Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 16

- GV sử dụng phương pháp thuyết trình:

 Giảng giải cho HS hiểu rõ trách nhiệm của Nhà nước và công dân: Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân; công dân thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.

* Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân như thế nào?

- HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến.

- GV kết luận:

Nhà nước đảm bảo bằng cách:

+ Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước về đảm bảo thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2100 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16. Soạn ngày:15/11/2010. 
Bài 6 ( tiếp)
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 1. Em hiểu thế nào là caực quyeàn bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? 
 Theo em, vì sao các quyền trên phải được qui định trong hiến pháp?
 2. Em hiểu thế nào là quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? Quyền tự do ngôn luận?
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 3
Thảo luận nhóm:
* Kẻ bảng, phân biệt quyền tự do ngôn luận trực tiếp và tự do ngôn luận gián tiếp.
* Trả lời câu hỏi: Là HS phổ thông, em đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở trường, lớp như thế nào?
- HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến.
- GV kết luận:
* Hoạt động 1
- GV sử dụng phương pháp thuyết trình:
 Giảng giải cho HS hiểu rõ trách nhiệm của Nhà nước và công dân: Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân; công dân thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.
* Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân như thế nào?
- HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến.
- GV kết luận:
Nhà nước đảm bảo bằng cách:
+ Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước về đảm bảo thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
(Ví dụ, Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định : “Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Toà án,, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời huỷ bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa”. Tương tự như vậy, Điều 7 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “... Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe doạ đén tính mạng, sức khoẻ, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật”).
+ Bằng pháp luật, Nhà nước nghiêm khắc trừng trị các hành vị vi phạm pháp luật, xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân.
Dẫn chứng minh hoạ:
Bộ luật Hình sự đã dành một chương, chương XII (từ Điều 93 - Điều 122) quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, đồng thời còn có các điều khoản khác ở chương XIV quy định trường trị các tội xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, xâm phạm chỗ ở của công dân, xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác,... 
Chẳng hạn, Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác : Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được liệt kê (như gây cố tật nhẹ cho nạn nhân, đối với trẻ em hoặc phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ, đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm).
+ Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật từ trung ương đến địa phương ( bao gồm: Toà án, Viện Kiểm sát, Công an, Quân đội, Cơ quan điều tra trong các ngành, lĩnh vực có liên quan) để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.
* Hoạt động 2
- GV: Theo em, CD có thể làm gì để thực hiện các quyền TD cơ bản của mình?
+ Công dân cần học tập, tìm hiểu pháp luật.
+ Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh và tố cáo các hành vị vi phạm các quyền tự do cơ bản
+ Công dân cần tích cực giúp đỡ cán bộ có thẩm quyền thi hành quyết định bắt người, khám người, khám chỗ ở trong trường hợp cần thiết mà pháp luật quy định.
+ Ngoài ra, công dân dân cần rèn luyện nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân.
- HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến.
- GV kết luận:
e) Quyền tự do ngôn luận
 Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
 Có nhiều hình thức và phạm vi để thực hiện quyền nay:
 ­ Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố,… bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
 ­ Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.
 ­ Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng.
2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân
a) Trách nhiệm của Nhà nước
 ­ Xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự,... trong đó có các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước bảo đảm cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản mà Hiến pháp và luật quy định.
 ­ Tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật, bao gồm Tòa án, Viện kiểm soát, Công an,… thực hiện chức năng điều tra, kiểm sát, xét xử để bảo vệ các quyền tự do cơ bản, bảo vệ cuộc sống yên lành của mọi người dân.
b) Trách nhiệm của công dân
 ­ Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
 ­ Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
 ­ Tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám người trong những trường hợp được pháp luật cho phép.
 ­ Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng PL, tự giác tuân thủ pháp luật của NN, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
 4. Củng cố – Hệ thống bài
 Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
 5. Hướng dẫn về nhà	
 Câu hỏi sgk. Đọc bài 7 SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 16-CD12.doc
Giáo án liên quan