Giáo án Giáo dục công dân 6 - Học kỳ I

I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA:

 1. Kiến thức:

- Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

- Nêu được thế nào là lễ độ

- Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật.

- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên.

 2. Kĩ năng:

- Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.

- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè

 - Biết chấp hành tốt nền nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường và những qui định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.

- Biết cách sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên.

 3. Thái độ:

- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.

- Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên.

- Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.

II. NỘI DUNG ĐỀ:

 1. Hình thức kiểm tra (kết hợp trắc nghiệm khách quan, tự luận)

 2. Ma trận:

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên. 
 - Biết cách sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. 
 - Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.
 3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên.
 - Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Chuẩn bị của GV: Luật bảo vệ môi trường; kế hoạch phủ xanh đồi trọc; tranh về thiên nhiên.
 2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Kiểm tra bài cũ (5’): 1 em.
* Hỏi: Thế nào là biết ơn? Câu tục ngữ nào sau đây nói về lòng biết ơn?
 A- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây;
 B- Đói cho sạch rach cho thơm;
 C- Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng;
 D- Có công mài sắt có ngày nên kim.
* Đáp án – biểu điểm:
 (8d) Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, với đất nước.
 (2d) đáp án đúng: A, C
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): 
Thiên nhiên bao gồm những gì, thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người và sự phát triển kinh tế của đất nước, để hiểu được những vấn đề trên, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài “Yêu thiên nhiên sống hoà nhập với thiên nhiên".
 2. Dạy nội dung bài mới (33'):
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
GV
HS
GV
Yêu cầu HS đọc truyện.
*Thảo luận nhóm
-N1+2: Tìm những chi tiết nói lên cảnh đẹp của địa phương, đất nước?
- Đồng ruộng xanh ngát một màu xanh
- Những tia nắng vàng rực rỡ. Xanh mướt khoai, ngô, chè, sắn… Núi… mờ trong sương. Mây trắng như khói đang vờn quanh
-N3+4: Trước những cảnh đẹp đó em có suy nghĩ và cảm xúc gì?
Cảnh đẹp đầy sức sống, tự hào càng yêu đất nước mình hơn
Thiên nhiên được miêu tả như một bức tranh vẽ đầy sức sống có màu xanh của đồng ruộng…
-N5+6: Những thứ như: núi, đồi, đất, mặt trời, mây… do đâu mà có?
Do thiên nhiên tạo ra để phục vụ đời sống con người.
Vậy thiên nhiên bao gồm những gì? 
Thiên nhiên còn những thứ khác nữa như hồ, biển, cỏ, hoa, thuỷ hải sản...
Thiên nhiên mang lại cho con người những thứ gì?
- Không khí: Để thở.
- Cây: Điều hoà không khí.
- Nước: cung cấp nước uống, sinh hoạt.
- Đất: Trồng trọt, cày cấy…
Nhấn mạnh: Thiên nhiên với sự phát triển kinh tế của đất nước.
 Thiên nhiên cung cấp những gì cho ngư nghiệp, công nghiệp?
Cung cấp nguyên liệu cho nông, lâm ngư nghiệp, công nghiệp; Như tre, gỗ làm giấy, làm hàng xuất khẩu có giá trị (Hải sản, động vật quý hiếm …) =>Thiên nhiên là nguồn của cải vật chất để nuôi sống con người, là cơ sở vật chất để phát triển kinh tế đất nước.
Chúng ta phải đối xử thế nào với thiên nhiên?
Vậy thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với con người?
Không có thiên nhiên con người không tồn tại. 
Những hành vi phá hoại thiên nhiên sẽ gây ra hậu quả gì?
Hạn hán, lũ lụt, đói ngèo, bệnh tật, giảm sức khoẻ, thiên nhiên bị cạn kiệt, sinh ra ô nhiễm môi trường…
Như những trận lũ quét làm mất tài sản thiệt hại cả tính mạng con người
Để ngăn chặn hậu quả trên chúng ta phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên?
Tích cực trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng, không vứt rác, không chặt phá rừng bừa bãi…
Muốn môi trường sạch đẹp con người phải làm gì? Bản thân em đã biết giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên như thế nào? (Nêu việc làm cụ thể)
- Trồng cây ở trường, xóm, phát hiện, tố cáo người phá hoại…
- Không vứt rác… vệ sinh nhà ở, trường lớp sạch sẽ ...
* Liên hệ, tích hợp Bảo vệ môi trường:
Không những mỗi người có ý thức bảo vệ mà còn biết nhắc nhở bạn bè, mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên ngày càng giàu đẹp hơn bằng các việc làm giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên như vệ sinh đường làng, trồng cây ...; không dùng túi nilon ...; không chặt phá rừng, không làm ô nhiêm môi trường ...
* Liên hệ, tích hợp thuế: 
 Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người. Để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên ngoài ý thức bảo vệ của con người, Nhà nước cũng cần có nguồn kinh phí chi cho việc bảo vệ và phát triển (Đó là nguồn thuế)
*Bài a: 
- HS đọc và chọn phương án đúng
*Bài b: 
- HS: Trình bày và giải thích từng bức tranh
- GV: Thu và chấm điểm khích lệ một số bài.
1. Truyện đọc (10’):
 “Một ngày chủ nhật bổ ích”
2. Nội dung bài học (15'):
* Thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên:
- Thiên nhiên bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi, núi, động thực vật…
- Các biểu hiện đặc trưng của yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên: Sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên; tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên; biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra.
- Ví dụ: Bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi phá rừng, trồng và chăm sóc cây xanh ...
* Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên?
- Vai trò của thiên nhiên: Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người; thiên nhiên là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên con người không thể tồn tại được.
- Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây những hậu quả nặng nề con người phải gánh chịu như thiệt hại về tài sản, tính mạng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe ...
* Cách bảo vệ thiên nhiên:
Bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi phá rừng, trồng và chăm sóc cây xanh; không đánh bắt hải sản bằng phương pháp hủy diệt ...
3. Bài tập (8’):
* Bài a tr-17:
- Đáp án: 1, 3, 4.
* Bài b (tr-17):
 3. Củng cố, luyện tập (3’):
- HS trả lời câu hỏi: Thiên nhiên bao gồm những gì? Nêu sự cần thiết của thiên nhiên đối với con người? Chúng ta cần làm như thế nào để giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên?
	- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (3’):
- Ôn các bài đã học: Phần nội dung bài học và các bài tập.
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
	----------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 22/10/2013 Ngày kiểm tra: 24/10/2013	Tiết 9. KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA:
 1. Kiến thức: 
- Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
- Nêu được thế nào là lễ độ
- Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật.
- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên.
 2. Kĩ năng:
- Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.
- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè
 - Biết chấp hành tốt nền nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường và những qui định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
- Biết cách sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. 
 3. Thái độ: 
- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.
- Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên.
- Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên. 
II. NỘI DUNG ĐỀ:
 1. Hình thức kiểm tra (kết hợp trắc nghiệm khách quan, tự luận)
 2. Ma trận:
 Cấp độ
Chủ đề 	
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
Tôn trọng kỉ luật
Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật
Tự đánh giá được hành vi tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1/2
 1
1/2
 1
1
 2
20%
Lễ độ
Nêu được thế nào là lễ độ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
 2
1
 2
20%
Siêng năng, kiên trì
Biết những biểu hiện của siêng năng, kiên trì
Hiểu siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
 2
1
 1
2
 3
30%
Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên.
Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên. 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1/2
 2
1/2
 1
1
 3
30%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %:
2
 4
 40%
1/2
 1
 10%
1
 1
 10%
1/2
 2
 20%
1
 2
 20%
5
10
100%
 3. Đề kiểm tra:
Câu 1: Nối mỗi câu ở cột bên trái với mỗi từ ở cột bên phải sao cho phù hợp:
A. Gặp bài toán khó Lan miệt mài tìm cách giải
1. Siêng năng
2. Kiên trì
B. Ngoài giờ học Mai thường giúp mẹ làm việc nhà
C. Nam rất ngại học ngoại ngữ vì đó không phải môn sở trường của mình
D. Quân viết chữ rất xấu nhưng nhờ tập luyện mà giờ chữ của Quân đã đẹp lên nhiều
E. Mặc dù trời rét nhưng ngày nào Minh cũng dậy sớm ôn lại bài
Câu 2: Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống trong những câu sau để làm rõ nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người: 
"Lễ độ thể hiện sự …(1)…..., sự ....(2)...... đối với mọi người. Lễ độ là biểu hiện của người có ....(3)....., có đạo đức, có .....(4)......, do đó được mọi người quý mến. 
(tôn trọng; quan tâm; quý mến; văn hóa; lòng tự trọng)
Câu 3: Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Em đã thực hiện tôn trọng kỉ luật ở trường, lớp và nơi công cộng như thế nào? (Nêu ít nhất 3 việc)
Câu 4: Vì sao phải yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ thiên nhiên?
Câu 5: Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
III. ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:
Câu 1: (2 điểm) Yêu cầu nối: B, E với 1 (1 điểm); A, D với 2 (1 điểm).
Câu 2: (2 điểm) Đáp án: lần lượt: tôn trọng; quan tâm; văn hóa; lòng tự trọng.
Câu 3: (2 điểm) 
* Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc; chấp hành sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp ... (1 điểm).
* Ví dụ: - Thực hiện mặc đồng phục theo quy định của nhà trường;
 - Giữ trật tự nơi công cộng;
 - Không nói chuyện riêng trong giờ học... (1 điểm).
Câu 4: (3 điểm) 
* Vì: - Vai trò của thiên nhiên: Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người; thiên nhiên là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên con người không thể tồn tại được.
 - Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây những hậu quả nặng nề con người phải gánh chịu như thiệt hại về tài sản, tính mạng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe ...
* Cách bảo vệ thiên nhiên:
Bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi phá rừng, trồng và chăm sóc cây xanh; không đánh bắt hải sản bằng phương pháp hủy diệt ...
Câu 5: (1 điểm) 
Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống: Con người muốn tồn tại phải siêng năng, kiên trì lao động để tạo ra của cải vật chất, xây dựng cuộc sống; nếu không không đạt được mục đích gì và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa.
IV. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA: 
	-----------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 30/10/2013 Ngày giảng: 31/10/2013
 Tiết 10 - Bài 8: SỐNG CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: - Nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hoà với mọi người, 
 - Nêu được ý nghĩa của việc sống chan hoà với mọi người
 2. Kĩ năng: Biết sống chan hoà với mọi người và bạn bè xung quanh.
 3. Thái độ: Yêu thích lối sống vui vẻ,cởi mở,chan hoà với mọi người.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ các tình huống.
 2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra).
* Đặt vấn đề vào bài mới (2’): (Bảngphụ)
"Chuyện kể rằng có hai anh em sinh đôi: người em dễ gần…quan tâm tới mọi người. Còn người anh lạnh lùng chỉ biết mình…Một hôm xóm của hai anh em bị hoả hoạn, mọi người…giúp người em, người anh chẳng ai đến giúp. Thấy vậy, người anh rất buồn và hỏi người em vì sao chẳng ai đến giúp anh…"
Nếu là em, em sẽ trả lời như thế nào? -> Vì anh không quan tâm tới mọi người, không hoà mình với mọi người…Anh phải sống gần gũi với mọi người, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn… - > Là sống chan hoà. 
Vậy để hiểu được thế nào là sống chan hoà chúng ta tìm hiểu bài 8.
 2. Dạy nội dung bài mới (37’):
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
Đọc truyện SGK
Chia lớp 3 nhóm thảo luận trong 3’
*N1: Bác Hồ có những cử chỉ lời nói như thế nào với mọi người?
- Hỏi thăm đồng bào ở mọi nơi.
- Quan tâm… từ già đến trẻ.
- Cùng ăn, cùng làm việc, cùng vui chơi, tập TDTT. 
- Chú mời cụ vào phòng khách… 
- Dặn anh bảo vệ “Mời cụ ăn cơm…” 
- Chẩn bị xe đưa cụ về
*N2: Qua những cử chỉ lời nói trên cho ta thấy Bác Hồ dành tình cảm như thế nào đối với mọi người?
Ân cần, chu đáo, hoà hợp với mọi người từ già đến trẻ.
*N3: Với những cử chỉ ân cần, chu đáo, hoà hợp đó thể hiện đức tính gì của Bác Hồ?
Sống chan hoà vời mọi người.
Vậy em hiểu thế nào là lối sống chan hoà với mọi người?
Nêu biểu hiện thể hiện lối sống chan hoà của em hoặc của các bạn trong lớp, trong trường?
-VD: Hà luôn vui vẻ đoàn kết với các bạn.
- Cùng học tập, cùng làm việc và giúp đỡ nhau trong cuộc sống ...
Biểu hiện trái với lối sống chan hoà?
- Sống lặng lẽ, âm thầm, khép kín, ..
- VD: sợ giao tiếp với đông người, không có nhu cầu chia sẻ, không quan tâm tới người khác…
* Tình huống 1: Bảngphụ.
Hải ít nói, trong lớp chú ý nghe giảng những câu hỏi thầy đưa ra Hải có thể trả lời được, song sợ bị các bạn cười vì không quen nói trước lớp nên không giơ tay phát biểu. 
Em có đồng ý với thái độ đó của Hải không? Vậy theo em Hải phải có thái độ như thế nào? Vì sao?
Không đồng ý với thái độ của Hải, Hải phải mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình để cùng xây dựng tiết học có hiệu quả hơn. Vì Hải cứ ngại như vậy sẽ không hoà hợp được với mọi người -> không chan hoà.
* Tình huống 2: Bảngphụ.
Tú luôn quan tâm tới bạn bè và mọi người xung quanh, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, thẳng thắn góp ý với các bạn để xây dựng tập thể vững mạnh.
Em có nhận xét gì về lối sống của bạn Tú? Tú có được mọi người yêu quý không?
Tú biết sống gần gũi mọi người, tích cực góp phần vào việc xây dựng tập thể lớp… sẽ được mọi người quý mến
Trong cuộc sống có người cho rằng sống chan hoà có ích cho bản thân theo e đúng hay sai vì sao?
Sai. Vì sống chan hoà sẽ được mọi ng quý mến và giuý đỡ
Vậy sống chan hoà có ý nghĩa như thế nào?
*Bài a: (tr-20) Bảng phụ
HS làm bài
1. Tìm hiểu truyện (12’):
 “Bác Hồ với mọi người”
2. Nội dung bài học (20’):
* Khái niệm: Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.
* Biểu hiện: luôn gần gũi, quan tâm đến mọi người, không xa lánh, không tạo ra sự cách biệt với mọi người.
* Ý nghĩa: Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
3. Luyện tập (5’):
1. Bài a: (tr -20)
- sống chan hoà: 1, 2, 3, 4, 7.
- Sống không chan hoà: 5, 6.
 3. Củng cố, luyện tập (5’):
 	- HS trả lời câu hỏi: Bản thân em đã làm những gì để sống chan hoà vối mọi người trong gia đình, các bạn trong trường, ngoài xã hội? (Liên hệ bản thân)
	- GV chốt lại nội dung bài học.
 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
- Học thuộc nội dung bài học SGK + vở ghi.
- Làm bài tập: c, d.. Chuẩn bị bài: Lich sự tế nhị.
Ngày soạn: 05/11/2013 Ngày giảng: 07/11/2013
 Tiết 11 - Bài 9: LỊCH SỰ ,TẾ NHỊ 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị 
 - Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.
 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị 
- Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.
 3. Thái độ: Yêu mến,quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Chuẩn bị của GV: Truyện kể, các tình huống về lịch sự, tế nhị
 2. Chuẩn bị của HS: Học bài và đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Kiểm tra bài cũ (5’): 1 em.
* Hỏi: Thế nào là sống chan hoà với mọi người? Tìm biểu hiện thể hiện lối sống chan hoà với mọi người?.
* Đáp:
(5Đ) - Là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích. 
(5Đ) - Biểu hiện: Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn……
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): 
Khi giao tiếp với bạn bè phải khéo léo trong lời nói, có những cử chỉ đẹp mắt. Sự khéo léo những cử chỉ đẹp mắt đó chính là lịch sự, tế nhị. Vậy để hiểu được thế nào là lịch sự, tế nhị chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay… 
 2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
?
Đọc tình huống SGK.
Em có nhận xét gì về hành vi của những bạn chạy vào lớp khi thầy giáo đang giảng bài?
- Bạn không chào -> vô lễ.
- Chào rất to -> không lễ phép, không tế nhị.
=> Vô lễ, thiếu lịch sự, tế nhị.
Khi vào muộn bạn Tuyết đã làm gì?
Đứng nép ngoài cửa, đợi thầy nói hết câu. Xin lỗi thầy… xin thầy vào lớp.
Em có nhận xét gì về hành vi của bạn Tuyết?
Lễ phép, khiêm tốn, biết lỗi…
=> Lịch sự, tế nhị.
Nếu các bạn trên là bạn cùng lớp em, em sẽ có thái độ như thế nào?
Nhắc nhở nhẹ nhàng sau tiết học 
Vì sao phải nhắc nhở các bạn?
Vì những hành vi đó biểu hiện thiếu lịch sự, không tế nhị
Cách ứng sử của thầy Hùng đối với các bạn nữ trong lớp thể hiện điều gì?
- Mùng 8-3 chúc các em nữ…
- Cả lớp đoàn kết… học giỏi.
-> Lịch sự.
Vậy em hiểu thế nào là lịch sự?
- Lịch sự: là những cử chỉ, hành vi giao tiếp ứng sử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc
- VD: Biết chào hỏi, giới thiệu tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị.. với lời nói nhã nhặn, lịc sự, khéo léo ở nơi công cộng ...
Biểu hiện cụ thể thể hiện cách cư xử lịch sự, tế nhị của em đối với các bạn?
Biểu hiện: Đi qua trước mặt mọi người xin phép cúi người…
Cách cư xử của bạn Tuyết lễ phép, khiêm tốn, biết lỗi, thể hiện sự tế nhị.
Thế nào là tế nhị?
- Tế nhị: là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp ững xử, thể hiện là con người có hiểu biết có văn hoá.
Tìm những biểu hiện thể hiện sự tế nhị?
Không chê bai trước mặt đông người.
Tìm những biểu hiện lịch sự, tế nhị?
- Lịch sự: Ho quay mặt đi chỗ khác.
 Ngáp lấy tay che miệng…
- Tế nhị: Nhẹ nhàng chỉ lỗi lầm cho bạn… Biết nhường nhịn bạn bè…
Tìm những hành vi thiếu lịch sự, tế nhị?
Nói trống không với người lớn tuổi; ăn, nói thô tục; ăn mặc nhố nhăng, thái độ thô bạo… 
Theo em lịch sự tế nhị được thể hiện như thế nào?
Trả lời qua tìm hiểu 
Nhấn mạnh: Lịch sự tể nhị không phải là sự giả dối mà sự khéo léo trong ứng xử để phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp.
Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì trong cuộc sống hàng ngày?
Em sẽ làm gi khi nhìn thấy bạn làm việc riêng trong giờ học?
Nhẹ nhàng nhắc nhở đó là lịch sự, tế nhị
Khi có khách của mẹ đến nhà chơi mẹ không ở nhà em sẽ làm gì?
Mời khách vào nhà, pha trà, nói chuyện
Em có suy nghĩ gì khi được mọi người đối xử lịch sự, tế nhị với mình?
Vui, khi được mọi người tôn trọng.
HS cần phải làm gì để thể hiện sự lịch sự, tế nhị của mình?
Tôn trọng mọi người xung quanh, biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, biết tự kiềm chế, tránh nóng nảy…
Nêu ý kiến của em về câu ca dao?
 “Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
*Bài b:
Em hãy nêu một số ví dụ về cách cư sử lịch sự, tế nhị mà em biết?
- HS trả lời.
1. Tình huống (15’):
2. Nội dung bài học (16’):
* Biểu hiện của lịch sự, tế nhị:
- Lịch sự, tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói, hành vi giao tiếp; 
- Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa người với người;
- Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
* Ý nghĩa: 
- Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử thể hiện người có văn hoá, có đạo đức được mọi người quý mến;
- Lịch sự, tế nhị góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, làm mọi người cảm thấy dễ chịu, giúp bản thân dễ hòa hợp, cộng tác với mọ

File đính kèm:

  • docGDCD6 - HKI 2013.DOC