Giáo án Giáo dục công dân 12 - Võ Thị Yến - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (Tiết 2)

+Theo em tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải kí kết hợp đồng lao động?

 Chú ý: hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định trừ trường hợp tác động khách quan.

-GV: giải thích cho học sinh thấy quyền lao động dựa trên cơ sở không phân biệt giới tính nhưng do đặc điểm về tâm sinh lí nên PL có chính sách đối với lao động nữ để họ có điều kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động, lấy VD?

 +Theo em bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được thể hiện như thế nào?

 +Theo em người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động không hoặc cả đối với lao động nữ đang nghỉ chế độ thai sản?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6644 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Võ Thị Yến - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	 9	 NS:12/10/2014
Tiết: 	9	 ND:14/10/2014
Bài 4:
 QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức: Học sinh nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động.
2.Về kỹ năng: Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động.
3.Về thái độ: Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động.
4.Trọng tâm kiến thức: Bình đẳng trong lao động.
II.PHƯƠNG TIỆN ,PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương tiện: : SGK, SGV,giáo án,bài tập tình huống . Sơ đồ, pháp luật đại cương .
2.Phương pháp: Nêu vấn đề kết hợp phương pháp đàm thoại và thảo luận nhóm.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2.Kiểm tra bài cũ :Em hãy nêu nội dung bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
3.Giảng bài mới: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, nó được thể hiện trong các quy định của pháp luật về lao động và pháp luật nước ta thừa nhận sự bình đẳng của công dân trong lao động. Vậy sự bình đẳng đó được thể hiện như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 4 tiết 2.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
*Hoạt động : Bình đẳng trong lao động:
-GV:Theo tại sao lao động là hoạt động quan trọng nhất? Vậy theo em bình đẳng trong lao động là gì?
- HS: Thảo luận, trả lời cá nhân.
-GV: N/xét, kết luận: vì nó tạo ra của cải vật chất và tinh thần.
-GV:Từ KN theo em nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động xác định quyền bình đẳng trong lao động của công dân được thể hiện trên phương diện nào?
 VD: chế độ thai sản cho lao động nữ là được nghỉ 4 tháng và 6 tháng đối với công việc nặng nhọc, nguy hiểm, hảo đảo, biên giới…
+ Theo em người lao động được tự do sử dụng SLĐ của mình như thế nào?
+Hiện nay luật lao động quy định tuổi lao động và tuổi sử dụng lao động là bao nhiêu?
+ Trong quá trình lao động có bị phân biệt đối xử giữa các lao động không?
- HS: Thảo luân, trả lời cá nhân.
-GV: N/xét, giải thích rõ từng câu hỏi , kết luận
-GV cho học sinh giải quyết tình huống trong sách giáo khoa trang 36 và đưa học sinh vào tình huống có vấn đề.
 +Nếu là chủ doanh nghiệp em có yêu cầu gì khi tuyển dụng lao động? vì sao?
-GV tổ chức cho học sinh trả lời theo câu hỏi có tính lô gíc và yêu cầu HS lấy VD minh hoạ.
 +Theo em chủ thể hợp đồng lao động là ai? Lấy ví dụ?
 +Theo em giao kết hợp đồng lao động được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
+Theo em tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải kí kết hợp đồng lao động?
 Chú ý: hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định trừ trường hợp tác động khách quan.
-GV: giải thích cho học sinh thấy quyền lao động dựa trên cơ sở không phân biệt giới tính nhưng do đặc điểm về tâm sinh lí nên PL có chính sách đối với lao động nữ để họ có điều kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động, lấy VD?
 +Theo em bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được thể hiện như thế nào?
 +Theo em người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động không hoặc cả đối với lao động nữ đang nghỉ chế độ thai sản?
- HS: Thảo luân, trả lời cá nhân.
-GV: N/xét, giải thích rõ từng câu hỏi , kết luận
2. Bình đẳng trong lao động:
a.Thế nào là bình đẳng trong lao động.
Khái niệm: Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi hoạt động công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động ; bình đẳng giữa lao đông nam và lao động nữ trong từng cơ quan , doanh nghiệp và trong pham vi cả nước.
b.Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.
* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
- Được tự do sử dụng sức lao động
 Lựa chọn việc làm, làm việc cho ai.
Bất kì ở đâu
- Người lao động phải đủ tuổi (15 tuổi) người sử dụng lao động (18 tuôỉ)
- Không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình…
* Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
- Hợp đồng lao động: là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động, việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động.
- Hình thức giao kết hợp đồng lao động:Bằng miệng, bằng văn bản
- Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
+ Tự do tự nguyện bình đẳng
+ Không trái PL, thoả ước tập thể
+ Giao kết trực tiếp
- Tại sao phải kí kết hợp đồng lao động: là cơ sở pháp lý để PL bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên
* Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
- Tìm việc làm, độ tuổi, tiêu chuẩn.
- Tiền công, tiền thưởng, BHXH, điều kiện lao động.
- Người SD lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
với phụ nữ nghỉ chế độ thai sản.
4.Củng cố: - Giáo viên giúp HS củng cố lại kiến thức cơ bản của tiết học.
 - Sử dụng sơ đồ để HS nắm được nguyên tắc trong giao kết HĐLĐ.
Nguyên tắc giao kết HĐLĐ
Tự do
Tự nguyện, bình đẳng
Không trái pháp luật
Giao kết trực tiếp
5.Dặn dò: 
Về nhà làm bài tập, đọc phần tư liệu tham khảo, học bài cũ và đọc trước phần 2 của bài 4.
IV.RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctuan 9.doc