Giáo án Giáo dục công dân 6

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hiểu được các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc.

- Hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.

- HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

3. Thái độ:

- HS biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

- HS tự hào là thế hệ tương lai của dân tộc và nhân loại.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với trẻ em thiệt thòi

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

- Kĩ năng giao tiếp úng xử.

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền trẻ em

 

doc132 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7443 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhóm
 Phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh và 1 bộ phiếu rời ghi nội dung quyền trẻ em.
 Yêu cầu dán các phiếu ghi nội dung phù hợp với bức tranh.
HS: Các nhóm trình bày kết quả của nhóm
GV: Cho HS nhận xét 
Gv: Cho hs quan sát tranh và yêu cầu Hs nêu và phân biệt 4 nhóm quyền.
GV: Ở địa phương em có những biểu hiện nào tốt và chưa tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em? 
HS: Trả lời.
2. Nội dung của các quyền trẻ em.
- Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm:
* Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
* Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
* nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..
* Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...
HĐ3: ( 6’) LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Luyện tập củng cố bài học
Gv: Đọc truyện" vào tù vì ngược đãi trẻ em"
Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/38; các bài tập sbt/ 35,36
4. Củng cố: ( 3 phút)
Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. 
5. Dặn dò: ( 3 phút)
- Học bài
- xem trước nội dung còn lại, làm các bài tập sgk/38.
********************************
Ngày soạn: …/1/2014
Ngày giảng: … /1/2014
TIẾT 20:	BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc.
- Hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em. 
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. 
- HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
3. Thái độ: 
- HS biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
- HS tự hào là thế hệ tương lai của dân tộc và nhân loại.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với trẻ em thiệt thòi
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- Kĩ năng giao tiếp úng xử.
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền trẻ em
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm....
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
- Bảng nhóm, bút dạ. Tranh ảnh về quyền trẻ em 
- Ca dao, tục ngữ, bài hát về trẻ em.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút).
a. Hãy nêu các nhóm quyền của trẻ em theo công ước LHQ?.
b. Em đã được hưởng những quyền gì trong các quyền trên?. Nêu dẫn chứng cụ thể?.
3. Bài mới. (32’)
a. Đặt vấn đề (2 phút): Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới
b. Triển khai bài: (31’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ1: (20’) NỘI DUNG BÀI HỌC
Mục tiêu: HS tìm hiểu về các quyền của trẻ em, ý nghĩa công ước và bổn phận của trẻ em.
Thảo luận nhóm 
Gv: cho hs thảo luận nhóm nhỏ theo tình huống sau:
- Bà Lan ở Nam Định, do ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.
Hãy nhận xét hành vi của Bà Lan?
? Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó?.
 - Bà Lan đã vi phạm quyền trẻ em: Liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.(vi phạm điều 28,37 - Trẻ em được học hành, không có trẻ em nào phả chịu sự tra tấn đối xử, trừng phạt độc ác, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá.. ) 
 Gv: Giới thiệu một số điều trong công ước LHQ; một số vấn đề liên quan đến quyền lợi của trẻ em ( Hỏi đáp về quyền trẻ em)
 Gv: Các quyền trẻ em cần thiết như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu quyền trẻ em không được thực hiện? lấy ví dụ?
GV: Cho HS suy nghĩ nhằm rút ra bổn phận của mình đối với công ước.
 - Rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.
 -Trẻ em bị suy dinh dưỡng, không được học tập…Như vậy thế hệ tương lai sẽ không thể đưa đất nước, thế giới phát triển được.
VD: Trẻ em lang thang, trẻ em thất học…
Gv: Cho Hs đóng vai theo nội dung tình huống ở bài tập đ sgk/38.
Hs thể hiện, nhận xét, gv chốt lại.
Gv: Là trẻ em cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?.
HS: Hiểu sự quan tâm, chăm sóc của thầy cô, cha mẹ, biết ơn và đền đáp công ơn… 
II. Nội dung bài học:
1. Giới thiệu khái quát về công ước:
2. Nội dung của các quyền trẻ em.
3. Ý nghĩa của công ước LHQ: 
- Thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.
- Công ước LHQ là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện.
4. Bổn phận của trẻ em: 
- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
- Thực hiện tốt bổn phận của mình. 
- Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.
HĐ2: (12 phút) LUYỆN TẬP
Mục tiêu: luyện tập củng cố bài học
Gv: HD học sinh làm bài tập d sgk/38; HS: Nhận xét. 
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
III.Luyện tập
 Bài tập d: trang 38.
- Lan sai: vì cha mẹ đã đáp ứng quyền trẻ em ở mức độ tốt nhất.
- Nếu là Lan:cố gắng học giỏi, không oán trách, so sánh với bạn bè, cố gắng phụ giúpcha mẹ. 
	IV. Củng cố: ( 3 phút)
	Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. 
- Các quyền trẻ em cần thiết như thế nào? 
- Là trẻ em cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?.
	V. Dặn dò: ( 2 phút)
	* Bài cũ:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 37.
+ Làm các bài tập a,b,c,d,đ,e,g sách giáo khoa trang 37,38..
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài 13:“ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
+ Xem trước truyện đọc, bài học, bài tập SGK/39-42.
+ Tìm tranh ảnh, gương chăm học, thực hiện tốt quyền công dân… 
Phần bổ sung:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*******************************
Ngày soạn:..../..../2014
Ngày giảng: ..../..../2014
Tiết 21: Bài 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ
 XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Kĩ năng: - Học sinh có khả năng phân biệt sơ bộ các trường hợp là công dân Việt Nam và các nước khác.
- Biết cố gắng học tập,nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước.
3. Thái độ: Học sinh có tình cảm, niềm tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có mong muốn được góp phần xây dựng nhà nước và xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP.
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm
- Tổ chức trò chơi....
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD6; 
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp sau:
- Thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ
- Thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi.
3. Bài mới.(36 phút)
a. Đặt vấn đề: ( 2 phút) GV có thể cho hs xem tranh, sau đó đặt câu hỏi. Em thử đoán xem, những ai trong bức tranh trên là công dân Việt Nam? GV cho hs tự do tranh luận, GV không kết luận rồi hỏi tiếp vậy công dân là gì? Những ai được xem là công dân nước CHXHCN Việt Nam. GV dẫn dắt vào bài.....
b. Triển khai bài:(34 phút)
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
HĐ1: (7’) TÌM HIỂU TÌNH HUỐNG
Mục tiêu: Tìm hiểu và phân tích tình huống
GV: Cho HS đọc tình huống trong Sgk
HS: Đọc
GV: Nêu câu hỏi: Theo em A-li-sa nói như vậy có đúng không? Vì sao?
HS: Trả lời:
- A-li-sa nói đúng. Bạn là công dân Việt Nam vì có bố là người Việt Nam (Nếu bố , mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-sa )
 GV cung cấp những thông tin cần thiết giúp HS hiểu khái niệm về công dân
 GV:Dưới chế độ phong kiến dân là thần dân, phải thờ vua, vâng lời quan, dân không có quyền
- Dưới thời thuộc Pháp, Mỹ, dân ta bị chúng coi là" dân bảo hộ"
Khi nhà nước được độc lập, dân chủ người dân mới có địa vị là công dân.
GV. Có người cho rằng CD là chỉ những người làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp và phải từ 18 tuổi trở lên.
 Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?.
GV. Các em có phải là một công dân không?.
I. Tình huống:
HĐ2: (20 phút) NỘI DUNG BÀI HỌC
Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
GV. Công dân là gì?
? Căn cứ để xác định công dân của mỗi nước là gì?
GV. Giải thích: Quốc tịch là dấu hiệu pháp lý, xác định mối quan hệ giữa một người dân cụ thể với một nhà nước, thể hiện sự thuộc về một nhà nước nhất định của một người dân.
+ Là ĐK bắt buộc ( phải có) để 1 người dân được hưởng các quyền và nghĩa vụ của công dân và được nhà nước bảo hộ.
+ một người dân mang QT nước nào thì được hưởng các quyền và nghĩa vụ CD theo PL nước đó quy định.
+ Là căn cứ để phân biệt CD của nước này với CD của nước khác và những người không phải là CD.
? Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, có được coi là CD Việt Nam không? Vì sao?.
GV.
? Người nước ngoài đến làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam, có được coi là CD Việt Nam không?
HS: Trao đổi ý kiến và phát biểu
GV: Nhận xét và giải thích cho HS hiểu trong 2 trường hợp trên:
-Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, không được coi là CD Việt Nam
- Người nước ngoài đến làm ăn sinh sống lâi dài ở Việt Nam, tự nguyện tuân theo PL VN thì được coi là CD Việt Nam 
? Em có phải là CD Việt Nam không?
? Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những ai?
 ?Hiện nay, ở nước ta ngoài CD Việt Nam ra còn có những ai?.( CD nước ngoài và người không có QT)
? Ở nước VN, những ai có quyền có QT?
II. Nội dung bài học:
 Định nghĩa:
Công dân là người dân của một nước.
2. Căn cứ để xác định công dân của một nước:
- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân nước đó.
- Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam.
- Mọi người dân ở nước CHXHCNVN đều có quyền có quốc tịch VN.
- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quốc tịch VN.
 * Điều kiện để có quốc tịch Việt Nam:
- Mọi người sinh sống trên lãnh thổ VN có quyền có quốc tịch VN.
- Đối với công dân nước ngoài và người không có quốc tịch: 
+ Phải từ 18t trở lên, biết tiếng Việt, có ít nhất 5 năm cư trú tại VN, tự nguyện tuân theo pháp luật VN
+Là người có công lao đóng góp xây dựng, bảo vệ tổ quốc VN
+ Là vợ, chồng, con, bố ,mẹ(kể cả bố mẹ nuôi, con nuôi) của công dân VN
- Đối với trẻ em
+ Trẻ em có cha mẹ là người VN.
+Trẻ em sinh ra tại VN và xin cư trú tại VN.
+Trẻ em có cha (mẹ) là người VN.
+Trẻ em nhìn thấy trên lãnh thổ VN nhưng không biết cha mẹ là ai.
HĐ3: (7 phút) LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Luyện tập củng cố bài học
GV. Cho HS làm bài tập a SGK.( gv chuẩn bị BT ở bảng phụ).
HS. Làm bài, . 
GV :nhận xét
Công dân VN là:
- Người VN đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
- Người VN phạm tội bị giam tù
Người VN dưới 18 tuổi
4. Cũng cố: (2 Phút)
- GV yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
5. Dặn dò: ( 2 Phút)
- Về nhà học bài cũ, làm các bài tập còn lại ở SGK
- Sưu tầm gương thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân ở trường và địa phương.
- Tự lập kế hoạch học tập, rèn luyện để trở thành CD có ích cho đất nước.
Ngày soạn: …/…./2014
Ngày giảng: …/…./2014
TIẾT 22:	BÀI 13: 	CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ 
	 XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (T2)
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Hs thấy rõ được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.
- Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. 
- Hiểu được mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.
2. Kĩ năng: HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức trở thành người công dân có ích cho đất nước.
3. Thái độ:
- HS tự hào là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
- Mong muốn được xây dựng nhà nước và xã hội. 
 - HS có tình cảm với quê hương, đất nước và ý thức được trách nhiệm của người công dân với tổ quốc.
 II. PHƯƠNG PHÁP:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm....
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, SBT GDCD 6. tình huống
- Hình ảnh HS giỏi, Luật quốc tịch...
2. Học sinh: 
- Xem trước nội dung bài học.
- Bảng nhóm, bút dạ. Tranh ảnh, tấm gương thực hiện tốt quyền công dân
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: ( 1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
Câu1.Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?(6đ)
Đáp án: - Công dân là người dân của một nước. 
 - Căn cứ vào quốc tịch… 
Câu 2. Ông An có quốc tịch Pháp, vậy ông An là công dân nước nào? (4đ)
a. Việt nam. b. Thái Lan. c. Pháp. d. Việt Nam và Pháp.
Đáp án: c. Pháp.
GV: Nhận xét, cho điểm. 
3. Bài mới. (34 phút)
a. Đặt vấn đề (1 phút): Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới
b. Triển khai bài: (33 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 23 phút) TÌM HIỂU QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ 
 CỦA CÔNG DÂN ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
Mục tiêu: Hs thấy rõ được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.
Gv: Giải thích khái niệm về quyền và nghĩa vụ.
GV:Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
HS: Thảo luận và trình bày kết qủa.
Nhóm 1: Nêu các quyền công dân mà em biết?(HP: 1992) 
HS: Quyền học tập, nghiên cứu khoa học, bảo vệ sức khoẻ, tự do đi lại,quyền bất khả xâm phạm về thân thể … 
GV: Nhận xét, chốt ý. 
Nhóm 2: Nêu nghĩa vụ của công dân đối với nhà nuớc? 
HS: Nghĩa vụ học tập, bảo vệ tổ quốc, tham gia xây dựng, phát triển đất nước, đóng thuế và lao động công ích.… 
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
Nhóm 3,4: Nêu các quyền của trẻ em? 
HS: Quyền sống còn, bảo vệ, phát triển, tham gia. 
 GV: Nhận xét chốt ý.
Nhóm 5,6: Nêu nghĩa vụ của trẻ em? 
HS: Nghĩa vụ: yêu tổ quốc, vâng lời, kính trọng ông bà, cha mẹ… 
GV: Nhận xét chốt ý.
GV: Vì sao công phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình?
 HS: Vì đã là công dân Việt Nam thì được hưởng các quyền công dân mà pháp luật quy định. Đồng thời thực hiện nghĩa vụ của công dân với nhà nước. Có như vậy quyền công dân mới được đảm bảo.
*)Thảo luận giúp Hs hiểu trách nhiệm của CD đối với nhà nước.
Gv: Gọi Hs đọc truyện “ Cô gái vàng của thể thao Việt Nam” sgk.
GV: Từ câu chuyện trên em có suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người học sinh, người công dân đối với đất nước?
HS: Cố gắng phấn đấu học tập, lao động, rèn luyện để xây dựng đất nước…. 
GV: Nhấn mạnh HS học tập và rèn luyện đạo đức. 
GV: Em hãy kể tên những người thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân? 
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, cho HS quan sát hình ảnh HS học giỏi, lao động giỏi.
GV: Kết luận bài học.
II. Nội dung bài học:
1.Định nghĩa:
2.Căn cứ để xác định công dân của một nước:
3. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân: 
- CD Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước CHXHCNVN.
- Nhà nước CHXHCNVN bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CD theo quy định của PL.
4. Bổn phận của trẻ em: 
- Cố gắng học tập tốt để nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức để trở thành người công dân hữu ích cho đất nước.
- Góp phần xây dựng tổ quốc VN ngày một phồn thịnh hơn.
- Những tấm gương đạt giải qua các kỳ thi đã trở thành niềm tự hào, đem lại vinh quang cho đất nước.
HĐ2: ( 10 phút) LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Luyện tập, thực hành
GV: Cho HS làm BT b)
HS: Làm bt
III. Bài tập
b) Hoa là công dân VN vì Hoa sinh ra và lớn lên ở VN. Gia đình Hoa thường trú tại VN đã lâu.
4. Cũng cố: ( 2 phút)
GV: Cho HS chơi trò chơi: “Chiếc hộp may mắn” 
HS: Nghe thể lệ trò chơi và thực hiện.
GV: Đưa ra một chiếc hộp đựng các câu hỏi, HS bốc câu hỏi và trả lời.
1. Em hãy hát một bài hát ca ngợi quê hương, đất nước?
2. Em hãy kể câu chuyện về một tấm gương sáng trong học tập, rèn luyện thể thao, bảo vệ tổ quốc mà em biết?
 3. Em hãy hát một bài hát ca ngợi người anh hùng mà em yêu thích? 
HS: Trả lời, nhận xét bạn trả lời 
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
5. Dặn dò: ( 3 phút)
- Học bài
- Làm bài tập d,đ sgk.
- Xem trước nội dung bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (2t)
- Tìm hiểu về luật ATGT ĐB năm 200.- Chuẩn bị bài 14:“ Thực hiện trật tự an toàn giao thông
+ Xem trước thông tin, sự kiện, bài học, bài tập SGK/43-47.
+ Tìm tranh ảnh, số liệu về giao thông.
+ Tìm biển báo giao thông: T1(cấm), T2(hiệu lệnh), T3(nguy hiểm), T4(chỉ dẫn). 
Ngày soạn: .../..../2014
Ngày giảng: .../..../2014
TIẾT 23:	
BÀI 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Hs nắm được một số quy định khi tham gia giao thông. Nắm được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của giao thông đối với đời sống của con người.Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an tòan giao thông và các biện pháp bảo đảm an tòan khi đi đường.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp.
- Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an tòan giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an tòan giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
3. Thái độ: 
- Có ý thức tôn trọng và thực hiện trật tự an tòan giao thông.
- Ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an tòan giao thông.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
- KN thu thập và sử lý thông tin về TTATGT
- KN tư duy phê phán, đánh giá những hành vi thực hiện đúng và chưa đúng pháp luật về giao thông.
- KN đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến ATGT.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm....
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Hệ thống biển báo.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: ( 1 phút).
2. Kiểm tra 15 phút.
Câu 1. Nêu mối quan hệ giữa nhà nước và công dân?.
Câu 2. Nêu trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước? 
Câu 3. Quyền bầu cử chỉ có khi: 
 a. Công dân đủ 16 tuổi.
 b. Công dân đủ 18 tuổi.
 c. Công dân đến tuổi.
 d. cả ba đều sai.
 Đáp án
Câu 1: Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân: 
- CD Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước CHXHCNVN.
- Nhà nước CHXHCNVN bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CD theo quy định của PL.
Câu 2.Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước là:
- Cố gắng học tập tốt để nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức để trở thành người công dân hữu ích cho đất nước.
- Góp phần xây dựng tổ quốc VN ngày một phồn thịnh hơn.
- Những tấm gương đạt giải qua các kỳ thi đã trở thành niềm tự hào, đem lại vinh quang cho đất nước. 
Câu 3. 
HS: Câu d. đúng.
3. Bài mới.(25 phút)
a. Đặt vấn đề (1 phút): 
Như các em đã biết, GTVT là huyết mạch của nền kinh tế quôca dân, là điều kiện quan trọng để nâng cao cuộc sống cho mọi người. GT coa quan hệ chặt chẽ đến mọi mặt của đơi sống xã hội. Nhưng bên cạnh đó một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: Sau chiến tranh và thiên tai thì ti nạn giao thông là thảm hoạ thứ 3 gây ra cái chết và thương vong cho loài người. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó...
b. Triển khai bài:(24 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 7 phút) Thông tin sự kiện
Mục tiêu: Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay và nguyên nhân	
Gv: Cho HS quan sát bảng thống 

File đính kèm:

  • docgiao an GDCD 6 chuan co du cac de kiem tra 1 tiet va hoc ki.doc
Giáo án liên quan