Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Văn Phan

I. Mục tiêu bài học :

1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.

2. Về kĩ năng:

- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh lao động.

3. Về thái độ:

- Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động.

- Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng trong lao động

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

- Kĩ năng hợp tác

- Kĩ năng tư duy phê phán

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Phương pháp thảo luận lớp/ nhóm

- Phương pháp động não

- Phương pháp đóng vai

- Phương pháp xử lí tình huống

 

doc63 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5275 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Văn Phan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
2. Về kĩ năng:
- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
3. Về thái độ:
- Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: 
1. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
2. Kĩ năng hợp tác
3. Kĩ năng tư duy phê phán 
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
1. Phương pháp thảo luận lớp
2. Phương pháp động não
3. Phương pháp thảo luận nhóm 
4. Phương pháp xử lí tình huống
IV. Phương tiện dạy học: 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý?
3. Bài mới 
Trong bài trước các em đã hiểu thế nào là công dân bình đẳng trước pháp luật. Quyền bình đẳng của công dân được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong phạm vi bài này, chúng ta đề cập đến quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình, trong lao động và trong kinh doanh.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
GV: Em hãy cho biết hôn nhân là gì? Mục đích của hôn nhân là gì?
HS trả lời:
GV: Em hãy cho biết gia đình là gì?
HS trả lời: 
GV nhận xét và kết luận:
GV: Mục đích của mỗi cá nhân khi bước vào cuộc sống hôn nhân là nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận, thực hiện tốt các chức năng như: duy trì nòi gióng; nuôi dạy, giáo dục con, tổ chức đời sống gia đình.
GV: Để đạt được mục đích trên, quan hệ hôn nhân và gia đình cần phải dựa trên cơ sở nào? 
HS trả lời: 
GVKL: Để đạt được mục đích trên, trong quan hệ hôn nhân và gia đình phải là sự yêu thương, tôn trọng trên cở sở bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
GV: Vậy, thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
HS trả lời:
GV: Trong gia đình có rất nhiều mối quan hệ, nhưng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống là hai mối quan hệ cơ bản nhất.
Từ những mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, em hãy cho biết bình đẳng trong hôn nhân và gia đình bao gồm những nội dung nào?
HS trả lời:
GVKL và chuyển ý:
Hoạt động 2: Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. 
GV: Nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được thể hiện rộng rãi giữa các thành viên trong gia đình. 
GV: Tiến hành thảo luận nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Quy định thời gian, địa điểm và giao câu hỏi
Ø Nhóm 1: 
Câu 1: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?
Câu 2: Giải quyết tình huống
Người chồng do quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, không thể quyết định được việc lớn, khi bán xe ô tô (tài sản chung của vợ và chồng đang sử dụng vào việc kinh doanh của gia đình) đã không bàn bạc với vợ. Người vợ phản đối, không đồng ý bán. theo em, người vợ có quyền đó không? vì sao?
Ø Nhóm 2: 
Câu 1: Bình đẳng giữa cha mẹ và các con được thể hiện ở những điểm nào?
Câu 2: Giải quyết tình huống
Gia đình ông An trước kia rất nghèo. Nhưng từ khi sinh được đứa con trai thứ hai thì gia đình bỗng làm ăn phát đạt và trở nên giàu có. Từ đó ông hết mực thương yêu và chiều chuộng đứa con thứ hai và lạnh nhạt với đứa con đầu. Trước việc đó, vợ ông hết sức phản đối nhưng ông không nghe. 
Vậy các em có nhận xét gì về thái độ của ông An và vợ ông?
Ø Nhóm 3: 
Câu 1: Bình đẳng giữa ông bà với con và các cháu có đồng nhất với sự xóa nhòa ranh giới giữa các thế hệ thành viên trong gia đình không?
Câu 2: Theo em, ông bà có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình? Con cháu có trách nhiệm gì với ông bà?
Ø Nhóm 4: 
Câu 1: Theo em, các anh, chị, em trong gia đình cần phải bình đẳng với nhau như thế nào?
Câu 2: Hãy chỉ ra một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình?
HS: Các nhóm tiến hành thảo luận
HS: Cử đại diện trình bày
GV nhận xét và kết luận: 
GVKL: Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm ngang nhau, cùng nhau yêu thương đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.
b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
* Bình đẳng giữa vợ và chồng: 
Vợ, chồng bình đẳng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
- Trong quan hệ nhân thân
+ Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú
+ Vợ chồng tôn trọng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau
+ Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau
+ Vợ, chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mội mặt
- Trong quan hệ tài sản
+ Vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung
+ Pháp luật còn thừa nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng
* Bình đẳng giữa cha mẹ với con.
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con
- Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con
- Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc,...cha mẹ
* Bình đẳng giữa ông bà và cháu
- Ông bà có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc và giáo dục các cháu..
- Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà
* Bình đẳng giữa anh, chị và em
- Anh, chị, em đều có quyền và nghĩa vụ với nhau
- Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau 
4. Củng cố
Bài tập: Hãy nối cụm từ ở cột A với một cụm từ ở cột B để có đáp án đúng:
A
B
1. Nhà nước quy định độ tuổi kết hôn
a. bình đẳng với nhau
2. Hôn nhân là quan hệ vợ, chồng sau khi 
b. có tài sản riêng
3. Luật hôn nhân và gia đình quy đinh: Vợ, chồng có quyền
c. không có quyền xin ly hôn
4. Trong trường hợp người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng
d. nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên
5.Hiến pháp năm 1992 quy định: Trong gia đình vợ, chồng 
e. đã kết hôn
5. Dặn dò về nhà
- Các em về nhà học bài, làm bài tập 1, 2 và 3 SGK trang 42.
- Xem và soạn tiết 2 của bài.
- Sưu tầm, tìm hiểu các tình huống bình đẳng trong lao động
Tiết PPCT: 10 	 Ngày soạn: 18/10/2013 Ngày dạy: 
Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6
BÀI 4 : QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học : 
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.
2. Về kĩ năng:
- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh lao động.
3. Về thái độ:
- Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động.
- Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng trong lao động
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kĩ năng hợp tác
- Kĩ năng tư duy phê phán 
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Phương pháp thảo luận lớp/ nhóm
- Phương pháp động não
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp xử lí tình huống
IV. Phương tiện dạy học: 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV chiếu các câu hỏi về trắc nghiệm khách quan
- HS trả lời
- GV nhận xét và có thể ghi điểm
3. Bài mới 
Như bài 3 và tiết trước cô đã giới thiệu, công dân có rất nhiều các quyền khác nhau. Ở phạm vi bài này, chúng ta chỉ nghiên cứu quyền bình đẳng của công dân trong 3 lĩnh vực đó là hôn nhân và gia đình, lao động và kinh doanh. Ở tiết 9 lớp ta đã đi tìm hiểu bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Tiếp theo chúng ta đi tìm hiểu bình đẳng trong lao động?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là bình đẳng trong lao động.
GV: Theo em, lao động có vai trò như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội?
HS trả lời:
GV nhận xét và kết luận: Lao động là hoạt quan trọng nhất của con người, lao động tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần để xã hội tồn tại và phát triển.
GV hỏi: Vậy theo em, trong quá trình lao động sẽ phát sinh những mối quan hệ nào?
HS trả lời: 
GV nhận xét và kết luận:
- Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động
- Quan hệ giữa những người lao động với nhau
GV: Để những mối quan hệ giữa người và người trong qúa trình lao động ngày càng trở nên tốt đẹp hơn và tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội, thì trong lao động cần phải dựa trên nguyên tắc nào?
HS trả lời: Bình đẳng
GV: Vậy thế nào là bình đẳng trong lao động?
HS trả lời:
GVKL và chuyển ý: Vậy để nguyên tắc bình đẳng trong lao động được thực hiện một cách rộng rãi và nghiêm túc trong xã hội, thì nó phải được thể hiện bằng pháp luật. Pháp luật thể hiện bình đẳng trong lao động như thế nào, chúng ta đi vào mục b.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động
GV: Tiến hành thảo luận nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Quy định thời gian, địa điểm và giao câu hỏi
Ø Nhóm 1: Xử tình huống sau
Bảo là học sinh lớp 12, em có ước mơ thi vào Trường Đại học Sư phạm để sau này trở thành thầy giáo. Đã gần đến ngày nộp hồ sơ dự thi đại học, Bảo thưa chuyện với bố mẹ về ý định của mình. Nghe xong chuyện, bố mẹ phản đối, vì muốn Bảo thi vào Khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế để sau này trở thành doanh nhân. Nghe bố mẹ nói như vậy, Bảo không biết phải làm như thế nào.
Câu hỏi:
1. Nếu là Bảo, em sẽ giải quyết như thế nào?
2. Qua phân tích tình huống trên, em rút ra được điều gì?
Ø Nhóm 2: 
Câu 1: Hiện nay, một số doanh nghiệp ngại nhận lao động nữ vào làm việc. Vì vậy cơ hội tìm việc làm của lao động nữ khó khăn hơn nam. Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng trên? 
Câu 2: Nếu là chủ doanh nghiệp em có yêu cầu gì khi tuyển dụng lao động? Vì sao?
Ø Nhóm 3: Đóng vai
Anh B đã trúng tuyển vào làm việc cho công ty X và được mời đến công ty để thỏa thuận với giám đốc về ký kết hợp đồng lao động. Theo như bản hợp đồng anh B sẽ làm việc tại công ty với thời gian xác định. Thời gian thử việc đối với anh là 2 tháng, với mức lương thử việc 50% mức lương theo thỏa thuận. Lương thỏa thuận chính thức mà công ty trả cho anh là 3 triệu đồng/tháng. Sau khi vào làm việc chính thức được 3 tháng do nhà có tang ông bác ruột nên anh B xin phép ban giám đốc nghỉ 5 ngày về dự tang và được giám đốc đồng ý. Hết thời gian nghỉ, anh B đến công ty làm việc thì nhận được quyết định của giám đốc cho nghỉ việc.
Câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về hợp đồng lao động đã kí ở trên?
2. Theo em, Giám đốc công ty ra quyết định nghỉ việc như vậy có đúng không? Tại sao?
Ø Nhóm 4: 
Chị Thủy mới đi làm trở lại sau 4 tháng nghỉ sinh con. Vì sức khỏe chưa được hồi phục hoàn toàn nên chị được Ban Giám đốc cho phép được nghỉ một giờ mỗi ngày trong thời gian làm việc cho đến khi con chị 1 tuổi. Một số đồng nghiệp nam nói, Ban Giám đốc làm như thế là đã tạo ra sự bất bình đẳng trong lao động nam và lao động nữ. 
Câu hỏi: 
1. Vì sao Ban Giám đốc công ty nơi chị Thủy làm việc lại làm như vậy?
2. Qua phân tích tình huống trên, theo em có sự bất bình đẳng giữa lao động nam và nữ không? Vì sao?
HS: Các nhóm tiến hành thảo luận (3’)
HS: Cử đại diện trình bày
HS: Nhóm 3 cử đại diện đóng vai
GV nhận xét và đưa ra kết luận: 
GV: Trong quá trình kết luận nội dung, có thể trích dẫn các điều luật liên quan
GVKL: Bình đẳng trong lao động chỉ có được ở Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động, Nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật về lao động. Pháp luật về lao động không chấp nhận sự bất bình đẳng trong lao động.
2. Bình đẳng trong lao động
a. Thế nào là bình đẳng trong lao động
Bình đẳng trong lao động được hiểu là: 
- Bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm kiếm việc làm
- Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động
- Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.
b. Nội dung bình đẳng trong lao động
* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động 
- Mọi công dân đều có quyền làm việc
- Tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình
- Không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế
* Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
- Trong quan hệ lao động, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua hợp đồng lao động.
- Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc:
+ Tự do, tự nguyện, bình đẳng
+ Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể
+ Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động
* Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
- Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm
- Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng
- Đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về:
+ Việc làm
+ Tiền lương, tiền thưởng
+ Bảo hiểm xã hội
+ Điều kiện lao động
+ Các điều kiện làm việc khác...
4. Củng cố: 
Bài tập: Hãy nối cụm từ ở cột A với một cụm từ ở cột B để có đáp án đúng:
A
B
1. Lao động nam và nữ được bình đẳng về
a. đã nghỉ hưu 
2. Kí kết hợp đồng lao động cần phải dựa 
trên nguyên tắc
b. sử dụng nhiều lao động
nữ
3. Không áp dụng luật lao động đối với 
người lao động
c. kí kết hợp đồng lao động
4. Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét 
giảm thuế đối với những doanh nghiệp
d. quyền trong lao động
5. Người lao động và người sử dụng lao 
động phải
e. tự do, tự nguyện, bình 
đẳng 
Đáp án: 1d – 2e – 3a – 4b – 5c
5. Hướng dẫn về nhà
 - Các em về nhà học bài, làm bài tập 4, 5 và 8 SGK trang 42, 43.
 - Xem và soạn phần còn lại của bài.
Tiết PPCT: 11 	Ngày soạn: 28/10/2012 Ngày dạy: 
Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6
BÀI 4 : QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 3)
I. Mục tiêu bài học : 
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực kinh doanh.
- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh.
2. Về kĩ năng:
- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hện quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh.
3. Về thái độ:
- Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kĩ năng hợp tác
- Kĩ năng tư duy phê phán 
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Phương pháp thảo luận lớp/ nhóm
- Phương pháp động não
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp xử lí tình huống
IV. Phương tiện dạy học: 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Em hãy nêu nội dung của bình đẳng trong lao động?	
3. Bài mới 
Tại Điều 57, Hiến pháp năm 1992 quy định: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Vậy trong kinh doanh, mọi công dân thể hiện sự bình đẳng với nhau như thế nào?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là bình đẳng trong kinh doanh.
GV đặt vấn đề: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của qúa trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Để thúc đẩy kinh doanh phát triển cần phải tạo ra một môi trường tự do, bình đẳng trê cơ sở của pháp luật.
HS lắng nghe:
GV: Hiện nay ở nước ta có những loại hình doanh nghiệp cơ bản nào? Có mấy thành phần kinh tế?
HS: Trả lời.
 GV kết luận: Hiện nay nước ta có 5 thành phần kinh tế và 4 loại hình doanh nghiệp cơ bản.
GV: Nói đến bình đẳng trong kinh doanh là nói đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật về kinh doanh
Vậy thế nào là bình đẳng trong kinh doanh?
HS: Trả lời.
GV Chuyển ý: Hiện nay, nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp đều bình đẳng với nhau trong hoạt động kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Vậy công dân có quyền bình đẳng trong kinh doanh như thế nào chúng ta qua phần b.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Nội dung cơ bản của bình đẳng trong kinh doanh
GV: Pháp luật quy định, mọi công dân được bình đẳng trong kinh doanh; bình đẳng về quyền và thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh. 
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Chia lớp thành 5 nhóm thảo luận 5 vấn đề trong nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh và lấy ví dụ minh họa.
Quy đinh thời gian và địa điểm
HS: Các nhóm thảo luận 
HS: Cử đại diện trình bày
GV nhận xét và kết luận:
GV: Yêu cầu 1 hs đọc Điều 7 và 8 của Luật kinh doanh.
HS: đọc
GV: Nhà nước ban hành pháp luật trong kinh doanh như thế nào? 
HS trả lời:
GV hỏi: Pháp luật thừa nhận bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với người kinh doanh và xã hội?
HS trả lời:
GV nhận xét và kết luận: Quyền tự do, bình đẳng tronh kinh doanh cần phải được nhà nước bảo đảm và thực hiện. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thị trường, phát triển thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh của mình.
3. Bình đẳng trong kinh doanh
a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh 
Mọi cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ kinh tế:
- Lựa chọn ngành nghề
- Địa điểm kinh doanh
- Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh
- Bình đẳng theo qui định của pháp luật.
b. Nội dung bình đẳng trong lao động
- Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo sở thích và khả năng của mình.
- Tự chủ đăng ký kinh doanh trong trong khuôn khổ của pháp luật
- Bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
- Các doanh nghiệp bình đẳng về quyền mở rộng quy mô ngành nghề kinh doanh, tìm kiếm thị trường, liên doanh với các tổ chức, cá nhân khác.
- Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động sản suất, kinh doanh.
4. Củng cố: Yêu cầu học sinh làm bài tập 8 SGK
5. Hướng dẫn về nhà
- Các em về nhà học bài, làm bài còn lại ở SGK trang 42, 43.
- Xem và soạn bài 5.
- Tìm hiểu các 54 dân tộc ở Việt Nam
Tiết PPCT: 12 	Ngày soạn: 05/11/ 2013 Ngày dạy: 
Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6
BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC TÔN GIÁO 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học : 
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc
2. Về kĩ năng:
- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 
- Biết xử sự phù hợp với qui định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
3. Về thái độ:
- Ủng hộ chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kĩ năng hợp tác
- Kĩ năng tư duy phê phán 
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Phương pháp thảo luận lớp/ nhóm
- Phương pháp động não
- Phương pháp xử lí tình huống
IV. Phương tiện dạy học: 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? Nội dung của bình đẳng trong kinh doanh?
3. Bài mới 
Việt Nam là một quốc gia thống nhất có 54 dân tộc anh em sinh sống, kề vai sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Mỗi dân tộc đều có sắc thái riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) đã khẳng định: “Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng về qu

File đính kèm:

  • docgiao an khoi 12.doc