Giáo án Giáo dục công dân 6 học kì II

 BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T1)

 A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc.

2. Kĩ năng: HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình

3. Thái độ: HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm sóc,. dạy giỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

 B. Chuẩn bị của GV và HS.

 Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Các kỷ năng :Kỷ năng tư duy ,Kỷ năng giải quyết vấn đề,

 C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định: ( 2 phút).

 II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).

 1. ma tuý là gì nêu các tác hại của tệ nạn nghiện ma tuý?.

 

doc69 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình bày, các nhóm khác quan sát, giải quyết.
 * Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,....tổ chức.
- Nội dung: Các hoạt động học tập, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao...
* Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức.
- Nội dung: liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như: Các phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, phòng chống Ma tuý, bảo vệ môi trường và các phong trào thi đua yêu nước khác....
3. Lợi ích của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.
- Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân.
- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái.
- Được mọi người tôn trọng, quý mến.
	IV. Cũng cố: ( 2 phút)
	Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? 
	?Sau khi học xong bài này em rút ra được gì cho bản thân
 V. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học bài
	- xem trước bài 11
HS thực hiện tốt ATGT .
Tiết 14
5-12-2011
 Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (t1)
A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức: 
Xác định đúng mục đích học tập 
Hiểu ý nghĩa cảu việc xác định đúng mục đích học tập cau hs và sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch học tập
Kĩ năng:
- Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cach hợp lí
Thái độ:
-Hs có ý chí nghị lực, có tính tự giác trong quá trình học tập khiêm tốn học hỏi thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.
	B. Phương tiện dạy học
 - SGK, SGV, SBT GDCD 6.
 - Tranh ảnh, bảng phụ, giấy khổ to,bút dạ
 -Các kỷ năng 
 -Kỷ năng xây dựng kế hoạch ,kỷ năng tư duy ,kỷ năng phê phán ,Kỷ năng tự nhận thức,kỷ năng đảm nhận trách nhiệm
 C. Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định: ( 2 phút).
 II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
Hãy nêu những việc làm cụ thể của mình trong việc tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ?
Em hiểu thế nào là hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ?
 III.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ1:Giới thiệu bài:
GV: Đưa ra các TH:
Người công nhân lđ trong các nhà máy phấn đấu đạt năng suất cao để làm gì? (Làm ra nhiều sản phẩm cho đất nước đồng thời đem lại thu nhập cho bản thân)
 Người nông dân lam lũ một nắng hai sương lam lũ cấy cày mong một mùa gặt bội thu
Người HS:chuyên cần học tập để trở thành người có năng lực, có ích cho xh
? Những người nói trên khi làm việc họ nhằm đạt mục đích gì?
GV: Cuộc sống và công việc ciủa mỗi con người rất phức tạp đa dạng.Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ có mục đích khac nhau, mục đích trước tiên của hs là học tập, rèn luyện tốt trở thành con ngoan trò giỏi.
HĐ2:Phân tích truyện đọc để thấy được mục đích học tập của mỗi cá nhân.
HS: Đọc truyện và thảo luận theo nội dung câu hỏi
Hãy nêu những biểu hiện vượt khó trong học tập của bạn TBTú?
Vì sao bạn Tú đạt được nhiều thành tích như vậy?
Để thực hịên ước mơ trở thành nhà toán học bạn Tú đã suy nghĩ và học tập như thế nào? 
HS: làm việc theo nhóm
GV: nhận xét và bổ sung
bạn Tú đã tự học, rèn luyện, kiên trì vượt khó khăn để học tốt không phụ lòng cha mẹ, thầy cô
GV: Bạn Tú học tập và rèn luyện để làm gì?
HS: Để đạt được mục đích học tập của mình là thành nhà toán học
GV: Việc học đối với mỗi người rất quan trọng vì nthế đòi hỏi bản thân mỗi người cần xác định đúng mđ học tập củ mình. Cần có ước mơ vươn toíư và xác định đúng mđ học tập và có thái độ học tập đúng đắn
GV: Qua tấm gương bạn Tú em học tập được điều gì?
HS: Phát biểu các nhân
GV: Nhấn mạnh
H Đ3 Nội dung bài học
?Thế nào là học tập
GV: để chuẩn bị cho t2 các em tập làm điều tra ngắn về mđ học tập của các bạn trong lớp(nói rõ ước mơ của mình)
HS dựa vào phần truyện đọc để trả lới
* Qua tấm gương bạn Tú các em cần xác định đúng mđ học tập cho bản thân và cần có ý chí vươn lên trong cuộc sống cũng như trong học tập, phải có kế hoạch và biến ước mơ thành hiện thực.
1:Thế nào là mục đích học tâp
Học sinh phải nổ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi ,cháu ngoan bác Hồ,người công dân tốt :Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lâp nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước
IV. Cũng cố:
HS nói về những ước mơ cửa mình
V. Dặn dò:
HS chuẩn bị nd tiết 2
Chuẩn bị các bt trắc nghiệm
 ..
Tiết 15
12-12-2011
 BÀI 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (T2)
 A. Mục tiê
 1. Kiến thức: 
Giúp HS hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xác định đúng mục đích học tập
2. Kĩ năng: HS biết xác định mục đích học tập đúng đắn, biết xây dựng, điều chỉnh kế hoạch học tập, lao động một cách hợp lí nhất.
3. Thái độ: HS biết tự giác, chủ động trong học tập và có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.
	B.Phương tiện dạy học
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Gương hs vượt khó trong học tập.
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	 -Các kỷ năng 
-Kỷ năng xây dựng kế hoạch ,kỷ năng tư duy ,kỷ năng phê phán ,Kỷ năng tư nhận thức,kỷ năng đảm nhận trách nhiệm
 C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 2 phút).
	II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
	1. Hãy nêu những mục đích học tập đúng đắn của học sinh?.
	2 . Yêu cầu Hs làm bài tập a sgk/33.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề (1 phút): 
	Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. 
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Tìm hiểu ý nghĩa của việc xác định đúng mục đích học tập.
?Mục đích họctâp trước mắt của học sinh là gì
Gv: Yêu cầu hs kể một số tấm gương xác định mục đích học tập đúng đắn?.
Gv: Kể cho hs nghe "câu chuyện điểm 10" sbt/26
- đọc truyện: " Học để hiểu biết" sbt/34.
?Vi sao phải kêt hợp giưa mục đích cá nhân,gia đình và xã hội 
HS.thảo luận nhóm
-cử đại diện trình bày 
Trách nhiệm của học sinh là phải làm gì?
?Em cho biết những việc làm đúng đẻ thực hiện mục đích học tập
HS. Phát biệu y kiến 
- Có kế hoạch 
- Tự giác 
- Học diều các môn
- Chuẩn bị tốt phươnh tiện
- Đọc tài liệu 
- Có phương pháp học tập
- Vận dụng vào cuộc sống
- Tham gia hoạt đông tập thể và xã hội
GV. Cho HS kể những tấm gương có mục đích học tập mà HS biết : vượt khó ,vượt lên số phận để học tốt ơ địa phương
V.Yêu cầu HS làm bài tâp (sgk)
Gv: HD học sinh làm các bài tập: d, đ sbt/28
 Bài tập 1,2,3 sbt/33(nếu có )
2. Ý nghĩa:
- Xác định đúng đắn mục đích học tập " Vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc" thì sẽ học tập tốt.
- Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
3. Trách nhiệm của học sinh:
- Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt.
- Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học.
- Tránh lối học vẹt, học lệch các môn.... 
4.Làm bài tập 
	IV. Cũng cố: ( 2 phút)
	Theo em cần làm gì để đạt được mục đích học tập?.
	V. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học bài
	-Xem lại nội dung các bài đã học trong học kì I, giờ sau ôn tập.
HS thực hiện tốt ATGT 
 .
Tiết 16
19-12-2011
 NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG
	chủ đề: PHÒNG CHỐNG MA TUÝ
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp HS biết tác hại của ma tuý và cách phòng chống.
 2. Kĩ năng: HS biết tránh xa ma tuý và giúp mọi người phòng chống tệ nạn 
3. Thái độ: HS quan tâm hơn việc học tập và biết hướng sự hứng thú của mình vào các họat động chung có ích. Biết lên án và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý.
 B.Phương tiện dạy học
	1. Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu về ma tuý, băng hình. 
	2. Học sinh: Các tài liệu về phòng chống ma tuý.
	 -Kỷ năng tư duy 
 -Kỷ năng giải quyết vấn đề
C.Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 2 phút).
	II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
	Trả bài kiểm tra học kì, nhận xét rút kinh nghiệm.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề (2 phút): ma tuý là một trong những TNXH nguy hiểm, là vấn đề mà các nước trên thế giới đang rất quan tâm. LHQ đã lấy ngày 26-6 hàng năm làm ngày thế giới phòng chống ma tuý. Vậy MT có những tác hại gì, cách phòng chống nó ra sao?.	
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu các khái niệm về ma tuý, nghiện MT. 
Gv: Cho hs xem tranh về các loại Mt.
Gv: MT là gì? Có mấy loại?.
Gv: Theo em thế nào là nghiện MT?.
* HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của nghiện MT 
Gv: Khi lạm dụng MT nó sẽ dẫn đến nhhững tác hại gì cho bản thân?.
Gv: Nghiện Mt ảnh hưởng ntn đến gia đình và xã hội?.
 Gv: Vì sao lại bị nghiện Mt?
* HĐ3: ( 12 phút) Tìm hiểu cách cai nghiện và cách phòng chống MT.
Gv: Làm thế nào để nhận biết người nghiện MT?
Gv: Khi lỡ nghiện cần phải làm gì?
Gv: Theo em cần làm gì để góp phần v/v phòng chống MT?
Gv: HD học sinh làm bài tập ở phiếu kiểm tra hiểu biết về MT.
1. Ma tuý, nghiện ma tuý là gì? 
 * Ma tuý: ....
 * Nghiện MT: Là sự lệ thuộc của con người vào các chất Ma tuý, làm cho con người không thể quên và từ bỏ được( Cảm thấy khó chịu, đau đớn, vật vã, thèm muốn khi thiếu nó)
2. Tác hại của nghiện MT: 
 * Đối với bản thân người nghiện:
- Gây rối loạn sinh lí, tâm lí.
- Gây tai biến khi tiêm chích, nhiễm khuẩn.
- Gây rối loạn thần kinh, hệ thống tim mạch, hô hấp, ...
=> Sức khoẻ bị suy yếu, không còn khả năng lao động.
Nhân cách suy thoái.
* Đối với gia đình:
- Kinh tế cạn kiệt.
- Hạnh phúc tan vỡ.
* Đối với xã hội:
- Trật tự xã hội bị đảo lộn, đa số con nghiện trở thành những tội phạm.
3. Nguyên nhân của nạ nghiện MT:
- Thiếu hiểu biết về tác hại của MT.
- Lười biếng, thích ăn chơi.
- CS gia đình gặp bế tắc.
- Thiếu bản lĩnh, bị người xấu kích động, lôi kéo.
- Do tập quán, thói quen của địa phương.
- Do công tác phòng chống chưa tốt.
- Do sự mở của, giao lưu quốc tế.
3. Trách nhiệm của HS:
- Thực hiện 5 không với MT.
- Tuyên truyền khuyên bảo mọi người tránh xa MT.
- Lỡ nghiện phải cai ngay....
	IV. Cũng cố: ( 2 phút) 
	MT là gì? Thế nào là nghiện Mt, nêu tác hại và cách phòng chống?	
	V. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học bài, xem trước nội dung bài 12
	- HS thực hiện tốt ATGT 
 ...........................................................................
Tiết 17
26-12-2011
	Ôn tập học kỳ I
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học.
	2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 
	3. Thái độ: HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
	B. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: sgk, sgv giáo dục công dân 6. 
	2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học.
	C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 2 phút).
	II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
	1. Vì sao Hs phải xác định đúng đắn mục đích học tập?.
	2. Nêu một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc học và giải thích?.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề (1 phút): Gv nêu lí do của tiết học
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1: ( 23 phút) Ôn lại nội dung các bài đã học( Phần lí thuyết). 
Gv: HD học sinh ôn lại nội dung của các phẩm chất đạo đức của 11 bài đã học. 
Ví dụ: Thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể?...
Gv: Yêu cầu HS tìm mối quan hệ giữa các chuẩn mực đạo đức đã học
HS: Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện các chuẩn mực đối với cá nhân, gia đình, xã hội và tác hại của việc vi phạm chuẩn mực.
* GV có thể cho hs tự hệ thống kiến thức theo cách lập bảng như sau:
Tt
Tên bài
Khái niệm
Ý nghĩa
Cách rèn luyện
* HĐ2:(10 phút) Luyện tập, liên hệ , nhận xét việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh.
Gv: HD học sinh làm các bài tập trong sgk,( có thể trao đổi tại lớp một số bài tập tiêu biểu).
Gv: Cho hs làm một số bài tập nâng cao ở sách bài tập và sách tham khảo khác.
I. Nội dung các phẩm chất đạo đức đã học:
1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
2. Siêng năng, kiên trì.
3. Tiết kiệm.
4. Lễ độ.
5. Tôn trọng kĩ luật.
6. Biết ơn.
7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
8. Sống chan hoà với mọi người.
9. Lịch sự, tế nhị.
10. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
11. Mục đích học tập của học sinh.
II. Thực hành các nội dung đã học
	IV. Cũng cố: ( 2 phút) 
	Gv cho HS hệ thgống kiến thức của các bài: 8, 9, 10, 11 	
	V. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học kĩ bài.
	- Tiết sau ( tiết 17) kiểm tra học kì I.
	- HS thực hiện tốt ATGT 
Tiết 18
2-1-2012
 KIỂM TRA HỌC KÌ I
A.Mục tiêu:
- Đánh giá kết quả hs đã lĩnh hội qua các chương bài đã học
- Phát triển tư duy logic hệ thống hoá kiến thức
- Rèn luyện kỉ năng viết
B.Phương tiện dạy học
Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi , đáp án
- Trò: Ôn lại kiến thức làm bài
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định
II. Kiẻm tra bài cũ: "Không"
III. Bài mới:
Ma trận đề kiểm tra
TÊN CHỦ ĐÊ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỆU
VÂN DỤNG THẤP 
VẬN DUNG CAO
CỘNG
Chủ đề 1
Sống chan hòa với mọi người
Lịch sự tế nhị
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1/3
1
10%
1/3
0,5
0,5%
1/3
0,5
0,5%
1 Câu
2 điểm
20%
Chủ đề2
-Tích cực tự giác trong lao động sáng tạo
-Yêu thiên nhiên sống hòa hơp với thiên nhiên
`
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
3
30%
1/2
3
30%
1/2
2
20%
2 câu
8 điểm
80%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1/3+1
 4
 40% 
1/3+1/2
 3
30%
1/3
 2
20%
1/2
 1
10%
3 câu
10 điểm
GV: phát đề thi
I. Trắc nghiệm
Câu 1(1đ): Hành vi nào sau đây thể hiện sống chan hoà với mọi người ? Hãy đánh Đ vào câu đúng, S vaò câu sai
Cởi mở vui vẻ
Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn
Tham gia tích cực hoạt động của lớp đề ra
 Biết chia sẻ với mọi người xung quanh
 Thường xuyên quan tâm đến công việc
Không góp ý cho ai vì sợ mất lòng
Câu 2(1đ): Biểu hiện nào sau đây thể hiện lịch sự, tế nhị ? 
Hành vi
Tế nhị
Lịch sự
a. Thái độ nhẹ nhàng
b. Cử chỉ khiêm tốn
c. Biết lắng nghe
d. Biết cảm ơn,xin lỗi
đ. Nói nhẹ nhàng
e. Chào hỏi người lớn tuổi
..
..
.
..
..
..
.
..
II. Tự luận:(4đ)
Câu 1(4 diểm ): Tích cực, tự giác đem lại lợi ích gì cho bản thân?
Câu 2 (4 diểm): Em hãy nêu một số lợi ích của thiên nhiên đối với đời sống của con người ? Chúng ta phải làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
ĐÁP ÁN:
I.Trắc nghiệm
Câu 1:a,b,c,d, đ
Câu 2 :
II.Tự luận
Câu 1:Tích cực là luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập
 -Tự giác là chủ động làm việc,học tập không cần ai nhắc nhỡ 
 -Rèn luyện được kỷ năng cần thiết của bản thân 
 -Góp phần xây dựng tập thẻ lành mạnh ,thân ái 
 -Được mọi người tôn trọng quý mến
Câu 2
- Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người:
+ Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế.
+ Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân.
-> Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại.
- Phải bảo vệ thiên nhiên.
- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
- Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên
IV.Cũng cố:
GV: Thu bài kiểm tra số lượng bài
V. Dặn dò:
- Đọc trước nội dung bài mới
Tiết 19
17-1-2014
 BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T1)
 A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình
3. Thái độ: HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm sóc,. dạy giỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
	B. Chuẩn bị của GV và HS.
 Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Các kỷ năng :Kỷ năng tư duy ,Kỷ năng giải quyết vấn đề,
 C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 2 phút).
	II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
	1. ma tuý là gì nêu các tác hại của tệ nạn nghiện ma tuý?.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề (2 phút): 
	Trước thực tế của xã hội loài người ( một số người đã lợi dụng trẻ em, đối xử thô bạo, không công bằng với trẻ em...) năm 1989 LHQ đã ban hành công ước về quyền trẻ em. Vậy nội dung công ước đó như thế nào?. Gv dẫn dắt vào bài.
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ 1: ( 10 phút)Tìm hiểu truyện đọc sgk
Gv: Gọi Hs đọc truyện "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội"
Gv: Tết ở làng trẻ em SOS hà Nội diễn ra ntn?. Có gì khác thường?.
Gv: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?. 
* HĐ2: ( 12 phút) Giới thiệu khái quát về công ước LHQ.
Gv cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu: 
- Công ước về quyền trẻ em được hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989. VN kí công ước vào ngày 26/1/1990. là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước 20/2/1990. Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Sau đó nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em VN vào ngày 12/8/1991. đến năm 1999, công ước về quyền trẻ em có 191 quốc gia là thành viên.
Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần( 54 điều)
Gv: Công ước LHQ ra đời vào năm nào?. Do ai ban hành?. 
Gv: Cho hs quan sát tranh và yêu cầu Hs nêu và phân biệt 4 nhóm quyền.
* HĐ3: ( 10 phút)luyện tập
Gv: Đọc truyện" vào tù vì ngược đãi trẻ em"
Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/38; các bài tập sbt/ 35,36
1. Giới thiệu khái quát về công ước:
- Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời.
- Năm 1990 Việt nam kí và phê chuẩn công ước.
- Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm:
* Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
* Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
* nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..
* Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...
	IV. Cũng cố: ( 2 phút)
	Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. 
	V. Hướng dẫn học: ( 2 phút)
	- Học bài
	- xem trước nội dung còn lại, làm các bài tập sgk/38.
- HS thực hiện tốt ATGT 
Tiết 20
16-1-2012
 BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T2)
	A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS thấy được ý nghĩa của công ước LHQ đối với sự phát triển của trẻ em
2. Kĩ năng: HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn chặn những việc làm vi phạm quyền trẻ em.
3. Thái độ: HS biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
 C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	- Kỷ năng tư duy
	-Kỷ năng giải quyết vấn đề.
 C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 2 phút).
	II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
	1. Hãy nêu các nhóm quyền của trẻ em theo công ước LHQ?.
2. Em đã được hưởng những quyền gì trong các quyền trên?. Nêu dẫn chứng cụ thể?.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề (2 phút): Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ 1: ( 10 phút) Thảo luận nhóm để rút ra ý nghĩa của công ước đối với cuộc sống của trẻ em
Gv: cho hs thảo luận nhóm nhỏ theo tình huống sau:
- Bà Lan ở Nam Định, do ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.
Hãy nhận xét hành vi của Bà Lan?. Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó?.
Gv: Giới thiệu một số điều trong công ước LHQ; một số vấn dề liên quan đến quyền lợi của trẻ em ( Hỏi đáp về quyền trẻ em)
Gv: Công ước LHQ có ý nghĩa gì đối với trẻ em và toàn xã hội?.
* HĐ2: ( 12 phút) Thảo luận giúp Hs rút ra bổn phận của mình đối với công ước.
Gv: Cho Hs đóng vai theo nội dung tình huống ở bài tập d, đ sgk/38.
Hs thể hiện, nhận xét, gv chốt lại.
Gv: Là trẻ em cầ

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_CONG_DAN_6_HKII_20150727_012159.doc
Giáo án liên quan