Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 20: Sống và làm việc có kế hoạch (Tiết 2) - Năm học 2015-2016

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của làm việc có kế hoạch (7 phút)

Thảo luận nhóm 3’:

GV: Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch? Những điều có hại khi làm việc không có kế hoạch?

- HS trao đổi

- Phát biểu ý kiến

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

GV: chốt ý đúng: (dùng bảng phụ)

* Làm việc có kế hoạch:

- Rèn luyện ý chí, nghị lực.

- Rèn luyện tính kỷ luật, tính kiên trì.

- Kết quả học tập, rèn luyện tốt.

- Thầy cô, cha mẹ, bạn bè yêu quý

->Bản thân trở thành con ngoan, trò giỏi

* Tác hại của việc làm không có kế hoạch:

- Làm việc tùy tiện

- Hiệu quả công việc thấp.

- Ảnh hưởng xấu đến người khác

 

docx4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 20: Sống và làm việc có kế hoạch (Tiết 2) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21	 Ngày soạn : 09/01/2016
TIẾT 20	 	 Ngày dạy: 15/01/2016
SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH (T2)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Học sinh nắm được :
Thế nào là sống và việc có kế hoạch.
Biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch
Ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.
Kĩ năng : 
Tôn trọng ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch. Phê phán lối sống và làm việc không có kế hoạch.
Thái độ : 
Biết phân biệt biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch và thiếu kế hoạch hàng ngày 
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:
Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về sống và việc có kế hoạch
Kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng quản lí thời gian.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ : (5 phút) GV kiểm tra bảng kế họach học sinh lập ở nhà.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (3 phút)
- Từ việc kiểm tra bản kế hoạch của HS – GV chọn một bài xuất sắc nhất để HS nhận xét ưu, khuyết điểm của từng phần, từng nội dung, từ đó GV hỏi: Tác dụng của bản kế hoạch? Chuyển ý vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của làm việc có kế hoạch (7 phút)
Thảo luận nhóm 3’:
GV: Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch? Những điều có hại khi làm việc không có kế hoạch? 
- HS trao đổi
- Phát biểu ý kiến
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV: chốt ý đúng: (dùng bảng phụ)
* Làm việc có kế hoạch:
- Rèn luyện ý chí, nghị lực.
- Rèn luyện tính kỷ luật, tính kiên trì.
- Kết quả học tập, rèn luyện tốt.
- Thầy cô, cha mẹ, bạn bè yêu quý
->Bản thân trở thành con ngoan, trò giỏi
* Tác hại của việc làm không có kế hoạch:
- Làm việc tùy tiện
- Hiệu quả công việc thấp.
- Ảnh hưởng xấu đến người khác
GV: Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta sẽ phải vượt qua những khó khăn nào?
- Tự kiềm chế hứng thú, ham muốn đột xuất
- Phải đấu tranh với sự mệt mỏi, cám dỗ bên ngoài
GV: khi chúng ta vượt qua được những khó khăn đó mà thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Điều đó giúp ta rèn luyện được ý chí, nghị lực.=> Từ đó học tập và rèn luyện có kết quả cao hơn và các em sẽ được thầy cô, cha mẹ yêu quý; đồng thời tương lai tốt đẹp hơn.
Chuyển ý 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (15 phút)
GV: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
GV: Sống và làm việc có kế hoạch, ta phải đảm bảo điều gì?
GV giảng thêm: Để có một bản kế hoạch đầy đủ, hợp lý không khó. Điều quan trọng là phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đặt ra. Phải kiên trì, có nghị lực, biết tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Cần nhớ rằng: “thành công chỉ đến với ai giàu nghị lực và kiên trì”
GV: Sống, làm việc có kế hoạch có ý nghĩa gì?
GV: Cho ví dụ về sống và làm việc có kế hoạch giúp ta thành công trong công việc, học tập?
- Trương Quế Chi, Trương Bá Tú (L6) xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt-> học sinh giỏi toàn diện
GV nhấn mạnh: Cần xây dựng kế hoạch làm việc, học tập và tự đánh giá hiệu quả công việc hàng ngày. Nếu không lập kế hoạch, làm việc tùy tiện thì sẽ mất thời gian “thời giờ thấm thoát thoi đưa, nó đi, đi mãi không chờ đơị ai”.
Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
HS đọc yêu cầu của bài tập.
Làm việc cá nhân
GV nhấn mạnh: Làm việc có kế hoạch là làm bất cứ công việc gì trong 1 thời gian nhất định đều xác định được mục tiêu, nội dung công việc, dự kiến kết quả, thời gian cho các công việc, nỗ lực cố gắng để thực hiện đúng dự kiến đặt ra.
HS đọc yêu cầu của bài tập.
Làm việc cá nhân
GV: Em có nhận xét gì về bạn Vân Anh? (bạn Vân Anh là người sống và làm việc như thế nào?)
GV: Nhận xét về việc làm của bạn Phi Hùng và hậu quả của việc làm đó?
GV: Qua phân tích bài tập thì em rút ra bài học gì cho bản thân mình?
- Học tập theo bạn Vân Anh, phê phán, không làm việc như bạn Phi Hùng.
HS đọc yêu cầu của bài
HS thảo luận nhóm 2’
Đại diện 1 nhóm trả lời
HS lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
GV chốt ý đúng
GV KL: Ta vẫn có thể xây dựng được kế hoạch dài hơn: xây dựng kế hoạch sống và làm việc nhiều năm. Ví dụ: một bậc học, một cấp học, định hướng phấn đấu, làm việc cho tương lai.
VD: Quế Chi, ước mơ trở thành nhà báo nên bạn tích cực học ngoại ngữ, học văn, vẽ tranh, rèn luyện cách viết và cảm nhận cuộc sống ngay từ khi còn nhỏ.
GV: Khi lập bản kế hoạch làm việc một tuần, em cần trao đổi với bố mẹ hoặc người khác không? Vì sao?
HS trả lời: có, vì: cha mẹ sẽ giúp đỡ, định hướng cho ta xây dựng một bản kế hoạch phù hợp với bản thân, nếp sống, sinh hoạt của gia đình và tạo điều kiện, nhắc nhở ta làm việc đúng kế hoạch đã đề ra.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch
 Là biết xác định nhiệm vụ, biết sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý, để mọi việc thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
2. Yêu cầu cơ bản khi sống và làm việc có kế hoạch:
- Đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: Rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp đỡ gia đình.
- Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
- Quyết tâm vượt khó, kiên trì, sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch đề ra.
3. Ý nghĩa:
- Giúp ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức
III- Bài tập 
1. Bài tập a:
- Người sống có kế hoạch là người sống có dự kiến những mục tiêu phải đạt được, vạch ra phương hướng, nội dung công việc định làm và có quyết tâm làm trong một giai đoạn nhất định
2. Bài tập b: Nhận xét:
- Bạn Vân Anh sống và làm việc có kế hoạch.
- Làm việc tùy tiện, không có kế hoạch -> không thuộc bài, kết quả học tập kém 
3. Bài tập d: 
- Có thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc nhiều năm. Như: một bậc học, một cấp học, định hướng phấn đấu, làm việc cho tương lai.
4. Bài tập đ:
- HS về nhà lập KH 1 tuần.
- Nên trao đổi với cha mẹ và người khác.
Củng cố (2 phút)
- GV hệ thống nội dung bài học
Đánh giá: (2 phút)
Qua bài học hôm nay, em rút ra bài học gì cho bản thân mình?
HS trả lời: sống và làm việc có kế hoạch. Quyết tâm thực hiện xong công việc, tránh lãng phí thời gian, làm đúng kế hoạch đã đề ra.
GVKL toàn bài: sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc sống của mỗi người. Trong thời đại KH- CN phát triển cao thì sống và làm việc có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động. HS phải học tập, rèn luyện thói quen làm việc có khoa học để đạt được kết quả cao trong học tập, xứng đáng là những người con ngoan, trò giỏi, những người con ưu tú của bản làng, mai sau lớn lên góp phần xây dựng quê hương , đất nước.
Hoạt động nối tiếp: (1 phút)
Học thuộc bài
Chuẩn bị bài 13
Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxTuan_21_GDCD_7_tiet_20.docx