Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 20: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiết 2) - Năm học 2015-2016

* GV hướng dẫn HS làm các bài tập tại lớp:

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập a/31 – 32, cả lớp làm vào vở sau đó nhận xét bài làm của bạn ->GV sửa và chốt lại các câu trả lời đúng.

- GV cùng HS giải quyết bài c/32: Sự cần thiết của mỗi nhóm quyền là làm cho trẻ em được đáp ứng mọi nhu cầu.

* GV chia nhóm cho HS thảo luận (3’) theo các bài tập:

- Tổ 1 – nhóm 1 (bài b/32)

- Tổ 2 – nhóm 2 (bài d/32)

- Tổ 3 – nhóm 3 (bài đ/32)

- Tổ 4 – nhóm 4 (bài e/32).

=> Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận – các nhóm HS khác nhận xét và bổ sung, GV nhận xét có tuyên dương - động viên HS và chốt lại phần bài tập.

* GV có thể cho HS đọc và tìm hiểu các câu chuyện của “tình huống pháp luật”.

 

docx2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 20: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiết 2) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21	 Ngày soạn : 09/01/2016
TIẾT 20	 	 Ngày dạy: 13/01/2016
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T2)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức :
Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Nêu được ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
Kĩ năng : 
Nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.
Thực hiện quyền và bổn phận của bản thân.
Thái độ : 
Tôn trọng quyền của mình và của mọi người.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:
Thể hiện sự thông cảm với những trẻ em thiệt thòi.
Tư duy phê phán với những hành vi vi phạm, đánh đập trẻ em 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số lớp (1 phút)
6A1:........................................................................6A2:.
Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Em hãy nêu tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
Bài mới:
 	Giới thiệu bài (2 phút) : Tiết học trước các em đã biết tên 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em và nội dung từng nhóm quyền. Vậy công ước về quyền trẻ em ra đời có ý nghĩa gì và các em phải có trách nhiệm gì? (Vào bài).
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu ý nghĩa công ước. (15 phút)
* GV chia nhóm (2 bàn/1 nhóm), yêu cầu HS dựa vào thông tin còn lại của bài học HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi:
- N 1, 3: Công ước có ý nghĩa gì và thể hiện điều gì?
- N2, 4: Các em cần làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?
- HS: Biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền người khác, thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình)...
=> Đại diện nhóm HS trả lời – các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét (có tuyên dương và động viên HS), chuẩn xác cho HS ghi bài và gọi HS đọc 2 câu thơ nói về quyền trẻ em:
- “Trẻ em như búp trên cành - Hồ Chí Minh”.
- “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai – UNESCO”
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập (15 phút)
* GV hướng dẫn HS làm các bài tập tại lớp:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập a/31 – 32, cả lớp làm vào vở sau đó nhận xét bài làm của bạn ->GV sửa và chốt lại các câu trả lời đúng.
- GV cùng HS giải quyết bài c/32: Sự cần thiết của mỗi nhóm quyền là làm cho trẻ em được đáp ứng mọi nhu cầu.
* GV chia nhóm cho HS thảo luận (3’) theo các bài tập:
- Tổ 1 – nhóm 1 (bài b/32)
- Tổ 2 – nhóm 2 (bài d/32)
- Tổ 3 – nhóm 3 (bài đ/32)
- Tổ 4 – nhóm 4 (bài e/32).
=> Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận – các nhóm HS khác nhận xét và bổ sung, GV nhận xét có tuyên dương - động viên HS và chốt lại phần bài tập.
* GV có thể cho HS đọc và tìm hiểu các câu chuyện của “tình huống pháp luật”.
I. TRUYỆN ĐỌC
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
2. Ý nghĩa của công ước:
- Ý nghĩa đối với trẻ em: Trẻ em được sống hạnh phúc, yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, do đó được phát triển đầy đủ.
- Ý nghĩa đối với thế giới: Trẻ em là chủ nhân của thế giới tương lai, trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng nên một thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ.
III. Bài tập.
* Bài a/ 31 – 32:
- Việc làm thực hiện quyền trẻ em:1, 4, 5, 7, 9.
- Vi phạm quyền trẻ em: 2, 3, 6, 8, 10.
* Bài b/32:
- 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết là bắt nghỉ học, bị đánh quá đau và không được ngủ trên giường
 => Nói cho họ biết về quyền trẻ em.
* Bài d/32: 
- Lan sai vì mẹ không đủ điều kiện
 -> Khi nào mẹ đủ tiền thì mua.
* Bài đ/32: Nếu em là Quân em sẽ nói cho bố mẹ biết giao tiếp với mọi người sẽ có lợi cho mình (ngoại trừ người xấu).
* Bài e/32:
- Em sẽ khuyên người lớn và giải thích về quyền trẻ em ->gọi người khác đến can ngăn.
- Khuyên bạn đi học là nghĩa vụ của mình.
- Báo với chính quyền mời người dạy chữ
Củng cố: (2 phút)
Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của công ước
Đánh giá: (4 phút)
GV cho HS giải thích quan niệm của ông bà ta “Thương cho roi cho vọt”.
Theo em, quan niệm đó đúng hay sai? Có vi phạm quyền trẻ em không? 
Hoạt động nối tiếp: (1 phút)
Học bài theo nội dung bài học.
Làm bài tập g/32 vào vở.
Đọc và trả lời trước các câu hỏi của bài 13.
Rút kinh nghiệm: 
.
.

File đính kèm:

  • docxTuan_21_GDCD_6_Tiet_20.docx