Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 1: Pháp luật với đời sống

- PL mang b/c giai cấp sâu sắc vì PL do nhà nước , đại diện cho g/c cầm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện.

- PL nhà nước ta thể hiện ý chí, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích của g/c CN và ndlđ- mang b/c của g/c CN-Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mục đích bảo vệ quyền lơi hợp pháp của ndlđ ( khác về b/c so với PL TS).

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6476 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 1: Pháp luật với đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1. Soạn ngày:25/7/2010. 
 CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT 
 Bài 1 
 PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Về kiến thức
 - Nêu được khái niệm, bản chất của PL, mối quan hệ giữa PL với KT, CT, đạo đức.
 - Hiểu được vai trò của PL với đời sống của cá nhân, Nhà nước và XH.
 2- Về kỹ năng
 - Biết đánh giá hành vi xử sự cử bản thân và những người xung quanh theo những chuẩn mực của PL.
 3- Về thái độ
 - Có ý thức tôn trọng PL, tự giác sống và học tập theo qui định của PL.
 B. CHUẨN BỊ
 1- Ph ương tiện
 - SGK, SGV 12, Tình huống GDCD 12, Bài tập trắc nghiệm GDCD 12, HP 1992.
 2- Thiết bị
 - Bảng biểu, máy vi tính, đèn chiếu nếu có..
 - Tranh , ảnh, sơ đồ có liên quan nội dung bài học.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 
 3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính của bài
Hoạt động 1
- GV: Em hãy kể tên một số luật mà em biết? Những luật đó do cơ quan nào ban hành? việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì?
* Vậy PL là gì?
- HS: Thảo luận
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
* Hoạt động 2
- GV: Giới thiệu một số luật, sau đó cho HS n/xét về nội dung, hình thức:
- Hãy phan tích đặc trưng của luật HN & GĐ về nội dung, hình thức và hiệu lực pháp lí của luật?
+ Nội dung: Nam nữ tự nguyện kết hôn trên cơ sở tình yêu, tôn trọng lẫn nhau… phù hợp sự tiến bộ xh.
+ Hình thức: Thể hiện các qui tắc: như kết hôn tự nguyện, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng…
+ Về tính hiệu lực bắt buộc: Các qui tắc ứng xử trong quan hệ HN & GĐ trở thành điều luật có hiêu lực bắt buộc mọi công dân.
* Vậy đặc trưng của PL là gì?
- HS: Thảo luân, bổ xung ý kiến.
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
* Hoạt động 3
Thảo luận nhóm
- Em đã học về nhà nước và bản chất nhà nước. Hãy cho biết nhà nước ta mang bản chất của g/c nào? Khác về b/c so với nhà nước TS? 
- Theo em PL do ai ban hành? Vậy PL của nhà nước ta thể hiện ý chí của g/c nào? Nhằm mục đích gì?
- HS: Thảo luân, bổ xung ý kiến.
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
1. Khái niệm pháp luật
a) Pháp luật là gì?
* PL là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b) Các đặc trưng của pháp luật
- Tính qui phạm phổ biến vì: PL là những qui tắc xử sự chung, áp dụng với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xh. ( khác các qui phạm xh khác- đạo đức xh).
Mỗi qui tắc xử sự thể hiện một qui phạm PL, do đó tính qui phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của PL; bất kì ai cũng xử sự theo khuôn mẫu PL qui định.
- Tính quyền lực, bắt buộc chung: vì do nhà nước ban hành, bảo đảm sức mạnh quyền lực nhà nước. 
 Tính bắt buộc chung: Bắt buộc mọi người phải tuân theo PL ( Là điểm khác đạo đức). VD sgk.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức vì: hình thức thể hiện là các văn bản qui phạm PL được qui định chặt chẽ trong HP, luật, bộ luật. Nội dung bảo đảm sự thống nhất của hệ thống PL, VD sgk.
2. Bản chất của pháp luật
( PL là của ai, do ai, vì ai?)
a) Bản chất giai cấp của pháp luật
- PL mang b/c giai cấp sâu sắc vì PL do nhà nước , đại diện cho g/c cầm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện.
- PL nhà nước ta thể hiện ý chí, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích của g/c CN và ndlđ- mang b/c của g/c CN-Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mục đích bảo vệ quyền lơi hợp pháp của ndlđ ( khác về b/c so với PL TS).
* Hồ Chủ Tịch: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân…Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra…” “PL của ta là PL thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho ndlđ…”
 4. Củng cố – hệ thống bài học
 - PL là gì? Tại sao cần PL? Đặc trưng của PL? B/c giai cấp và xh của PL?
 - Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và PL vào bảng sau:
Đạo đức
Pháp luật
Nguồn gốc
Hình thành từ đời sống xh
Các qui tắc xử sự trong đời sống xh, được nhà nước ghi nhận thành các qui phạm PL
Nội dung
Các quan niệm chuẩn mực thuộc đời sống tinh thân, tình cảm của con người (về thiện ác, công bằng danh dự, nhân phẩm…)
Các qui tắc xử sự ( việc được làm, phải làm, không được làm)
Hình thức thể hiện
Trong nhận thức, tình cảm con người. (điều chỉnh bằng lương tâm)
Văn bản qui ph ạm PL
Phương thức tác động
Dư luận xh (người ta sợ dư luận xh hơn chính lương tâm bản thân mình).
Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước
 5. Hướng dẫn về nhà
 Câu hỏi sgk tr 14-đọc phần còn lại.

File đính kèm:

  • docTiet 1-CD12.doc