Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 6

+ Vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính: (Tư liệu sgk).

 

 

+ Người vi phạm kỉ luật lao động: đi muộn, bỏ việc làm, không chấp hành qui định về an toàn lao động sẽ phải chịu trách nhiệm kỉ luật: Như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6. Soạn ngày:20/8/2010. 
Bài 2(tiếp)
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
 1 Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 1. Nêu VD phân tích các giai đoạn thực hiên PL?
 2. Nêu VD phân tích dấu hiệu của hành vi vi phạm PL?
 3.Giảng bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung chính của bài
Hoạt động 1
Thảo luận nhóm:
- GV: Nêu câu hỏi:
* Các vi phạm PL gây hậu quả gì? Cho ai? Cần phải làm gì để khắc phục hậu quả đó và phòng ngừa các vi phạm tương tự? Nêu VD minh hoạ?
* Nêu ví dụ về một vụ án, nhấn mạnh các tình tiết: Thủ phạm phạm tội gì? Động cơ? Hậu quả gây ra và đã chịu hình phạt như thế nào? Liên hệ thực tiễn ở địa phương?
- HS: Đại diện trình bày.
- GV: Nhận xét, bổ xung, kết luận.
Hoạt động 2
Thảo luận nhóm:
- GV: Nêu yêu cầu chung cho cả 4 loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí tương ứng. 
Đó là: Vi phạm PL là gì? Chịu trách nhiệm gì? Trách nhiệm đó thể hiện như thế nào?
+ Vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự: Đ 98 BLHS về tội vô ý làm chết người.
+ Vi phạm dân sự, phải chịu trách nhiệm dân sự: Đ 611 BLDS về bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
+ Vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính: (Tư liệu sgk).
+ Người vi phạm kỉ luật lao động: đi muộn, bỏ việc làm, không chấp hành qui định về an toàn lao động… sẽ phải chịu trách nhiệm kỉ luật: Như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc.
- HS: Đại diện trình bày.
- GV: Nhận xét, bổ xung, kết luận.
KL: Trong 4 loại trách nhiệm trên thì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất mà nhà nước buộc người có hành vi vi phạm PL nghiêm trọng nhất phải thực hiện.
b) Trách nhiệm pháp lí
* Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm PL của mình.
* Nhằm: + Buộc các chủ thể vi phạm PL chấm dứt hành vi trái PL và phải chịu các hình phạt về tinh thần và vật chất.(cảnh cáo, buộc phải xin lỗi công khai…phạt tiền, bồi thường vật chát, cấm cư trú, đi lại những địa bàn nhất định, phạt tù…
 + Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái PL , GD ý thức tôn trọng PL, củng cố niềm tin ở tính nghiêm minh của PL, đấu tranh phòng chống vi phạm PL.
c) Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
 Căn cứ vào đối tượng bị xâm hại, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xh. Có thể chia làm 4 loại vi phạm PL và tương ứng là trách nhiệm pháp lí.
+ Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xh, được coi là tội phạm, qui định trong BLHS, vd sgk.
* Người phạm tội phải chịu trách nhiệm HS, phải chấp hành hình phạt theo QĐ của toà án. (người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm HS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm HS về mọi tội phạm. Việc xử lí người chưa thành niên (từ đử 14 đến dưới 18) phạm tội- theo nguyên tắc: giáo dục là chủ yếu, nhằm giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xh.
+ Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm PL có mức độ nguy hiểm cho xh thấp hơn tội phạm. xâm phạm các qui tắc quản lí của nhà nước. vd sgk.
* Người vi phạm phải chịu trách nhiệm HC theo qui định PL. Người từ đủ 14 đến dưới 16 bị xử phạt HC do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt HC về mọi hành vi vi phạm HC do mình gây ra.
+ Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm PL, xâm phạm các quan hệ tài sản (qh sở hữu, qh hợp đồng…) qh nhân thân 
(quyền được khai sinh, bí mật đời tư, quyền xác định giới tính…) vd sgk. 
* Người có hành vi vi phạm DS phải chịu trách nhiệm DS. Người tử đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tam gia các qh giao dịch DS pahỉ có người đại diện theo PL.
+ Vi phạm kỉ luật là vi phạm PL xâm phạm các qh lao động, công vụ nhà nước, do PL lđ, PL HC bảo vệ. vd sgk.
* Cán bộ công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc…
 4. Củng cố – hệ thống bài học
 Sơ đồ qh biện chứng giữa thực tiễn XH&PL, giữa xd PL, thực hiện PL và hoàn thiện PL.
Thực tiễn
Xã hội
Pháp luật
Quan hệ
Pháp luật
Thực tiễn
Pháp luật
 Thực tiễn PL
 Vi phạm PL
 5. Hướng dẫn về nhà
 Câu hỏi sgk tr 26, ôn tập bài 1, 2 giờ sau KT 1 tiết.

File đính kèm:

  • docTiet 6-CD12.doc