Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tuần 29, Tiết 29: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Họat động 1: Tìm hiểu truyện đọc 7’

Cách tiến hành: thảo luận nhóm, nêu vấn đề

HS: Đọc truyện

GV: Tổ chức thảo luận nhóm nhỏ.

GV: Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở?

HS: Vì ông Hùng găng bẫy chuột bằng điện.

GV: Hành vi đó củ ông Hùng có phải là cố ý không?

HS: Hành vi đó không phải là cố ý.

GV: Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?

HS: Ông Hùng đã phạm tội xâm phạm đến tính mạng người khác.

HS: khác nhận xét.

GV:Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.

GV: Vậy theo em đối với con người cái gì là quý giá nhất? Vì sao?

HS: Đối với con người thì tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quý giá nhất.

Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

GV:Nhận xét, bổ sung, giới thiệu điều 93 Bộ luật hình sự (STH6/124).

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tuần 29, Tiết 29: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : ,Tuần : 29
Ngày dạy: 29
QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
 (2 tiết)
1. Mục tiêu bài học: 
1.1. Kiến thức: 
Giúp học sinh:
- Hiểu những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. 
- Ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân
- Biết được đó là tài sản quý nhất của con người cần phải giữ gìn, bảo vệ. 
1.2. Kĩ năng:
- Xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được pháp luật đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
- Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Không xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
- GDKNS: ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ứng phó trong các tình huống có liên quan đến các quyền nhân thân của con người.
1.3.Thái độ:
- Có thái độ biết quý trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân.
- Tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Phản đối các hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe danh dự nhân phẩm của công dân.
2. Nội dung học tập 
Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
3. Chuẩn bị:
	3.1. Giáo viên:
 - Hình ảnh vụ án Khánh Trắng, 
3.2. Học sinh: 
 - SGK, tập, câu chuyện tình huống.
4. Tổ chức các hoạt động học tập :
	4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:1’
 - Kiểm diện học sinh
 -6A 1: / Vaéng :  
 -6A 2: / Vaéng :  
 -6A 3 : / Vaéng :  
4.2 Kiểm tra miệng:4’
 GV: Trả bài kiểm tra 1 tiết, nhận xét bài làm của HS.
 	4.3 Tiến trình bài học :30’
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 3’
- Họat động 1: Tìm hiểu truyện đọc 7’
Cách tiến hành: thảo luận nhóm, nêu vấn đề
HS: Đọc truyện
GV: Tổ chức thảo luận nhóm nhỏ.
GV: Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở? 
HS: Vì ông Hùng găng bẫy chuột bằng điện.
GV: Hành vi đó củ ông Hùng có phải là cố ý không?
HS: Hành vi đó không phải là cố ý.
GV: Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?
HS: Ông Hùng đã phạm tội xâm phạm đến tính mạng người khác.
HS: khác nhận xét.
GV:Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
GV: Vậy theo em đối với con người cái gì là quý giá nhất? Vì sao?
HS: Đối với con người thì tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quý giá nhất. 
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV:Nhận xét, bổ sung, giới thiệu điều 93 Bộ luật hình sự (STH6/124).
- Hoạt động 2: Liên hệ thực tế. 10’
GV: Chia lớp làm 6 nhóm, thảo luận nhóm(3 phút)
HS:Thảo luận, trình bày kết qủa. (GDKNS)
*Tình huống: “Nam và Sơn là HS lớp 6, ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua.Tìm mãi không thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá nam xông vào đánh Sơn chảy máu mũi. Cô giáo đã kịp mời hai bạn lên văn phòng.”
Nhóm 1, 2: Em hãy nhận xét cách ứng xử của hai bạn?
HS: - Sơn sai vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Nam ăn cắp (xâm hại danh dự, nhân phẩm).
 - Nam sai vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn (xâm hại sức khỏe, thân thể).
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Nhóm 3, 4: Nếu là một trong hai bạn em sẽ xử sự như thế nào?
HS: - Nếu là Sơn em sẽ nhẹ nhàng hỏi bạn, không vội vàng đổ lỗi cho Nam.
 - Nếu là Nam em sẽ bình tĩnh nói cho bạn rõ, không đánh bạn.
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh ý chính.
Nhóm 5, 6: Nếu là bạn cùng lớp với Sơn và Nam em sẽ làm gì? 
 HS: Em sẽ can ngăn hai bạn từ đầu, cùng Sơn tìm bút, báo cáo cho cô giáo biết
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý, chuyển ý.
GV: Giới thiệu: Điều 121,122,104- Bộ luật hình sự.
HS: Đọc bài.
- Họat động 4: Tìm hiểu nội dung bài học. 10’
GV:Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân được pháp luật quy định như thế nào? 
HS: Trả lời ý a SGK/53. 
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại nội dung bài học.
GV: Em hiểu bảo hộ là gì?
HS: Là che chở, bảo vệ.
GV: Giới thiệu điều 71- Hiến pháp năn 1992.
HS: Đọc bài.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại nội dung bài học.
GV: Em hãy nêu một ví dụ việc vi phạm pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người mà em biết?
HS: Trả lời.
GV: Trước sự việc đó em có thái độ như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV: nhận xét
GDKNS:
* Đóng vai tình huống “ Bà A là người chuyên buôn bán phụ nữ ra nước ngoài để kiếm tiền bất chính”
HS đóng vai
Cho HS nhận xét tiểu phẩm
Rút ra bài học cho bản thân
GV nhận xét và chấm điểm thực hành cho HS
I :Tìm hiểu truyện đọc:
 “Một bài học”
II.Nội dung bài học
1/ Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm:
- Là quyền cơ bản của công dân.
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
- Công dan có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. 
- Mọi việc xâm hại đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc. 
III. Bài tập:
* Bài tập d. (SGK/54)
- Đồng ý: 1,3.
- Không đồng ý: 2,4,5.
4.4/ Tổng kết :5’
GV: Cho HS làm bài tập d (SGK/54) 
GV: Treo bảng phụ ghi câu hỏi lên bảng.
HS: Đọc bài, thảo luận nhóm đôi và trả lời cá nhân.
* Trò chơi “ Điền chữ thích hợp vào chỗ trống- Trả lời nhanh”
Câu 1: Những phẩm chất của con người được gọi là:
N
H
Â
N
P
H
Ẩ
M
Câu 2: Được dư luận xã hội coi trọng dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp đó là:
D
A
N
H
D
Ự
Câu 3: Cố tình làm cho người khác mất uy tín là hành vi:
X
Ú
C
P
H
Ạ
M
D
A
N
H
D
Ự
N
H
Â
N
P
H
Ẩ
M
Câu 4: Quyền về danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng, thân thể của công dân còn được gọi là quyền:
N
H
Â
N
T
H
Â
N
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:5’
* Đối với tiết học này :
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang,52,53.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 53,54.
* Đối với tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 16: “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm” (tiếp theo)
+ Xem phần nội dung bài học, bài tập sách giáo khoa trang 53, 54.
+ Mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống sắm vai theo nội dung bài học.
+ Sưu tầm những câu chuyện, tình huống có thật trong cuộc sống về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
+ Tìm hiểu ý nghĩa của các quyền đó đối với mỗi con người.
5/ Phụ lục :

File đính kèm:

  • docBai_16_Quyen_duoc_phap_luat_bao_ho_ve_tinh_mang_than_the_suc_khoe_danh_du_va_nhan_pham.doc