Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tuần 10: Sống chan hòa với mọi người
- GV: giới thiệu bài bằng mẩu chuyện ngắn sau: truyện kể rằng có 2 anh em sinh đôi người em thì dễ gần luôn gần gũi quan tâm đến mọi người, ngời anh thì lạnh lùng chỉ biết mình, không quan tâm đến ai. Trong 1 lần xóm của 2 anh em xảy ra hỏa hoạn. Cả làng ai cũng tham gia giúp đỡ người em, còn người anh chẳng ai để ý đến. Trong lúc đó chỉ có người em quan tâm giúp đỡ anh mình. Người anh thấy vậy buồn lắm hỏi người em: Vì sao mọi người không ai giúp đỡ anh nhỉ?
Nếu là em em sẽ trả lời ra sao?
- HS: theo dõi và nêu ý kiến của mình.
- GV: nhận xét, chốt ý dẫn vào bài.
Hoạt động 2: Truyện đọc (10p)
- GV: ghi nội dung.
- HS: ghi bài.
- GV: chỉ định HS đọc truyện “Bác Hồ với mọi người” trong SGK trang 18-19.
Tuần 10 SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hòa với mọi người. HS hiểu được ý nghĩa của việc sống chan hòa với mọi người. 2. Kĩ năng: HS thực hiện được: Có kĩ năng giao tiếp ứng xử cởi mở, hợp lí với mọi người, trước hết là đối với cha mẹ, anh em, thày cô giáo và bạn bè. HS thực hiện thành thạo: biết sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh. 3. Thái độ: Thói quen: Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người. Tính cách: HS tích cực hơn trong các hoạt động học tập. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Sống chan hòa với mọi người. III. CHUẨN BỊ: 1. GV: tranh ảnh bài 8, tài liệu về các đợt giao lưu truyền thống của từng lớp, của thiếu nhi Việt Nam với bạn bè quốc tế. 2. HS: vở ghi và và đồ dùng học tập của HS. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp. (1p) 2. Kiểm tra miệng: thông qua. 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: giới thiệu bài (5p) -GV: ghi nội dung. - HS: ghi bài. - GV: giới thiệu bài bằng mẩu chuyện ngắn sau: truyện kể rằng có 2 anh em sinh đôi người em thì dễ gần luôn gần gũi quan tâm đến mọi người, ngời anh thì lạnh lùng chỉ biết mình, không quan tâm đến ai. Trong 1 lần xóm của 2 anh em xảy ra hỏa hoạn. Cả làng ai cũng tham gia giúp đỡ người em, còn người anh chẳng ai để ý đến. Trong lúc đó chỉ có người em quan tâm giúp đỡ anh mình. Người anh thấy vậy buồn lắm hỏi người em: Vì sao mọi người không ai giúp đỡ anh nhỉ? Nếu là em em sẽ trả lời ra sao? - HS: theo dõi và nêu ý kiến của mình. - GV: nhận xét, chốt ý dẫn vào bài. Hoạt động 2: Truyện đọc (10p) - GV: ghi nội dung. - HS: ghi bài. - GV: chỉ định HS đọc truyện “Bác Hồ với mọi người” trong SGK trang 18-19. - HS: cá nhân đọc. - GV: đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu chuyện như sau: + Qua chuyện em có suy nghĩ gì về Bác Hồ? + Tình tiết nào trong chuyện nói lên điều đó? - HS: cá nhân tự do trình bày ý kiến. - GV: nhận xét, chốt ý đúng cho HS. Hoạt động 3: Nội dung bài học (25p) - GV: ghi nội dung. - HS: ghi bài. - GV: yêu cầu HS liên hệ phần đọc truyện vừa tìm hiểu để rút ra khái niệm sống chan hòa với mọi người là như thế nào? - HS: cá nhân nêu khái niệm và ghi bài. - GV: tiến hành đàm thoại để HS biết rõ hơn các biểu hiện và ý nghĩa của sống chan hòa với mọi người qua các câu hỏi sau: + Em hãy kể 1 số biểu hiện của sống chan hòa với mọi người và sống thiếu chan hòa với mọi người? + Nếu một người sống thiếu chan hòa với mọi người thì điều gì sẽ xảy ra? + Sống chan hòa với mọi người có tác dụng gì trong cuộc sống? - HS: nêu ý kiến cá nhân mình. - GV: nhận xét, bổ sung ý đúng và nêu KL. - HS: cả lớp ghi nội dung. - GV: chi lớp thành 2 nhóm thảo luận với chủ đề: những biện pháp rèn luyện để sống chan hòa với mọi người. + Nhóm 1: Phải làm gì để có thể sống chan hòa với mọi người? + Nhóm 2: Hãy cho biết 1 vài biện pháp rèn luyện để có thể sống chan hòa với mọi người? - HS: tiến hành thảo luận nhóm, ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng phụ. - GV: nhận xét từng nhóm, bổ sung ý đúng cho HS và nêu kết luận: Những yêu cầu cần thực hiện để sống chan hòa với mọi người: Phải tôn trọng, chân thành, thẳng thắn, biết lắng nghe người khác, luôn nghĩ tốt về mọi người, luôn quan tâm gần gũi, yêu thương, chia sẽ với người xung quanh, biết đấu tranh, góp ý thẳng thắn và đúng mực, biết chấp nhận người khác, đoàn kết, hợp tác với mọi người để cùng phát triển. - HS: cả lớp theo dõi, ghi nội dung bài học. - GV: nêu kết luận chung: Mỗi người cần sống vui vẻ, cởi mở, hòa mình với mọi người xung quanh, sẵn sàng tham gia các hoạt động vì lợi ích chung. Người biết sống chan hòa sẽ luôn được mọi người quí mến, giúp đỡ góp phần xây dựng quan hệ xã hội tốt. I. Truyện đọc: Bác Hồ với mọi người II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích. 2. Ý nghĩa: Sống chan hòa sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. 3. Một số biện pháp rèn luyện lối sống chan hòa với mọi người: - Thực hiện tốt các yêu cầu của sống chan hòa với mọi người. - Cố gắng tạo cho mình tính hài hước, vui vẻ, cởi mở và cách ứng xử phù hợp với mọi người trong từng hoàn cảnh cụ thể. - Loại bỏ tính ích kỉ chỉ biết chỉ biết lo lắng cho lợi ích của riêng mình. 4. Tổng kết: (3p) - GV: Nêu tình huống: Bình là 1 HS tính tình vui vẻ, cởi mở, luôn hỏi han giúp đỡ bạn bè. Nhiều người quí mến Bình nhưng cũng có bạn chê Bình là “hâm”, vì hay mất thời gian làm những việc không có ích gì cho mình. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? - HS: cá nhân xử lí tình huống. - GV: nhận xét, kết luận và nêu câu hỏi đánh giá để HS tự kiểm tra bản thân mình như sau: Bản thân em đã sống chan hòa cới mọi người chưa? Có những điểm nào em cần khắc phục để luôn sống chan hòa với mọi người? - HS: cá nhân trả lời. - GV: nhận xét, bổ sung và tuyên dương HS. 5. Hướng dẫn học tập: (1p) - Học thuộc nội dung bài học. - Làm các bài tập trong SGK trang 20. - Xem trước nội dung bài học sau: Bài 9- Lịch sự , tế nhị. V. PHỤ LỤC: Không có
File đính kèm:
- Bai_8_Song_chan_hoa_voi_moi_nguoi.docx