Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 22+23, Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.

- Kê tên các yếu tố của môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người.

- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.

- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi phạm pháp luật về, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

 

doc22 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 22+23, Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GV giúp HS thấy được: môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác thiếu kế hoạch, bị tàn phá, săn bắt, khai thác đến mức cạn kiệt (qua các tranh ảnh, thông tin, ).
       GV cho HS tìm hiểu tình huốn, phân tích thông tin để xác định trách nhiệm của cá nhân và Nhà nước. Từ đó lập dự án bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
       Mục này cần tích hợp các kiến thức Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí, kiến thức xã hội
để hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
        + Mục IV: Hướng dẫn học sinh luyện tập
        Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được vận dụng ở mục này: luyện tập, thảo luận, vấn đáp, nhóm, quan sát, động não, tia chớp.
       Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa cần giải quyết, GV cho HS làm thêm bài tập trò chơi ô chữ để khắc sâu kiến thức, và lập bản đồ tư duy để khái quát hóa nội dung bài học.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
        Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra 15 phút.
    Câu hỏi: Để xây dựng trường ta luôn xanh-sạch- đẹp, theo em học sinh chúng ta cần thực hiện những công việc cụ thể nào ?
    Yêu cầu: HS cần trình bày được các nội dung sau:
         - Giữ gìn VS trường lớp sạch sẽ.
         - Trồng và chăm sóc cây bóng mát, cây cảnh.
         - Tuyên truyền bằng nhiều biện pháp trong trường (Kịch, vẽ tranh, Thi làm đồ dùng tự chế từ VL phế thải, thi viết về chủ đề MT...).
         - Tuyên dương, khen thưởng, kỷ luật.
         - Bố trí hợp lý các khu vệ sinh.
         -Trang trí làm đẹp các khu vệ sinh,...
8. Các sản phẩm của học sinh
03. học sinh đạt: 9.
05. học sinh đạt: 8.
          06. học sinh đạt:7.
          05. học sinh đạt:6.
	04. học sinh đạt:5.	
 Đoàn Kết, ngày 15 tháng 12 năm 2015  
                                                   T/M Nhóm thực hiện dự án   
                                                     Trưởng nhóm
                                                    Phạm Văn Thành
TUẦN 22-23                                     TIẾT 22-23
BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
- Kê tên các yếu tố của môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người.
- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi phạm pháp luật về, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được áp dụng:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi bảo vệ môi trường, tài ngyuên thiên nhiên và những hành vi gây hại với môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo về biện pháp hành động để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực:
- Động não.
- Kĩ thuật hỏi chuyên gia.
- Thảo luận nhóm.
- Xử lý tình huống hoặc đóng vai, ...
IV. Chuẩn bị:
GV:   - Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
- Thông tin, tranh ảnh, về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Biểu đồ về sự biến đổi diên tích rừng ở Việt Nam qua các thời kì.
- Phiếu câu hỏi cho hoạt động 3 và hoạt động 6.
HS: 	- Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
V. Tiến trình dạy học:
1. Khám phá:
- Tìm hiểu những kinh nghiệm đã có của HS về môi trường tài nguyên thiên nhiên.
GV nêu yêu yêu cầu định hướng bài học:
- Hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu kiến thức của bài 14. Để học tốt bài này thì đòi hỏi chúng ta vận dụng kiến thức của nhiều môn như: Địa lí, Sinh học, Lịch sử, Ngữ văn và kể cả kiến thức về chính trị xã hội
GV: Ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: QUAN SÁT VÀ ĐÀM THOẠI TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG, TÀI  NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mục tiêu: Học sinh hiểu thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố của môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Rèn luyện KNS trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
GV cho HS quan sát một số bức tranh và nhấn mạnh. Đây là những bức tranh mô tả thiên nhiên và môi trường sống quanh ta.         
GV đặt câu hỏi:
Qua quan sát hình ảnh, và qua những kiến thức bài “Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên” ở chương trình GDCD 6 kết hợp với kiến thức đã học hoặc đọc thêm thuộc môn Địa lí và Sinh học em hãy cho biết:
- Em hiểu môi trường là gì? Thiên nhiên bao gồm những yếu tố nào?
HS: Trả lời.
GV hỏi
? Những yếu tố thiên nhiên vừa kể trên có cần thiết với con người không? Nó có giá trị như thế nào đối với đời sống con người?
GV nhấn mạnh đây chính là những nguồn tài nguyên quan trọng.
Kết hợp những kiến thức đã học thuộc môn Địa lí và các tài liệu khác. Em hiểu tài nguyên thiên nhiên là gì?
GV Tích hợp kiến thức môn Địa lí.
Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng; tài nguyên nước; có 2360 con sông dài trên 10km. Sinh vật; thực vật có tới 14600 loài. Động vật có 11200 loài;
GV các em đã hình thành hai khái niệm em hãy cho biết tài nguyên thiên nhiên và môi trường có quan hệ với nhau như thế nào? Cho ví dụ cụ thể
GV chốt kiến thức theo SGK
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống con người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan  hệ chặt chẽ với môi trường.
GV: Nhấn mạnh môi trường ở bài học này là môi trường sinh thái khác hẳn môi trường xã hội, như “môi trường giáo dục” “môi trường học tập”
I. Khái niệm:
1. Môi trường:
 Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Những điều kiện tự nhiên có sẵn trong tự nhiên (Rừng, núi, sông), hoặc do con người tạo ra (Nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, rác, khói bụi).
2. Tài nguyên thiên nhiên: 
Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người (tài nguyên rừng, TN đất, TN nước, SV biển, khoáng sản).
TNTN là một bộ phận thiết yếu của môi trường. Mọi hoạt động khai thác TN đều có ảnh hưởmg đến MT.
Hoạt động 2:  THẢO LUẬN NHÓM TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG, TÀI  NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với con người.
- Rèn luyện các kĩ năng sống: Xử lí thông tin; tư duy phê phán; xác định giá trị.
*Cách tiến hành:
GV đưa bảng thông tin trong sách giáo khoa về tình hình môi trường, tác động của con người và hậu quả của những tác động đó đối với môi trường, tài nguyên.
Cho Hs nghiên cứu thông tin trong SGK phần a
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong SGK và bảng diễn biến tỉ lệ (%) đất có rừng che phủ giai đoạn 1950 đến 2011. Em hãy cho biết  tỉ lệ (%) đất có rừng che phủ thay đổi như thế nào và giải thích tại sao có sự thay đổi đó?
HS Trả lời
GV tích hợp môn lịch sử cung cấp thông tin:
  Ngày 10 - 8 - 1961, khi chiếc máy bay trực thăng H34 của không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất độc khai quang đầu tiên dọc theo quốc lộ 14 từ Kon Tum lên Đắc Tô bắt đầu cuộc chiến tranh hoá học dã man bậc nhất trong lịch sử nhân loại với mật danh “Ranch Hand”; cho tới khi kết thúc năm 1971, đã có  khoảng 170 kg đioxin - loại chất độc mà chỉ cần một muỗng cà phê cũng có thể giết hàng triệu người. Đioxin – loại chất độc đe dọa trực tiếp đến sự sống của mỗi loài động vật. Là vùng rừng dày đặc, Quảng Trị sớm trở thành một trọng điểm trong kế hoạch thiết lập “vành đai trắng” của giặc. Khoảng 15.000 nạn nhân, trong đó gần 2.000 người chết do nhiễm độc quá nặng. Có hơn 1.500 ha rừng, hoa màu thời đó đã bị chết do chất độc từ máy bay Mỹ thả xuống, chủ yếu tập trung vào hai xã Cam Chính, Cam Nghĩa thuộc huyện Cam Lộ ngày nay Những cánh rừng nối tiếp bám rễ vào đất như muốn hút hết chất độc còn lại để con người được nằm xuống yên bình, mà chẳng được. Rồi lớp lớp người từ chiến trường xưa kia bị nhiễm độc trở về, dẫu có “tích đức” hàng chục vạn năm vẫn không nắn lại được hình người của họ, của con họ, cháu họ. Đó là đỉnh điểm, cũng là tận cùng của di chứng tội ác.
Trên toàn lãnh thổ Việt Nam hiện có hàng nghìn cháu bé bị dị tật bẩm sinh do nhiễm chất độc đioxin
Việc Đế quốc Mỹ dội bom xuống các cánh rừng Trường Sơn không những làm giảm diện tích rừng che phủ của ta, mà còn làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng mà còn kéo dài qua rất nhiều năm, rất khó khắc phục.
GV cho HS đọc mục b (sự kiện) 
GV giải thích khái niệm lũ ống, lũ quét.
- Lũ ống: Xuất hiện khi mưa có cường độ lớn trong thời gian ngắn, trên diện tích hẹp, có tốc độ cao, sức tàn phá mạnh, hàm lượng bùn lớn.
Lũ quét: Xuất hiện do nước mưa không thấm xuống đất, ào ạt chảy xuống triền núi với sức mạnh không gì ngăn cản nổi, kéo theo đất đá.
Thảo luận nhóm (Chia lớp thành 3 nhóm)
Câu 1: Hãy cho biết nguyên nhân (do con người gây ra) dẫn đến hiện tượng lũ lụt?
Câu 2: Em hãy nêu mối quan hệ giữa thông tin và sự kiện trên?
Câu 3: Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống con người?
GV chốt lại nội dung thảo luận của HS.
Câu 1: Khai thác rừng bừa bãi, không theo quy hoạch, không tuân thủ biện pháp lâm sinh, không tái sinh rừng.
- Lâm tặc hoành hành.
- Nạn du canh du cư, phá rừng lấy đất canh tác, nhiều vụ cháy rừng, xâm hại tới tài nguyên.
- Diện tích rừng phòng hộ bị thu hẹp.
Câu 2: Tất cả những thông tin đưa ra trên có thể nói là nguyên nhân dẫn đến hậu quả của những sự kiện đã nêu. Rừng bị tàn phá, thiên nhiên bị tàn phá đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người dẫn đến hiện tượng lũ ống, lũ quét thiệt hại về người và của.
Câu 3:Tác dụng của rừng đối với đời sống con người.
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá mà có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cho đời sống của con người.
GV cho tình huống:
- GV kể: Trong tác phẩm văn học “Nắng đồng bằng” của Chu Lai, có một chi tiết rất đáng chú ý: Trong đoàn người chạy loạn, không tìm ra nguồn nước uống, mấy tên lính nguỵ chiếm một hố bom có một ít nước, chúng bắt mọi người phải đổi những đồ trang sức quý giá để lấy một ca nước uống và ai cũng chấp nhận.
- Từ câu chuyện trên em hãy cho biết giá trị của nguồn tài nguyên nước trong đời sống của con người?
HS trả lời
Các em hãy vận dụng những kiến thức đã học thuộc môn Sinh học và Địa lí, em hãy phân tích tác đông và ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống con người?
- Môi trường trong lành.
- Môi trường bị ô nhiễm.
HS phân tích.
GV: Từ việc nghiên cứu thônh tin, sự kiện, tình huống, kết hợp những kiến thức hiểu biết của môn Sinh học và Địa lí. Em hãy rút ra kết luận về vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối vời đời sống con người.
GV Tích hợp môn Ngữ văn.
?Em hãy giải thích câu thành ngữ “Rừng vàng, biển bạc”
GV kết luận:Câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” là câu nói quen thuộc của ông cha ta chỉ sự giàu có trù phú của nước ta về tài nguyên thiên nhiên. Câu nói thể hiện lòng tự hào, niềm yêu quý của đối với của cải, giang sơn gấm vóc của dân tộc. Rừng vàng: ý muốn nói tác dụng của rừng đối với con người là rất quan trọng, quý như vàng. Từ rừng có thể khai thác được nhiều lâm sản, trồng trọt, rừng là lá phổi xanh điều hòa bầu khí quyển.. Biển bạc: Biển là nơi cung cấp nguồn thủy hải sản vô giá, đồng thời biển cũng là nơi du lịch
  Chúng ta hãy hành động để bảo vệ “Rừng vàng biển bạc”. Con người ta phải biết cách khai thác hợp lý để trở rừng và biển trở thành vàng bạc thực sự. (Tức là nó chỉ đúng khi con người chúng ta biết khai thác sử dụng đúng cách, chứ không thể đi phá cây, chặt rừng mà gọi là ‘rừng vàng, biển bạc’ được.)
GV cho HS quan sát tranh về môi trường bị ô nhiễm
- Em có nhận xét gì về thực trạng môi trường sống của chúng ta hiện nay?
- Qua các kiến thức về tự nhiên và xã hội, em có nhận xét gì về thực trạng của nguồn tài nguyên thiên nhiên của VN và thế giới?
GV kết luận:
- Đất trồng trọt đang bị mất khả năng sản xuất do nạn xói mòn, nhiều đất hoang hóa và bạc màu.
-  Nguồn nước (sông, biển, hồ,) đang bị ô nhiễm nặng.
- Diện tích rừng bị thu hẹp, mất dần những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp, những loại gỗ quý, những loài động vật quý hiếm. 
- Khí hậu có sự thay đổi, trái đất đang dần nóng lên.
+ Môi trường sống đang bị ô nhiễm.
+ Tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác cạn kiệt.
GV tiếp tục cho THẢO LUẬN NHÓM
-Nhóm 1: Nêu các hành vi làm ô nhiễm môi trường? Bản thân em đã có những hành vi gì gây ảnh hưởng đến môi trường?
-Nhóm 2: Nêu các hành vi làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên? Liên hệ bản thân và gia  đình.
-Nhóm 3: Các hành vi làm ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên gây ra hậu quả gì?
HS báo cáo kết quả và nhận xét, bổ sung.
(GV lưu ý: Hiện nay bản thân các em, gia đình các em và những người xung quanh đã có những hành vi làm ô nhiễm môi trường như: lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, vứt rác thải không phân huỷ bừa bãi.
Đối với tài nguyên thiên nhiên thì cũng đã khai thác và sử dụng nguồn nước sạch bừa bãi: rửa chuồng lợn, đánh vữa hồ xây dựng.Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có nguy cơ thiếu nước sạch để phục vụ nhu cầu đời sống con người)
GVcho HS làm bài tập b SGK trang 46
GV kết luận: Ô nhiễm môi trường, huỷ hoại môi trường, sử dụng tài nguyên không hợp lí, không có kế hoạch sẽ làm mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường bị suy thoái gây các hiên tượng lũ lụt, mưa bão, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của con người. Do đó đòi hỏi chúng ta cần cần có những biện pháp, trách nhiệm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người.
- Tạo csvc để phát triển KT-VH-XH.
- Tạo phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức con người.
- Tạo cuộc sống tin thần cho con người.
Làm con người vui tươi, khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tin thần.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU NHỮNG BIỆN PHÁP  BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mục tiêu: HS nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Rèn /luyện các KNS; Tư duy sáng tạo
GV cung cấp một số tranh ảnh về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
?Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường, thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
GV kết luận
GV dùng phương pháp động não, nêu ra những vấn đề sau:
? Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của ai?
- Là trách nhiệm của mọi người, mọi quốc gia, mọi dân tộc.
Em hãy cho biết các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- Theo em Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?
-Ban hành luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Quản lí việc khai thác tài nguyên
- Kiểm tra giám sát và xử lí các hành vi làm ô nhiễm môi trường
GV cung cấp một số điều luật.
? Bản thân em đã và sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?
HS trả lời, HS khác nhận xét.
GV : Dựa vào kiến thức Địa lí 7 em hãy cho biết các nước trên thế giới đã tham gia kí kết nghị định gì về cắt giảm lượng khí thải toàn cầu ?
HS trả lời : Nghị định thư Kiôtô
GV mở rộng thêm kiếm thức về nghị định thư Kiôtô.
GV nhận xét, chốt ý.
*Kết luận:
- Biện pháp vi mô (hành động của mỗi người) ; giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, trồng cây xanh, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đúng quy định
- Biện pháp vĩ mô (của nhà nước): Ban hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân về nghĩa vụ bảo vệ môi trường; xử lí những hành vi, vi phạm; tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
III. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
1. Bảo vệ môi trường:
- Giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường.
- Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
2. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:
- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3. Các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Thực hiện quy định của pháp luật về vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Truyên truyền và nhắc nhở để mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên.
- Lên án, phê phán, tố cáo các hành vi làm ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên.
2. Thực hành, luyện tập.
Hoạt động 4: XỬ LÍ TÌNH HUỐNG VÀ TRÌNH BÀY SUY NGHĨ  VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu: Phát triển kĩ năng đánh giá và ứng xử trước những tình huống liên quan đến vấn đề môi trường.
- Rèn luyện các KNS: Ra quyết định; tư duy phê phán; kiểm soát cảm xúc.
GV  cho HS làm bài tập a và c (trong SGK trang 46)
GV nêu tình huống: Ở gia đình nơi An sinh sống, một số người thường vứt xác động vật chết xuống hồ, ao hoặc vứt ra đường.
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu câu hỏi sau:
+Em hãy nhận xét hành vi nêu trên.
+Nếu em là An chứng kiến việc đó em sẽ làm gì?
HS thảo luận tranh luận về cách đánh giá hành vi, về những cách ứng xử có thể có và những điều có lợi hoặc có hại của từng cách ứng xử và lựa chọn cách ứng xử tôi ưu trong những trường hợp điều kiện cụ thể.
* Kết luận: GV định hướng cho học sinh.
- Hành vi đó là sai, vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mọi người.
- Nếu chứng kiến sự việc, em phải ngăn chăn bằng cách góp ý, khuyên nhủ, thuyết phục, người đó không vứt xác động vật chết ra đường hoặc xuống ao, hồ; phân tích rõ Tác hại việc làm đó. Nêu không ngăn chặn được thì phải kịp thời báo cho người có trách nhiệm biết để ngăn chặn, xử lí.
(Có thể cho HS chơi trò chơi sắm vai trong tình huống trên)
HS thực hành và trình bày bài cá nhân.
GV yêu cầu HS nhận xét.
GV kết luận và cung cấp đoạn văn mẫu.
 Hè vừa qua em đã có chuyến tham quan du lịch xuyên Việt cùng gia đình.  Chuyến tham quan đó khiến em rất vui.Tuy nhiên có một vai điều về vấn đề môi trường thiên nhiên mà em gặp phải trong chuyến đi đó khiến em rất buồn. Đó là Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố, có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng, đổ nước thải sinh hoạt xuống cống, rãnh là những hành động xấu, đáng chê trách. Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người. Em mong rằng mỗi người cần có ý thức giư gìn và bảo vệ môi trường để môi trường sống của chúng ta nói chung và ở những nơi tham quan du lịch nói riêng ngày càng trong sạch hơn.
Hoạt động 5: HỎI VÀ TRẢ LỜI
GV đặt câu hỏi về những nội dung đã học, gọi 1HS trả lời câu hỏi đó. HS này lại đặt câu hỏi tiếp tục 1 câu hỏi nữa. HS thứ 2 trả lời và tiếp tục quá trình hỏi và trả lời với các bạn

File đính kèm:

  • docDay_hoc_theo_chu_de_tich_hop.doc