Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 2: Pháp luật với đời sống (Tiếp)

* Quan hệ giữa PL với đạo đức:

+ Đạo đức là những qui tắc xử sự hình thành trên cơ sở các quan niệm về thiện, ác, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm (con người tự điều chỉnh hành vi một cách tự giác cho phù hợp những chuẩn mực chung của xh).

+ Các qui phạm PL luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức. Các giá trị đạo đức khi đã trở thành nội dung của qui phạm PL thì đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

+ PL là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. Những giaátrị PlL cũng là những giá trị đạo đức cao cả con người hướng tới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 2: Pháp luật với đời sống (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2. Soạn ngày:30/7/2010. 
 Bài 1(tiếp) 
 PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 1.PL là gì? Tại sao cần PL? Đặc trưng của PL? Nội qui nhà trường; Điều lệ Đoàn TN CS HCM có phải là qui phạm PL không vì sao?
 2. Phân tích b/c giai cấp và xh của PL?
 3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính của bài
* Hoạt động 1
- GV: Theo em do đâu nhà nước phải đề ra PL? Hãy lấy VD chứng minh?
- HS: Thảo luận
- GV: N/xét. Đánh giá. kết luận:
+ Do các mối quan hệ xh phức tạp; để quản lí xh nhà nước phải ban hành hệ thống các qui tắc xử sự chung được gọi là PL.
+ VD: Bộ luật dân sự năm 2005 qui định: Tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực... đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ PL dân sự ( mua bán, tặng cho,vay mượn, thừa kế…) góp phần bảo vệ lợi ích, trật tự công cộng, thúc đẩy sự phát triển KT – XH.
 * Hoạt động 2
- GV: Sử dụng PP thuyết trình và giảng giải:
+ Có thể xuất phát từ nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của PL để phân tích mối quan hệ giữa KT, CT, ĐĐ.
+ Cho HS đọc VD sgk và tự nhận xét.
Thảo luận nhóm
* Quan hệ giữa PL với kinh tế:
+ Trên cơ sở KT
+ Mối quan hệ có tính độc lập tương đối:
 PL vừa phụ thuộc KT, vừa tác động trở lại với KT (có thể tích cực hoặc tiêu cực).
* Quan hệ giữa PL với chính trị:
+ PL vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị; vừa là hình thức biểu hiện của chính trị.
+ Thể hiện tập trung mối qh giữa đường lối CT và PL; ý chí của g/c cầm quyền- ý chí của nhà nước.
+ Đường lối của Đảng được thể chế hoá thành PL; PL là công cụ đảm bảo đường lối được thực hiện nghiêm chỉnh trong toàn xh. VD sgk.
* Quan hệ giữa PL với đạo đức: 
+ Đạo đức là những qui tắc xử sự hình thành trên cơ sở các quan niệm về thiện, ác, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm…(con người tự điều chỉnh hành vi một cách tự giác cho phù hợp những chuẩn mực chung của xh).
+ Các qui phạm PL luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức. Các giá trị đạo đức khi đã trở thành nội dung của qui phạm PL thì đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
+ PL là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. Những giaátrị PlL cũng là những giá trị đạo đức cao cả con người hướng tới.
- HS: Trao đổi. Nêu VD thực tiễn
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
b) Bản chất xã hội của pháp luật
- PL mang b/c xh vì:
+ Các qui phạm PL bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xh.; phản ảnh những nhu cầu, lợi ích của các g/c, tầng lớp trong xh; là chuẩn mực, qui tắc xử sự chung.
+ Các qui phạm PL được thực hiện trong thực tiễn đời sống xh; các hành vi xử sự của các tầng lớp xh phù hợp với những qui định của PL, làm cho xh phát triển. VD sgk.
- KL: PL chỉ phát huy hiệu lực khi nó kết hợp hài hoà bản chất xh, b/c giai cấp. 
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
a) Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
- PL được hình thành trên cơ sở các quan hệ KT ; PL do các quan hệ KT qui định.
Mối quan hệ KT, PL có tính độc lập tương đối:
+ Một mặt, PL phụ thuộc vào KT ( thể hiện các qhệ KT quyết định nội dung của PL; sự thay đổi KT sớm muộn cũng dẫn đến sự thay đổi nội dung PL)
+ Mặt khác, PL tác động trở lại đối với KT (được hình thành trên cơ sở các qhệ KT, phụ thuộc các qh KT; tác động của PL có thể tích cực hoặc tiêu cực)
Nếu PL phù hợp phản ánh KQ các qui luật phát triển của KT nó sẽ tác động tích cực, kích thích KT phát triển và ngược lại.
b) Quan hệ giữa pháp luật với chính trị
- PL vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của g/c cầm quyền; vừa là hình thức biểu hiện của chính trị, yêu cầu, quan điểm của g/c cầm quyền.
- Mối qh đường lối chính trị với PL thể hiện ý chí của g/c cầm quyền.
- Đường lối của Đảng ta được thể chế hoá thành PL, là công cụ của nhà nước. VD sgk.
c) Quan hệ giữa pháp luật với đ ạo đức
(Qui phạm PL và qui phạm đạo đức có qhệ chặt chẽ với nhau)
- Quá trình xd PL, nhà nước luôn đưa những qui phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp sự phát triển và tiến bộ xh voà qui phạm PL.
- Những giá trị cơ bản của PL như công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, đều là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới. VD sgk.
KL: PL là phương tiện để bảo vệ các giá trị đạo đức.
 4. Củng cố – hệ thống bài học
 Hiểu: Mối qh giữa Pl với KT, CT, ĐĐ.
 Nêu một số câu ca dao, tục ngữ về đạo đức được ghi nhận thành nôi dung qui phạm PL.
 * Trả lời câu 2: Nội qui nhà trường; Điều lệ Đoàn TN CS HCM không phải là văn bản qui phạm PL, vì văn bản qui phạm PL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó các qui tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các qh xh trong mọi lĩnh vực.
 Vì vậy, nội qui nhà trường do BGH ban hành có giá trị bắt buộc thực hiện đối với HS, GV trong phạm vi nhà trường, nhưng không phải là qui phạm PL.
 Điều lệ Đoàn TN CS HCM là sự thoả thuận cam kết thi hành của những người tự nguyện ra nhập tổ chức Đoàn, không phaie là văn bản qui phạm PL, mang tính quyền lực nhà nước.
 5. Hướng dẫn về nhà
 Câu hỏi sgk tr 14-đọc phần còn lại.

File đính kèm:

  • docTiet 2-CD12.doc