Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 8: Chủ nghĩa xã hội (Tiết 2) - Vũ Phạm Ngọc Huyền

Cuộc cách mạng tháng Tám thành công do giai cấp vô sản Việt Nam lãnh đạo thông qua chính Đảng Cộng sản của mình, thành quả đó không thể trao cho giai cấp tư sản mà giai cấp công nhân phải tiếp tục nắm ngọn cờ cách mạng và thực hiện tiếp cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

-Chịu sự thống trị của giai cấp tư sản Pháp đối với Việt Nam, kìm hãm sự phát triển của Việt Nam

(Chỉ phát triển các ngành công nghiệp chế biến thuốc phiện, rượu, xây dựng rất ít trường học)

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 8: Chủ nghĩa xã hội (Tiết 2) - Vũ Phạm Ngọc Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Họ & tên: Vũ Phạm Ngọc Huyền Trường đăng kí: Nam Thái Sơn 
Môn: Giáo dục công dân Ngày sinh :29/08/1991
Số báo danh: 078 
 TÊN BÀI DẠY
Bài 8: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức cơ bản: 
Nắm được tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội 
2. Kĩ năng:
Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội và các chế độ xã hội trước ở Việt Nam
3. Thái độ.
Tin tưởng vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ nghĩa xã hội
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thảo luận nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Phương pháp thuyết trình, diễn giảng.
Phương pháp nêu vấn đề và đàm thoại
Phương pháp thảo luận nhóm.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 11
-Tình huống GDCD lớp 11, thực hành GDCD lớp 11.
-Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
Nêu đặc trưng cơ bản của Chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Đảng ta? Theo em đặc trưng nào còn chưa rõ nét trong thực tiễn hiện nay? Vì sao?
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
3. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới (2’):
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức phân đấu xây dựng. Hiện nay nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vậy quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung lưu bảng
Hoạt động 2 : Diễn giảng, thuyết trình, vấn đáp (17’)
-GV đặt vấn đề : Bàn về chủ nghĩa xã hội, Mác - Lê Nin đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là điều không thể tránh khỏi và đều phải trải qua một thời kì quá độ, thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.” Vậy ta tìm hiểu phần 2a. Tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội
GV: Em hãy cho biết có mấy hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Đó là những hình thức nào
-GV: Nhận xét, kết luận và cho HS ghi bài.
-GV: Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức quá độ nào ?
-GVnhận xét và bổ sung
-GV: Nhận xét, bổ sung.
-GV: Tại sao Việt Nam từ một nước phong kiến sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lại không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà lại đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội? 
-GV: Nhận xét, bổ sung
-GV: Theo em, sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đất nước thống nhất thì ở nước ta đã có chủ nghĩa xã hội chưa? Tại sao? 
-GV: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Diễn giảng, vấn đáp, thuyết trình (15’)
-GV: Theo em tại sao nói đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và nhân dân ta? 
-GV nhận xét, bổ sung, kết luận và cho HS ghi bài
-GV: Em hiểu thế nào về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
-GV: nhận xét, bổ sung và cho HS ghi bài.
-GV: Em hãy nhận xét về tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta? 
-GV kết luận, bổ sung và cho học sinh ghi bài.
-GV kết luận tiết học: 
-Lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn phù hợp với xu thế phát triển khách quan của lịch sử. Đó là con đường đảm bảo cho nhân dân ta tiến tới văn minh, hiện đại và đất nước ta tiến kịp trình độ chung của các quốc gia phát triển trong thời đại ngày nay.
-HS lắng nghe 
-HS trả lời: Có hai hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Một là quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
-Hai là quá độ gián tiếp từ xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản. 
-HS theo dõi và ghi bài
-HS trả lời: Nước ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hình thức quá độ bỏ qua gia đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội
-HS lắng nghe
-HS trả lời: Vì giai cấp tư sản đã hết vai trò lịch sử sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái
-Cuộc cách mạng tháng Tám thành công do giai cấp vô sản Việt Nam lãnh đạo thông qua chính Đảng Cộng sản của mình, thành quả đó không thể trao cho giai cấp tư sản mà giai cấp công nhân phải tiếp tục nắm ngọn cờ cách mạng và thực hiện tiếp cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
-Chịu sự thống trị của giai cấp tư sản Pháp đối với Việt Nam, kìm hãm sự phát triển của Việt Nam 
(Chỉ phát triển các ngành công nghiệp chế biến thuốc phiện, rượu, xây dựng rất ít trường học)
-Cách mạng tháng Mười Nga mở ra xu thế quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
-HS lắng nghe
-HS trả lời: Khi đất nước thống nhất thì ở nước ta chưa có chủ nghĩa xã hội với đầy đủ và hoàn chỉnh những đặc trưng của nó.
Vì: 
-Chưa có nền đại công nghiệp, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội
-Chế độ công hữu về TLSX chủ yếu giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân cũng phải qua một quá trình cải tạo và xây dựng mới có được.
-HS lắng nghe 
-HS trả lời: 
*Vì chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì
 -Đất nước mới thực sự độc lập
-Xóa bỏ được áp bức bóc lột
-Có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, mọi người mới có điều kiện phát triển toàn diện.
-HS lắng nghe và ghi bài
-HS trả lời: Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu và kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa đặc biệt về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất xây dựng nền kinh tế hiện đại
-HS trả lời: 
-Phù hợp với điều kiện lịch sử
-Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
-Phù hợp với xu thế của thời đại
-HS lắng nghe và ghi bài
-HS lắng nghe
2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
a. Tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
*Có hai hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Một là quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
-Hai là quá độ gián tiếp từ xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản. 
-Vì chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới thực sự độc lập
- Vì chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì mới xóa bỏ được áp bức bóc lột
- Vì chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì mới có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, mọi người mới có điều kiện phát triển toàn diện.
*Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu và kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa đặc biệt về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất xây dựng nền kinh tế hiện đại
*Tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta: 
-Phù hợp với điều kiện lịch sử
-Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
-Phù hợp với xu thế của thời đại
b. Đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. (Đọc thêm)
4. Hoạt động tiếp nối (2’)
Hoạt động 4: (4’)
-Về nhà học bài và xem trước bài còn lại
-Làm bài tập 3,4,6 SGK trang 73
VI. TƯ LIỆU, CÂU HỎI, BÀI TẬP

File đính kèm:

  • docBai_8_Chu_nghia_xa_hoi.doc