Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 3: Tự trọng - Năm học 2015-2016

- Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.

GV: Chia lớp làm hai đội, chơi trò chơi tiếp sức (2 phút)

Đội A: Tìm hành vi biểu hiện tính tự trọng trong thực tế?

Đội B: Tìm những hành vi không biểu hiện lòng tự trọng

GV: Thế nào là tự trọng?

* Chuẩn mực XH: đề ra để mọi người cùng thực hiện như: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự

GV: Biểu hiện của tự trọng?

GV: Tự trọng có ý nghĩa như thế nào?

HS: - Đối với gia đình:

 - Đối với cá nhân:

 - Đối với XH:

-Hoạt động 4: Bài tập:

GV: Hướng dẫn HS làm bài tập a SGK/11-12

HS: Làm bài tập.

GV: Nhận xét, cho điểm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 3: Tự trọng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 1/ 9/ 2015
Tuần 3: Tiết 3: TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:- Hiểu thế nào là tự trọng.
- Hiểu biểu hiện của lòng tự trọng.- Hiểu ý nghĩa của tự trọng.
2. Kĩ năng: - Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác.
- Học tập những tấm gương về lòng tự trọng.
3.Thái độ:- Học sinh có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	KN so sánh những biểu hiện tự trọng và trái với tự trọng.
 III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp tổ chức trò chơi; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân.- Bảng phụ. 
2. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ. - Ca dao, tục ngữ về tự trọng.
V. Tiến trình dạy học:	
	1Ổn định tổ chức
2-. Kiểm tra bài cũ :
	Câu 1. Em cho biết ý kiến đúng về biểu hiện của người thiếu trung thực? 
	a. Có thái độ đàng hoàng, tự tin.
	b. Dũng cảm nhận khuyết điểm.
	c. Phụ họa, a dua với việc làm sai trái.
	d. Đúng hẹn, giữ lời hứa.
 Câu 2. Học sinh phải làm gì để rèn luyện tính trung thực? 
	*- Giới thiệu bài: Cho HS xem hình ảnh về Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân.
GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì
3 Dạy học bài mới:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Họat động 1: Tìm hiểu truyện .
HS: Đọc truyện theo phân vai.
GV: Cho HS thảo luận nhóm (3 phút)
Nhóm 1: Nêu những hành động của Rô – be qua câu chuyện trên? 
Nhóm 2: Vì sao Rô – be lại nhờ em mình trả lại tiền cho người mua diêm?
Nhóm 3: Các em có nh. xét gì về hành động của Rô – be?
-Hành động của Rô-be đã tác động ntn đến tình cảm của tác giả?
- Họat động 2 : Liên hệ thực tế.
GV: Hãy kể những việc em hoặc các bạn em đã làm thể hiện tính tự trọng?
- Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Chia lớp làm hai đội, chơi trò chơi tiếp sức (2 phút)
Đội A: Tìm hành vi biểu hiện tính tự trọng trong thực tế?
Đội B: Tìm những hành vi không biểu hiện lòng tự trọng
GV: Thế nào là tự trọng?
* Chuẩn mực XH: đề ra để mọi người cùng thực hiện như: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự
GV: Biểu hiện của tự trọng?
GV: Tự trọng có ý nghĩa như thế nào?
HS: - Đối với gia đình:
 - Đối với cá nhân:
 - Đối với XH:
-Hoạt động 4: Bài tập:
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập a SGK/11-12
HS: Làm bài tập.
GV: Nhận xét, cho điểm.
I- Tìm hiểu truyện
-Rô-be: Nhờ em trả lại tiền thừa cho khách
-Muốn giữ đúng lời hứa; không muốn người khác nghĩ mình nghèo mà nói dối để ăn cắp tiền; không muốn bị coi thường, bị mất lòng tin ở mình
=>Rô be có ý thức trách nhiệm cao , giữ đúng lời hứa, tôn trọng mình
II-Nội dung bài học:
1.Khái niệm
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với chuẩn mực XH.
2. Biểu hiện
- Cư xử đoàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa, luôn làm tròn nhiệm vụ.
3. Ý nghĩa:
- Là phẩm chất đạo đức cao quý.
- Giúp con người có nghị lực, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân và được mọi người tôn trọng, quý mên
II.Bài tập
* Bài tập a SGK/11-12
Đáp án: Hành vi thể hiện tính tự trọng là: 1,2
4./ Đánh giá: Em thấy mình đã có lòng tự trọng chưa? Em cần làm gì để trở thành người có lòng tự trọng?. 
5/ Dặn dò:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 11,12.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài 5: “ Đạo đức và kỉ luật”
	+ Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK.
 + Xem nội dung bài học và bài tập SGK 

File đính kèm:

  • docBai_3_Tu_trong.doc