 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Họat động 1: Tìm hiểu truyện .
 HS: Đọc truyện
GV: Cho HS thảo luận nhóm đôi.
GV: Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò có gì đặc biệt về mặt thời gian?( Sau bốn 40 năm.)
GV: Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn cuả học trò cũ đối với thầy giáo Bình? 
HS:- Vây quanh thầy thắm thiết chào hỏi.
 - Tặng thầy những bó hoa tươi thắm.
 - Không khí của buổi gặp mặt thật cảm động.
 - Thầy trò tay bắt mặt mừng. 
GV: HS kể những kỉ niệm về những ngày thầy dậy nói lên điều gì? 
HS: Nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình.
- Họat động 2 : Liên hệ thực tế.
GV: Hãy kể một số kỉ niệm của em với thầy cô giáo dạy ở cấp tiểu học?
- Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học 
GV: Em hiểu sư, đạo có nghĩa là gì? 
HS : - Sư: thầy giáo.
 - Đạo: đạo lí, những điều hay, lẽ phải.
GV: Tôn sư là gì?
GV: Chúng ta có tôn trọng những thầy cô giáo đã dạy ta trước đây không?
HS: Phải tôn trọng tất cả các thầy cô giáo.
GV: Cho HS giải thích câu tục ngữ: “ không thầy đố mày làm nên”.
GV: Trọng đạo là gì?
GV: Nhận xét chốt ý.
GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút).
- Nhóm 1, 2: Nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo?
- Nhóm 3,4: Nêu việc làm thể hiện thiếu tôn sư trọng đạo cuả HS hiện nay?(Không chào hỏi thày cô giáo cũ, coi thường thày cô dạy môn phụ, vô lễ với thày cô, chỉ thăm hỏi thầy cô giáo chủ nhiệm)=>GV phê phán những hành vi này
 GV: Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào?.
GV: Theo em phải rèn luyện lòng tôn sư trọng đạo như thế nào?
- Họat động 4: Hướng dẫn làm bài tập.
-Giải thích ca dao, tục ngữ
GV:Cho HS chơi sắm vai bài tập a SGK/19.
GV: Cho HS chơi trò chơi thi hát, đọc câu ca dao, tục ngữ về thầy cô giáo. 
- Chia lớp làm 2 đội, đội nào hát, đọc nhiều sẽ thắng.
HS: Thực hiện. GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận toàn bài.
I-Tìm hiểu truyện
I.Nội dung bài học:
1.Đinh nghĩa:
 - Tôn sư: tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi. 
 - Trọng đạo: coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình. 
2. Biểu hiện:
 - Tình cảm thái độ làm vui lòng thầy cô.
 - Hành động đền ơn đáp nghĩa.
 - Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô.
3.Ý nghĩa:
- Là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phải phát huy.
4.Cách rèn luyện:
- Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học.
II. Bài tập:
 * Bài tập a SGK/19.
 - Hành vi thể hiện thái độ ôn sư trọng đạo: 1, 3.
 - Hành vi cần phê phán: 2, 4. 
4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
	+ Học bài, làm các bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 19, 20.
+ Chuẩn bị bài 7: “Đoàn kết tương trợ”
 + Đọc truyện, trả lời câu hỏi, xem trước nội dung bài học,
 + Làm bài tập SGk/20, 21, 22.
 + Tìm tranh ảnh về đoàn kết tương trợ. Chuẩn bị tiểu phẩm sắm vai. 

File đính kèm:

  • docBai_6_Ton_su_trong_dao.doc