Giáo án Giáo dục công dân 7

- Họat động 1: Tìm hiểu nội dung bài học.

GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút)

HS: Thảo luận và trình bày kết quả.

Nhóm 1: Lớp 7A có một số bạn lười học, không chịu lao động, thích ăn chơi, đua đòi, rủ nhau la cà quán nước, trêu chọc phụ nữ, lấy cắp đồ của bạn trong lớp. Em hãy nêu thái độ của mình đối với các bạn ấy?

HS: Trả lời, HS khác nhận xét.

GV: Nhận xét, chốt ý.

*Cho học sinh quan sát hình ảnh HS hút thuốc lá.

HS: Nêu nhận xét của mình.

Nhóm 2: Em hãy điền đầy đủ các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và nêu ý nghĩa của chúng.

 - Một cây .

Ba cây

 - Của ít .

 - Một miếng .

 - Lá lành .

HS: Trả lời, HS khác nhận xét.

GV: Nhận xét, chốt ý.

 

doc80 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 12321 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Người tham gia giao thông có hành vi nào sai phạm?
HS: Trả lời.
GV:Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
- Họat động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV: Cho HS làm bài tập b SGK/46.
HS: Trả lời bài tập, HS khác nhận xét bổ sung.
GV: Đưa ra hai biển báo minh họa. Nhận xét. 
GV: Tổ chức trò chơi: “Nhận biết biển báo” (2phút)
HS: Thực hiện.. GV: Nhận xét, chuyển ý
GV: Tìm một số khẩu hiệu về an toàn giao thông?
HS: An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà.
GV: Nhận xét, kết luận bài học.
I.Nội dung bài học
1/ Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ:
a/ Đèn tín hiệu giao thông:
- Đèn đỏ: dừng lại
- Đèn vàng: đi chậm lại
- Đèn xanh: được đi
b/ Biển báo hiệu đường bộ:
Gồm 5 nhóm:
- Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.
- Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.
- Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.
- Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam để chỉ các hướng đi hoặc điều cần biết.
- Biển phụ: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt cạnh các biển báo nhằm thuyết minh, bổ sung cho các biển báo.
II. Bài tập:
* Bài tập b:
- Biển báo 305 cho phép người đi bộ được đi.
 - Biển báo 304 cho phép người đi xe đạp được đi.
4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 44, 45.
+ Làm các bài tập còn lại sách giáo khoa trang 46,47
- Chuẩn bị bài 14:(tiếp theo)
+ Xem phần nội dung bài học, bài tập sách giáo khoa trang 49, 50, 51.
+ Tìm tranh ảnh về việc thực hiện trật tự an toàn giao thông.
Tuần 16:
 Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố lại, khắc sâu những kiến thức đã học.
 - Nhận định đúng các vấn đề đã học và vận dụng chúng vào thực tế .
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện những kỹ năng liên hệ thực tế cho học sinh. Biết giải quyết những vấn đề của bản thân một cách hợp lý. 
	- Biết hợp tác với bạn bè trong hoạt động, biết suy luận, sáng tạo trong học tập.
3.Thái độ:
- Có ý chí nghị lực, tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức.
- Tôn trọng việc làm đúng, phê phán việc làm sai trái.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	Kĩ năng tư duy phê phán,.kĩ năng so sánh, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đối thoại; phương pháp đóng vai.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Ca dao, tục ngữ, tấm gương theo nội dung ôn tập, bảng phụ. 
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ. Đồ dùng sắm vai. Ca dao, tục ngữ, tấm gương theo nội dung ôn tập. 
V. Tiến trình dạy học:	
	1. Kiểm tra bài cũ :
	2. Giới thiệu bài: Giới thiệu cho HS nội dung ôn tập, mục đích của tiết ôn tập, hình thức ôn tập. 
3. Dạy học bài mới: 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Họat động 1: Nội dung ôn tập.
GV: Chia nhóm thảo luận: (4 phút)
GV: Nêu câu hỏi thảo luận.
HS: Thảo luận và trình bày kết qủa.
Nhóm 1: Đoàn kết, tương trợ là gì? Ý nghĩa? Nêu 2 việc làm của em thể hiện đoàn kết, tương trợ. 
HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét chốt ý.
Nhóm 2: Khoan dung là gì? Nêu ý nghĩa của lòng khoan dung? Nêu một việc làm thể hiện khoan dung của bản thân hoặc ngược lại
HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét, chốt ý.
Nhóm 3: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào? Trách nhiệm của bản thân? Viết bốn câu ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình. 
HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét, chốt ý.
Nhóm 4: Thế nào là tự tin? Tự tin giúp con người điều gì? Bản thân em đã làm gì để sống tự tin? Kể hai việc làm của bản thân thể hiện sống tự tin.
HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét chốt ý
Nhóm 5: Sống giản dị là gì? Nêu ý nghĩa của việc sống giản dị? Nêu hai việc làm biểu hiện sống giản dị của bản thân. 
HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét 
GV: Nhận xét, chốt ý.
Nhóm 6 : Thế nào là tự trọng? Ý nghĩa của tự trọng? Viết 2 câu ca dao, tục ngữ về tự trọng. 
HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét 
GV: Nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu sót.
GV: Kết luận bài học.
- Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập
GV: Cho HS đóng vai hoặc đố vui theo nội dung ôn tập.
HS: Thảo luận, lên thực hiện theo nhóm. 
HS: Nhận xét. 
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
I. Nội dung bài học
Câu 1. – Đoàn kết là sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để tiến hành một việc nào đó. 
 - Tương trợ là sự giúp đỡ ( về sức lực, tiền của). 
 - Ý nghĩa: dễ hòa nhập, hợp tác, tạo sức mạnh; là một truyền thống dân tộc. 
 - HS nêu ví dụ.
Câu 2. – Khoan dung: rộng lòng tha thứ, luôn tôn trọng, thông cảm, biết tha thứ cho người khác…
 - Ý nghĩa: được yêu mến, tin cậy, cuộc sống, quan hệ sẽ tốt đẹp hơn.
 - HS nêu một việc làm thể hiện khoan dung của bản thân hoặc ngược lại. 
Câu 3. - Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa: Là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người; Gia đình có bình yên xã hội mới ổn định; Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
 - Trách nhiệm của bản thân: chăm ngoan, học giỏi, kính trọng ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em…
 - HS viết bốn câu ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình.
Câu 4. - Tự tin: tin tưởng vào khả năng cỷa bản thân, chủ động, tự quyết định và hành động một cách chắc chắn. 
 - Ý nghĩa: có thêm sức mạnh, nghị lực, sức sáng tạo.
 - Cách rèn luyện: chủ động, tự giác trong học tập, tham gia các họat động; khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.
 - HS nêu hai việc làm thể hiện sống tự tin. 
Câu 5. - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
 - Ý nghĩa: được mọi người yêu mến, cảm thông, giúp đỡ. 
 - HS nêu hai việc làm thể hiện hiện sống giản dị của bản thân. 
Câu 6. 
- Tự trọng: biết coi trọng, giữ gìn phẩm cách, điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực XH và truyền thống đạo đức..
- Ý nghĩa: là phẩm chất đạo đức cao quý, giúp con người có nghị lực..
- HS viết ba câu ca dao, tục ngữ về tự trọng. 
II. Bài tập:
Xem lại nội dung bài học, bài tập trong SGK, sách tình huống GDCD 7.
4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
+ Ôn lại nội dung ôn tập.
+ Làm bài tập phần nội dung ôn tập ở các bài: 1,3,7, 8, 9, 11.
- Chuẩn bị ôn tập các bài 4, 6, 2, 5. 
+ Xem lại nội dung bài học, bài tập trong SGK, sách tình huống GDCD 7.
Tuần 17:
Tiết 17: THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
Hiểu sâu hơn các vấn đề về đạo đức, các vấn đề xảy ra ở địa phương, phát huy khả năng hòa nhập, tư duy, nắm bắt thực tế của HS. Bồi dưỡng HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
2. Kĩ năng:
Học sinh biết cách cư xử đúng, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
3.Thái độ:
Tôn trọng và có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức và cố gắng trong học tập.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	- Kĩ năng tìm và xử lí thông tin. 
	- Kĩ năng tư duy phê phán. 
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình ảnh HS hút thuốc lá, hình ảnh cuộc sống gia đình. Bảng phụ. 
2. Học sinh: Giấy khổ lớn, bút dạ. Ca dao, tục ngữ, câu chuyện, tấm gương về nội dung thực hành.
V. Tiến trình dạy học:	
	1. Kiểm tra bài cũ :
	2. Giới thiệu bài: Giới thiệu cho HS biết nội dung, cách thức thực hiện tiết thực hành.
3. Dạy học bài mới: 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Họat động 1: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút)
HS: Thảo luận và trình bày kết quả.
Nhóm 1: Lớp 7A có một số bạn lười học, không chịu lao động, thích ăn chơi, đua đòi, rủ nhau la cà quán nước, trêu chọc phụ nữ, lấy cắp đồ của bạn trong lớp. Em hãy nêu thái độ của mình đối với các bạn ấy? 
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
*Cho học sinh quan sát hình ảnh HS hút thuốc lá.
HS: Nêu nhận xét của mình.
Nhóm 2: Em hãy điền đầy đủ các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và nêu ý nghĩa của chúng.
 - Một cây………………..
Ba cây……………………
 - Của ít…………………..
 - Một miếng…………….
 - Lá lành………………..
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
Nhóm 3: Hãy khoanh tròn thái độ nào sau đây nói về khoan dung và kể một việc làm thể hiện khoan dung hoặc chưa khoan dung của bản thân.
 a. Thù hằn, ghen ghét.
 b. Tha thứ.
 c. Cố chấp.
 d. Độ lương. 
HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt ý. 
Nhóm 4: Thành và Thái là hai anh em nhưng mỗi người một tính: Thành hay nổi khùng khi không vừa ý điều gì; Thái thì cái gì cũng cho mình đúng, không chịu thua ai. Có lần hai anh em đánh nhau chỉ vì tranh nhau qủa bóng. Em nhận xét gì về Thành và Thái. Nếu là Thành hoặc Thái em sẽ cư xử như thế nào? 
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
*Cho học sinh quan sát hình ảnh cuộc sống gia đình
HS: Nêu nhận xét của mình.
Nhóm 5: Em ứng xử như thế nào trong các tình huống sau đây: 
 a. Bạn vô tình làm đổ mực vào vở của mình. 
 b. Bạn cố tình đổ lỗi cho mình.
 c. Bạn đặt điều nói xấu mình.
 d. Bạn có thái độ gắt gỏng, khó chịu.
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
Nhóm 6: Hằng và Hoa cùng học lớp 7C, có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Lớp trưởng đang bàn bạc cách giúp đỡ cả hai bạn. Nhưng Hồng nghĩ: mình chỉ cần giúp Hoa thôi vì Hoa thường hay giúp mình làm toán. Theo em, cách nghĩ của Hồng như vậy có thể hiện đoàn kết, tương trợ không? Vì sao? 
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
- Họat động 2 : Liên hệ thực tế.
GV: Các nhóm có thể liên hệ với bản thân đưa ra những tình huống theo nội dung các câu trên. 
HS: Tự liên hệ bản thân mình. 
GV: Nhận xét, chuyển ý.
- Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập
GV: Mỗi nhóm thực hiện một tình huống đã chuẩn bị: sắm vai, kể chuyện…. 
HS: Trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
I. Nội dung bài học :
 Đáp án:
Câu 1: Thái độ đối với các bạn:
 - Góp ý, phê bình, chỉ rõ khuyết điểm của bạn.
 - Thân mật, vui vẻ nhưng nghiêm khắc với thói hư, tật xấu của bạn.
Câu 2: + Điền từ: 
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
 - Của ít lòng nhiều.
 - Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
 - Lá lành đùm lá rách. 
+ Ý nghĩa: Các câu ca dao, tục ngữ trên nói về tình đoàn kết, tương trợ.
Câu 3: 
- Thái độ nói về khoan dung: b, d.
- Học sinh kể một việc làm của bản thân thể hiện sự khoan dung…
Câu 4: 
 - Nhận xét về hai anh em: chưa hòa thuận, không biết nhường nhịn nhau, chưa góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
 - Em sẽ ứng xử:
 + Nếu là Thành sẽ biết kiềm chế bản thân, biết nhường nhịn lẫn nhau, tôn trọng người khác…
 + Nếu là Thái phải biết lắng nghe , tiếp thu ý kiến của người khác, biết yêu thương nhường nhịn.
Câu 5: Em sẽ ứng xử như sau: 
a. Bỏ qua cho bạn và khuyên bạn nên cẩn thận hơn.
b. Tìm hiểu rõ sự việc, xác định người gây ra lỗi. Nhẹ nhàng chỉ ra sai trái của bạn.
c. Nhẹ nhàng giải thích để bạn thấy đó là hành vi không tốt.
d. Tìm nguyên nhân gây ra thái độ đó và cố gắng gần gũi bạn.
Câu 6: 
 - Cách nghĩ của Hồng chưa thể hiện đoàn kết, tương trợ.
 - Vì: Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, chứ không phải chỉ khi nào bạn giúp mình thì mình mới giúp bạn. 
II. Bài tập:
4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa và sách tình huống.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa, sách tình huống ở các bài đã thực hành.
- Chuẩn bị tiết 18 Thi học kì I.
+ Ôn nội dung các bài: từ bài 1 đến bài 11.
	+ Tìm ca dao, tục ngữ, câu chuyện liên quan đến các bài ôn tập… 
Tuần 18:
Tiết 18: THI HỌC KÌ I
( Có đề - đáp án kèm theo )
Phòng GD & ĐT Đức Linh Đề Kiểm tra Học kì I Năm học 2011 – 2012
Trường: THCS Võ Đắt Môn: GDCD 7
 Đề 1
Họ và tên:……………………….
Lớp:…………
Điểm
Lời phê của giáo viên
PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3đ)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực (0.25đ)
Không nói khuyết điểm của bản thân
Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn
Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng tự trọng (0.25đ)
Chỉ thực hiện lời hứa với người đã giúp mình
Dù nhà nghèo nhưng luôn ăn mặc sạch sẽ, nghiêm chỉnh
Chỉ giữ trật tự trong giờ học của cô giáo chủ nhiệm
Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng yêu thương con người (0.25đ)
Gió chiều nào che chiều ấy
Lời nói, gói vàng
Lá lành đùm lá rách
Theo em công việc trong gia đình là nhiệm vụ của ai? (0.25đ)
a. Của cha và mẹ b. Của mẹ và con gái
c. Của tất cả mọi thành viên trong gia đình d. Của cha và con trai 
Em đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến sau (1đ)
( đánh dấu X vào ô tương ứng)
Ý kiến
Đồng ý
Không đồng ý
a. Chỉ cần khoan dung với người ít tuổi hơn mình
b. Khoan dung là biểu hiện của sự yếu thế
c. Chỉ khoan dung với người thân trong gia đình 
d. Khoan dung giúp mối quan hệ của mọi người trở nên thân thiện hơn 
6. Điền những từ đã cho trước vào các ô trống để nói về việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ (1đ)
( Lương thiện, tốt đẹp, phát huy, tổn hại)
“ Chúng ta trân trọng, tự hào (a)………………………………….. truyền thống (b)………………………………….. của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch (c)…………………………………….., không làm điều gì (d)……………………… đến thanh danh của gia đình , dòng họ.
PHẦN TỰ LUẬN: (7đ)
Thế nào là gia đình văn hóa? Học sinh chúng ta góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách nào? (3đ)
Em hãy giải thích và nêu ý nghĩa câu tục ngữ
“ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” (2đ)
Ngày chủ nhật Toàn và Tâm đang đi chơi trên đường thì gặp cô giáo cũ. Tâm vội vàng dừng lại và lễ phép chào cô, cô mỉm cười dịu dàng chào lại. Khi cô đã đi khuất, Tâm hỏi Toàn: “ Sao cậu không chào cô?” Toàn nói: “ Cô dạy tụi mình cách đây đã mấy năm, chắc cô chẳng còn nhớ tụi mình nữa đâu” 
Câu hỏi: a. Theo em, suy nghĩ và việc làm của Toàn như vậy có đúng không? Vì sao?
 b. Nếu là bạn của Toàn, em sẽ góp ý gì cho bạn Toàn? (2đ)
Phòng GD & ĐT Đức Linh ĐÁP ÁN
Trường: THCS Võ Đắt Đề Kiểm tra Học kì I Năm học 2011 – 2012
 Đề 1 Môn: GDCD 7
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 
1
2
3
4
Đáp án 
c
b
c
c
Câu 5: (1đ) a ; b ; c : Không đồng ý
 d : Đồng ý
Mỗi phần đúng : 0.25đ
câu 6: a. Phát huy b. Tốt đẹp
 c. Lương thiện d. Tổn hại
Mỗi câu đúng : 0.25đ
II. PHẦN TỰ LUẬN : 7đ
Câu
Nội dung
Điểm
1
a. Hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ. thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đoàn kết với xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân 
1.5
b. Chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ
thương yêu anh chị em, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình 
1.5
2
a. Có thể bắt lỗi, giận những ai không biết nhận lỗi
tha thứ những người đã biết nhận lỗi của mình 
0.5
0.5
b. Cần rộng lòng tha thứ, biết khoan dung
1
3
Toàn suy nghị và làm như thế là không đúng 
Vì : - Như vậy là chưa thể hiện sự tôn sư trọng đạo
 - Không nhớ ơn và tôn trọng thầy cô giáo
0.5
0.5
Góp ý kiến với toàn 
Cần phải chào thầy cô giáo cũ khi gặp
Toàn chưa làm tròn bổn phận người học sinh
Điều ấy có thể làm cô giáo buồn
Viết được 1 ý đúng cho 0.5 đ 
0.5
0.5
Phòng GD & ĐT Đức Linh SƠ ĐỒ MA TRẬN
Trường: THCS Võ Đắt Đề Kiểm tra Học kì I Năm học 2011 – 2012
 Đề 1 Môn: GDCD 7
Chủ đề
Nội dung kiểm tra
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Trung thực 
Biết tự nhận khuyết điểm 
Câu 1
0.25
0.25
Tự trọng
Tự trọng trong cách ăn mặc 
Câu 2 0.25
0.25
Yêu thương con người
Giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau
Câu 3 0.25
0.25
Xây dựng gia đình văn hóa
* Trách nhiệm của mỗi thành viên
* Khái niệm gia đình văn hóa
Xây dựng gia đình văn hóa
Câu 1 3đ
Câu 4: 0.25
0.25
3
Khoan dung
* Hiểu vận dụng sự khoan dung
* Ý nghĩa của khoan dung
Câu 5 1đ
Câu 2: 2đ
3
Kế thừa phát huy truyền thống gia đình dòng họ
Góp phần phát huy truyền thống của gia đình dòng họ 
Câu 6 1đ
1
Tôn sư trọng đạo 
Thể hiện suy nghĩ, việc làm của tôn sư trọng đạo
Câu 3 2đ
2
Tổng 
2
3
1
2
2
10
Tuần 20:
Tiết 19: SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa, hiệu quả của công việc khi làm việc có kế hoạch.
2. Kĩ năng:
- Biết xây dựng kế hoạch học tập, làm việc hàng ngày, hàng tuần. 
- Biết điều chỉnh, đánh giá kết qủa hoạt động theo kế hoạch. 
3.Thái độ:
- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.
- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.
- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 	- KN phân tích, so sánh những biểu hiện của Sống và làm việc có kế hoạch, ngược lại.
- KN xác định giá trị của Sống và làm việc có kế hoạch .
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng kế hoạch học tập, làm việc. Bảng phụ. 
2. Học sinh: Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh, ca dao, tục ngữ, câu chuyện về sống và làm việc có kế hoạch .
V. Tiến trình dạy học:	
	1. Kiểm tra bài cũ :
2. Giới thiệu bài: Giới thiệu vào bài từ thực tế việc học tập của học sinh hiện nay…. Bài mới
3. Dạy học bài mới: 	
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Họat động 1: Tìm hiểu thông tin .
HS: Đọc thông tin .
GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
HS:Thảo luận và trình bày kết quả.
*GV: treo bảng kế hoạch SGK/ 36.
Nhóm 1, 2: Em có nhận xét gì về thời gian biểu từng ngày trong tuần của bạn Hải Bình? 
HS: - Cột dọc: thời gian trong ngày, công việc cả tuần. 
 - Cột ngang: thời gian trong tuần, công việc một ngày.
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét.
Nhóm 3,4: Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình? 
HS: Ý thức tự giác, tự chủ; chủ động, làm việc có kế hoạch không cần ai nhắc nhở. 
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
Nhóm 5, 6: Với cách làm việc có kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả gì?
HS: Chủ động, không lãng phí thời gian, hoàn thành và không bỏ sót công việc. 
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận, chuyển ý. 
- Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Từ bản kế hoạch của Hải Bình hãy cho biết thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
HS: Trả lời. GV: Nhận xét, chốt ý.
GV: Treo bản kế hoạch của Vân Anh.
GV: Em có nhận xét gì về bản kế hoạch của Vân Anh?
HS: + Cột dọc, ngang:
 + Quy trình hoạt động:
 + Nội dung công việc:
GV: Hãy so sánh bản kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh?
HS: - Kế hoạch của Vân Anh: Cân đối, hợp lý, toàn diện, đầy đủ, cụ thể, chi tiết hơn.
 - Kế hoạch của Hải Bình: Thiếu ngày, dài, khó nhớ ghi công việc cố định lặp đi lặp lại.
GV: Cả hai bản kế hoạch còn thiếu ngày, dài, khó nhớ…
GV: Vậy theo em yêu cầu khi lập bản kế hoạch là gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chốt ý.
- Họat động 3: Liên hệ thực tế.
GV: Em hãy nêu việc sống và làm việc có kế hoạch của bản thân?
HS: Trả lời tự do.
HS: Trả lời và nhận xét phần trả lời của bạn.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
- Hoạt động 4 : Hướng dẫn làm bài tập
GV: Cho HS làm bài tập b SGK tr37. 
HS: Đọc bài tập, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
I.Nội dung bài học:
1.Định nghĩa:
- Sống và làm việc có kế hoạch là xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hợp lý để thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng
 2.Yêu cầu khi lập kế hoạch:
- Đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình.
II.Bài tập
- Bài Tập b SGK Trang 37.
+ Vân Anh làm việc có kế hoạch.
+ Phi Hùng làm việc không có kế hoạch.
4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
+ Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 37.
- Chuẩn bị bài 12: “Sống và làm việc có kế hoạch” (TT).
	+ Tìm ca dao, tục ngữ, hình ảnh, câu chuyện về sống và làm việc có 

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD 7NH 20122013.doc