Giáo án Giáo dục công dân 12 - Trần Thị Hoa

I.MỤC ĐÍCH BÀI HỌC

1.Về kiến thức:

 Hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể của công dân.

2. Về kĩ năng.

-Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

-Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.

3.Về thái độ:

 -Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.

 -Biết phê phán các hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

II. CHUẨN BỊ.

1.Chuẩn bị của giáo viên:

 Các văn bản luật: Tố tụng hình sự, Hình sự, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002

2.Chuẩn bị của học sinh:

 Đọc trước bài học trong SGK.

 Đọc trước phần tư liệu tham khảo trong SGK.

 Giấy bút.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1.Ổn định lớp: (1p)Tác phong và sĩ số lớp dạy.

2.Kiểm tra bài cũ: (5p)

 Câu hỏi: Nêu nội dung quyền giữa các tôn giáo

 Đáp án:

-Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

-Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được Nhà nước bảo hộ.

 

doc118 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3124 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Trần Thị Hoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ủng hộ chính sách của Đảng và PL của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
 B. CHUẨN BỊ
 1- Phương tiện
 - SGK, SGV 12, Tình huống GDCD 12, Bài tập trắc nghiệm GDCD 12.
 2- Thiết bị
 - Bảng biểu, máy vi tính, đèn chiếu nếu có. 
 - Tranh ảnh, một số luật, bộ luật, pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, sơ đồ có liên quan nội dung bài học.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 
 1. Ổn định lớp :(1’ )nắm sĩ số lớp học, học sinh vắng
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 1. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trên những phương diện nào?
 2.Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
 Đáp án: 
1.Quyền bình đảng giữa các dân tộc được thể hiện tr ên các phương diện chính trị, kinh tế,văn hoá, giáo dục
 - Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị
 + Quyền công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý các vấn đề chung, không phân biệt dt, tôn giáo...
 +Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ VN không phân biệt đa số, thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong các cơ quan nhà nước.
- Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về kinh tế
 +Thể hiện ở chính sách KT của Nhà nước không phân biệt giữa các dt; Nhà nước luôn quan tâm đấu tư phát triển KT đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dt thiểu số.
 +Để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về KT giữa các vùng, Nhà nước ban hành các chương trình phát triển KT- XH đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dt và miền núi, thực hiện cs tương trợ, giúp nhau cùng phát triển.
- Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về văn hoá, giáo dục
 +Các dt có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; phong tục, tập quán, truyền thống vh được bảo tồn, giữ gìn, khôi phục, phát huy, phát triển là cơ sở củng cố sự đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc.
 + Nhà nước tạo mọi đk để công dân thuộc các dt khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập.
 2. Ý nghĩa 
- Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.
- Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
3. Giảng bài mới
 Giới thiệu bài mới (1’)
 Đãng ta ngay từ khi ra đời đã xác định vấn đề tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Để đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách như thế nào về tôn giáo?
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
12’
4’
8’
Hoạt động 1: Cá nhân
-Gv nêu vấn đề: Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Em hãy kể một số đạo mà em biết?
-Tôn giáo là gì ?
-Tín ngưỡng là gì ?
-GV giúp học sinh hình thành khái niệm giữa các tôn giáo là gì ?
Hoạt động 2:Cá nhân
-GV nêu quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào ?
-GV nhận xét, bổ sung
Khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Không được phân biệt đối xử vì lí do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân...”
-Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
-GV giải thích thêm: Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, không phân biệt đối xử vì lí do tín ngưỡng, tôn giáo để động viên sức mạnh toàn dân vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động 3: Cá nhân
-GV nêu câu hỏi: Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
-HS trả lời:
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Tôn giáo được biểu hiện qua các đạo khác nhau như: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, đạo Tin Lành, đạo Hoà Hảo...
-HS trả lời:
+Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và hình thức nghi lễ thể hiện sự sùng bái tín ngưởng ấy.
+Tín ngưỡng là niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhân.
-HS trả lời:
+Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
+Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được Nhà nước bảo hộ.
-HS trả lời:
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó của nhân dân VN, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.
-HS trả lời:
+Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
+Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
+Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.
+Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo; lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây rối trật tự công cộng, làm tổn hại đến an ninh quốc gia.
2. Bình đẳng giữa các tôn giáo.
a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo.
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở VN đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn gióa được pháp luật bảo hộ.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
*Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
*Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được Nhà nước bảo hộ.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó của nhân dân VN, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.
d.Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. 
-Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
-Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
-Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.
-Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo; lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây rối trật tự công cộng, làm tổn hại đến an ninh quốc gia.
2’
Củng cố
Dùng các sơ đồ mà giáo viên đã chuẩn bị để củng cố kiến thức cho học sinh
4.Dặn dò, bài tập về nhà: (2p)
	Làm bài tập1,2,3 4, trong SGK
	Đọc trước bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản.
	Đọc TL tham khảo
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TÔN GIÁO
KHÁI NIỆM
NỘI DUNG
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở VN đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn gióa được pháp luật bảo hộ.
*Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
*Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được Nhà nước bảo hộ.
BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TÔN GIÁO
Ý NGHĨA
CHÍNH SÁCH
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó của nhân dân VN, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đát nước.
-Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
-Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
-Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.
-Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo; lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây rối trật tự công cộng, làm tổn hại đến an ninh
Ngày soạn: 21/11/2009 – Tiết 14
Bài 6
	 CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
	 (Tiết 1)
I..MỤC ĐÍCH BÀI HỌC
1.Về kiến thức:
	Hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể của công dân.
2. Về kĩ năng.
-Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
-Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
3.Về thái độ:
	-Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.
	-Biết phê phán các hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
II. CHUẨN BỊ.
1.Chuẩn bị của giáo viên:
	Các văn bản luật: Tố tụng hình sự, Hình sự, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002
2.Chuẩn bị của học sinh:
	Đọc trước bài học trong SGK.
	Đọc trước phần tư liệu tham khảo trong SGK.
	Giấy bút.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Ổn định lớp: (1p)Tác phong và sĩ số lớp dạy.
2.Kiểm tra bài cũ: (5p)
	Câu hỏi: Nêu nội dung quyền giữa các tôn giáo
	Đáp án:
-Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
-Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được Nhà nước bảo hộ.
-Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó của nhân dân VN, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.
3.Giảng bài mới: 
	Giới thiệu bài mới (1p)
 Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm, nội dung và ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đây là một trong những quyền tự do quan trọng đầu tiên của con người. Hôm nay chúng ta tìm hiểu mục 1a -b ài 6.
 Tiến trình bài dạy (38’)
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
20’
6’
-Gv đặt vấn đề: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi trong Hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân
Đối với công dân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quyền quan trọng nhất, được ghi tại điều 71 Hiến pháp năm 1992.
* Hoạt động 1:Thảo luận nhóm
Tình huống trong SGK:
 Ông A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Trong việc này, ông A khẳng định anh X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an xã đã ngay lập tức bắt anh X và ép buộc anh phải nhận là đã lấy cắp.
Việc làm của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
 * Tại sao việc làm này của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
- GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
* Hoạt động 2
- Thảo luận nhóm:
 *Thế nào quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
.
- GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Theo nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể thì không ai được tự tiện bắt người. Hành vi tự tiện bắt người là hành vi xâm phạm đến quyền tự do về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.
-GV nêu câu hỏi: Ai, cơ quan nào có thẩm quyền bắt người trong trường hợp cần thiết?. Thế nào là bắt người đúng pháp luật?
* Vậy có khi nào pháp luật cho phép bắt người không?
* Những trường hợp nào pháp luật cho phép bắt người?
- GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
-GV giúp HS rút ra ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
-GV lưu ý:
+ Trong trường 1, việc bắt người chỉ được tiến hành khi có quyết định của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án.
+ Trong trường 2, việc bắt người khẩn cấp cũng cần phải có phê chuẩn của Viện Kiểm sát sau khi tiến hành bắt.
-> nghĩa là đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đó, ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến Cơ quan công an, Viện Kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Còn đối với người đang phạm tội quả tang thì ai cũng có quyền bắt mà không cần phải có lệnh hay quyết định của cơ quan Nhà nước.
 Như vậy, chỉ có người đang phạm tội quả tang thì mới có thể bị bắt mà không cần lệnh hay quyết định nào cả; còn các trường hợp khác thì việc bắt người đều phải có quyết định hoặc phê chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có ý nghĩa gì ?
-HS trả lời:
 +Việc công an xã bắt người là trái với pháp luật, là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
+Bởi vì công an xã chỉ dựa vào lới khai của ông A, chứ chưa có chứng cớ đầy đủ.
- HS trả lời:
+Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
-HS trả lời
Cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án và một số cơ quan khác mới có bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự, thủ tục theo qui định của pháp luật
-HS trả lời:
Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người: 
+ Trường hợp 1: Viện Kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền mà pháp luật cho phép có quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ xác đáng chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.
+ Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (theo nội dung trong SGK).
+ Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (theo nội dung trong SGK).
+ Trong trường 3, người đang bị truy nã là người đang có lệnh truy nã của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án. 
-HS trả lời:
-Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất, liên quan đến quyền được sống của con người...
-Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.
-Nhằm bảo vệ quyền con người- quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.Các quyền tự do cơ bản của công dân
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ?
-Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
* Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
-Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.
- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật.
-Cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án và một số cơ quan khác mới có bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự, thủ tục theo qui định của pháp luật.
-Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người thì phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
-Pháp luật quy định rõ trường hợp nào thì mới được bắt giam, giữ người và những ai có quyền ra lệnh bắt giam, giữ người.
*Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
-Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất, liên quan đến quyền được sống của con người...
-Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.
-Nhằm bảo vệ quyền con người- quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2’
Củng cố
Dùng các sơ đồ mà giáo viên đã chuẩn bị để củng cố kiến thức cho học sinh
4.Dặn dò, bài tập về nhà: (2p)
	Làm bài tập1,2,3 trong SGK trang 66
	Đọc trước bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản.(Phần b)
	Đọc TL tham khảo
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Khái niệm
Quyền này có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Nội dung
-Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật.
-Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người thì phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
-Pháp luật quy định rõ trường hợp nào thì mới được bắt giam, giữ người và những ai có quyền ra lệnh bắt giam, giữ người.
Ý nghĩa
-Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất, liên quan đến quyền được sống của con người...
-Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.
-Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phậm về thân thể của công dân, coi đó là bảo vệ quyền con người- quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Ngày soạn: 28/11/2009 – Tiết 15
Bài 6
	 CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
	 (Tiết 2)
I..MỤC ĐÍCH BÀI HỌC
1.Về kiến thức:
	Hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.
2. Về kĩ năng.
-Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
-Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
3.Về thái độ:
	-Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.
	-Biết phê phán các hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
II. CHUẨN BỊ.
1.Chuẩn bị của giáo viên:
	Các văn bản luật: Tố tụng hình sự, Hình sự, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002
2.Chuẩn bị của học sinh:
	Đọc trước bài học trong SGK
	Đọc trước phần tư liệu tham khảo trong SGK
	Giấy bút.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Ổn định lớp: (1p)Tác phong và sĩ số lớp dạy
2.Kiểm tra bài cũ: (5p)
	Câu hỏi: Nêu khái niệm và ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm của công dân.
	Đáp án:
Khái niệm:
Nghĩa là không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hay phê duyệt của Viện Kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang.
	Ý nghĩa:
	-Quyền bất khả xâm phạm của công dân là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất, liên quan đến quyền được sống của con người.
 - Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt người trái pháp luật.
 - Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm của công dân.
3.Giảng bài mới: (1p)
	Giới thiệu bài mới.
	Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm, nội dung và ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm của công dân đây là một trong những quyền tự do quan trọng đầu tiên của con người. Hôm nay chúng ta tìm hiểu quyền tự do cơ bản tiếp theo là quyền bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân.
 Tiến trình của bài dạy
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
20’
5’
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân, nội dung , ý nghĩa của nó thể hiện như thế nào?
Cách thực hiện: sử dụng phương pháp đàm thoại, tình huống, thảo luận nhóm kết hợp với phương pháp liên hệ thực tiễn.
Hỏi: Em hiểu thế nào về sức khỏe, thế nào vể tính mạng?
Hỏi: Thế còn danh dự, nhân phẩm là gì?
Hỏi: Vậy quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân được thể hiện như thế nào?
Dẫn dắt: Chúng ta vừa tìm hiểu khái niệm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân. Vậy quyền này thể hiện ở những nội dung cơ bản nào?
Hỏi: Quyền này thể hiện ở mấy nội dung và đó là những nội dung nào?
Hỏi: Tại sao phải bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người?
Hỏi: Theo em nếu tính mạng, sức khỏe của một con người luôn bị đe dọa thì cuộc sống của người đó sẽ như thế nào?
Hỏi: Nếu tính mạng, sức khỏe của nhiều người luôn bị đe 

File đính kèm:

  • docGiao an cong dan 12 CB.doc