Giáo án Giáo dục công dân 12

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết thực hành này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

 Hiểu được khái niệm, đối tượng nộp thuế của thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

2. Về kĩ năng.

 Biết được một số phương pháp tính thuế của thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

3. Về thái độ.

 Có ý thức thực hiện đúng pháp luật thuế

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

 - SGK, SGV về pháp luật thuế

 - Kiến thức có liên quan đến vấn đề thuế

III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung thực hành

1. Luật thuế thu nhập cá nhân

a. Khái niệm

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu(1), đánh vào thu nhập của từng cá nhân có thu nhập cao.

b. Đối tượng nộp thuế

Đối tượng: là cá nhân cư trú có thu nhập trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, cá nhân không cư trú có thu nhập trong lãnh thổ Việt Nam.

a. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân

Có nhiều thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân và có nhiều cách tính thuế đối với mỗi khoản thu nhập.

c.1. Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương tiền công:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = [Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công - các khoản phụ cấp, trợ cấp được giảm trừ theo quy định - Giảm trừ gia cảnh theo quy định - Giảm trừ khác theo quy định ] x Thuế suất theo biểu thuế (biểu số 1).

 

doc71 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3179 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đến quyền được sống, TD của con người, liên quan đến hoạt động của các cơ quan NN với công dân)
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân.
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
* Thế nào là quyền BKXP về thân thể của công dân.
- Quyền này được ghi nhận ở điều 71 HP 1992 (sđ)
- KN: không ai bị bắt, nếu không có quyết định của toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
* Nội dung quyền BKXP về thân thể của CD.
- Không ai có quyền tự ý bắt giam, giữ nếu không có căn cứ chính đáng.
- Các trường hợp được bắt, giam, giữ người.
Trường hợp 1: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội. Đây là việc của VKS, TA có thẩm quyền.
Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành.
+ Có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị thực hiện phạm tội rất và đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ xác đáng
Kiểm tra xác minh nguồn tin, xác định rõ người đó đang chuẩn bị phạm tội.
+ Khi có người trông thấy và xác nhận đúng là người đó đã t.hiện phạm tội.
Người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xẩy ra chính mắt trông thấy.
Lần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn
+ Bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã.
Có dấu vết p.tội trên người hoặc nơi ở
Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
Như vậy: cả ba trường hợp này nhằm: giữ gìn TTAN, điều tra tội phạm, ngăn chặn tội phạm.
* Ý nghĩa quyền BKXP về TT của công dân.
- Đây là quyền TD quan trọng nhất của công dân
- Ngăn chặn hành vi tự tiện bắt gnười
- Cơ quan NN có thẩm quyền bảo vệ công dân.
4. Củng cố.
 - Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết
 - Giáo viên cho học sinh làm bài tập 3 trong SGK trang 66
5. Dặn dò nhắc nhở.
 Về nhà học bài cũ và chuẩn bị tiết 2 bài 6 
Ngày soạn:……………...
Ngày dạy:………………
Tiết:………tuần:………. 
BÀI 6- TIẾT 2: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 2 bài 6 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
 Giúp học sinh nêu được KN, ND, ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ danh dự, nhân phẩm của công dân.
2. Về kĩ năng.
 - Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do của công dân.
 - Biết bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
3. Về thái độ.
 - Có ý thức bảo vệ quyền tự do của mình và tôn trọng quyền tự do của người khác.
 - Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
 II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
 - Bài tập tình huống, Tài liệu về PL KD, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa quyền BKXP về TT của công dân?
3. Học bài mới.
 Giờ trước chúng ta đã học quyền BKXP về thân thể của công dân. Vậy tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân có được pháp luật bảo hộ hay không? đó là nội dung của bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
 Giáo viên tổ chức sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết trình để dạy đơn vị kiến thức này.
 ? Theo em quyền này có được ghi nhận trong hiến pháp không?
 ? Công dân có quyền được bảo hộ về…Vậy công dân có phải tôn trọng quyền này của người khác không?
 Không chỉ cơ quan mà người tiến hành TTHS mà mọi công dân nói chung đều không được xâm phạm tới những quyền này của công dân.
 ? Vậy em hiểu từ bảo hộ có nghĩa là gì?
 (che chở, bảo vệ, đảm bảo an toàn, không cho ai xâm phạm tới)
 ? Pháp luật bảo hộ về TM, SK, DD, NP của công dân được thể hiện ở mấy ND cơ bản?
(Hai nội dung cơ bản)
 Với nội dung 1 giáo viên sử dụng tình huống trong SGK trang 57 để dẫn dắt cho học sinh năm được nội dung đó.
 ? Theo em nếu TM, SK của một người luôn bị đe doạ thì cuộc sống của người đó sẽ ra sao?
 (luôn bị bất an, không yên ổn để LĐ, HT, CT vì tính mạng là vốn quý của con người)
 ? TM, SK của nhiều người luôn bị đe doạ thì xã hội sẽ thế nào? có phát triển lành mạnh được không?
 ? Đối với nội dung này pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào?
 ? Thế nào là xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác?
 ? Em hãy nêu một vài ví dụ về hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác?
 ? Em sẽ làm gì nếu bị người khác bịa đặt điều xấu, vu cáo hoặc xúc phạm?
 ? Theo em pháp luật đảm bảo quyền về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa gì?
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân.
b. Quyền được PL bảo hộ về TM, SK, DD, NP.
* Thế nào là quyền được PL bảo hộ TM, SK, DD, NP của công dân.
- Được ghi nhận ở điều 71 HP 1992 (sđ) và điều 7 của BLTTHS.
- KN: Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
* Nội dung quyền được bảo hộ về TM, SK, DD, NP.
- Nội dung 1: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác.
+ Không ai được đánh người
+ Giết người, đe doạ giết người, làm chết người
- Nội dung 2: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
+ Hành vi bịa đặt điều xấu, nói xấu, xúc phạm người gây thiệt hại về uy tín và danh dự của người đó
+ Dù ở cương vị nào cũng không được xúc phạm DD và nhâm phẩm của người khác.
* Ý nghĩa quyền được PL bảo hộ về TM, SK, DD, NP.
- Nhằm xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ giữa NN và XH
- Đề cao nhân tố con người trong NN pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
4. Củng cố.
 - Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
 - Giáo viên cho học sinh giaỉ quyết một số bài tập tình huống trong BT tình huống trang 48 và 49.
5. Dặn dò nhắc nhở.
 Về nhà làm bài tập cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
Ngày soạn:……………...
Ngày dạy:………………
Tiết:………tuần:………. 
THỰC HÀNH 
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THUẾ 
THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (1tiết)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết thực hành này học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
 Hiểu được khái niệm, đối tượng nộp thuế của thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
2. Về kĩ năng.
 Biết được một số phương pháp tính thuế của thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
3. Về thái độ.
 Có ý thức thực hiện đúng pháp luật thuế
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV về pháp luật thuế
 - Kiến thức có liên quan đến vấn đề thuế
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung thực hành
1. Luật thuế thu nhập cá nhân 
a. Khái niệm 
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu(1), đánh vào thu nhập của từng cá nhân có thu nhập cao. 
b. Đối tượng nộp thuế
Đối tượng: là cá nhân cư trú có thu nhập trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, cá nhân không cư trú có thu nhập trong lãnh thổ Việt Nam.
Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân
Có nhiều thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân và có nhiều cách tính thuế đối với mỗi khoản thu nhập.
c.1. Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương tiền công:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = [Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công - các khoản phụ cấp, trợ cấp được giảm trừ theo quy định - Giảm trừ gia cảnh theo quy định - Giảm trừ khác theo quy định ] x Thuế suất theo biểu thuế (biểu số 1). 
Trong đó:
- Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công: Là số tiền mà người nộp thuế nhận được từ cơ quan, doanh nghiệp, các đơn vị khác trả cho.
- Các khoản được giảm trừ ra khỏi thu nhập tính thuế:
+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định như phụ cấp quốc phòng an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm... Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu Nhà nước phong tặng, giải thưởng quốc gia; quốc tế;...Tiền nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Giảm trừ gia cảnh theo quy định gồm có 2 phần : 
. Phần giảm trừ cho chính người nộp thuế mức là 4 triệu đồng / tháng ( tức là 48 triệu đồng / năm); 
. Phần giảm trừ cho người phụ thuộc mà người nộp thuế phải có trách nhiệm nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng / tháng / người. Theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc được tính giảm trừ 01 lần vào 01 đối tượng nộp thuế. Người phụ thuộc phải là người mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng không hạn chế về số lượng nhưng phải đáp ứng một số điều kiện sau: Con chưa thành niên, con tàn tật không có khả năng lao động, con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
. Giảm trừ khác gồm: Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học của người nộp thuế đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa; các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. Các tổ chức, cơ sở này phải được thành lập và hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thuế suất (Biểu số 1): Biểu thuế suất gồm 7 bậc. Cụ thể:
Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)
Thuế suất (%)
1
Đến 60 
Đến 5
5
2
Trên 60 đến 120
Trên 5 đến 10
10
3
Trên 120 đến 216 
Trên 10 đến 18
15
4
Trên 216 đến 384 
Trên 18 đến 32
20
5
Trên 384 đến 624 
Trên 32 đến 52
25
6
Trên 624 đến 960 
Trên 52 đến 80
30
7
Trên 960 
Trên 80
35
Ví dụ: Anh B công tác tại công ty X. Trong tháng 3 năm 2009 có các khoản thu nhập từ tiền lương như sau: 
- Tiền lương chính: 17 triệu đồng.
- Phụ cấp độc hại: 0,5 triệu đồng.
- Tiền thưởng kèm theo danh hiệu được Nhà nước phong tặng là: 1triệu đồng.
- Anh B đăng ký với cơ quan thuế có 4 người phụ thuộc: Gồm 2 con chưa đủ 18 tuổi, bố, mẹ đẻ hết tuổi lao động không có thu nhập.
Hãy tính thuế thu nhập cá nhân anh B phải tạm nộp tháng 3 năm 2009. 
Cách tính thuế: 
- Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công của anh B:
	17 triệu + 0,5 triệu + 1 triệu = 18, 5 triệu.
- Các khoản được giảm trừ của anh B:
	+ Giảm trừ khoản phụ cấp độc hại, tiền thưởng: 0,5 triệu + 1 triệu = 1, 5 triệu.
	+ Giảm trừ gia cảnh: 10,4 triệu. ( Gồm: Giảm trừ cho chính anh B: 4 triệu. Giảm trừ cho người phụ thuộc: 1, 6 triệu X 4 người = 6, 4 triệu).
- Thu nhập tính thuế của anh B: 18,5 triệu – 11, 9 triệu = 6,6 triệu.
	+ Bậc 1: 5 triệu x 5% = 0, 25 triệu.
	+ Bậc 2: (6,6 triệu – 5 triệu) x 10% = 0,16 triệu.
- Tổng số thuế anh B phải tạm nộp trong tháng 3/2009 : 0,25 triệu + 0,16 triệu = 0,41triệu.
c.2. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân của một số trường hợp khác (đọc trong bài đọc thêm ).
2 - Luật thuế giá trị gia tăng
a - Khái niệm
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu(2) đánh vào khoản giá trị tăng thêm(3) của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
b- Đối tượng nộp thuế
Bao gồm: Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
c- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng có 2 phương pháp tính thuế: Tính thuế phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế(4) và tính thuế phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng(5)
c.1. Tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Đối tượng áp dụng: Là các đơn vị, tổ chức kinh doanh được thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cách tính thuế: 
 Số thuế giá Thuế giá trị Thuế giá trị
 trị gia tăng = gia tăng - gia tăng 
 phải nộp đầu ra đầu vào
Trong đó: 
+ Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Số tiền bán hàng hoá dịch vụ chịu thuế nhân (x) thuế suất(6) thuế giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ đó.
+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ: Là số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ dùng mua vào, dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (được cộng trên hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ)
Ví dụ: Một doanh nghiệp A kinh doanh sản xuất gạch xây dựng, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 4 năm 2009 có các số liệu liên quan đến việc tính thuế giá trị gia tăng như sau:
- Tổng số tiền bán hàng trong tháng 3 chưa có thuế giá trị gia tăng đơn vị viết trên hoá đơn là: 1,5 tỷ đồng.
- Tổng số tiền thuế giá trị gia tăng trên hoá đơn doanh nghiệp A mua hàng trong tháng 4 để về phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là: 70 triệu đồng.
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%
Hãy tính thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp A phải nộp tháng 4 năm 2009.
 Cách tính thuế giá trị gia tăng:
- Số thuế giá trị gia tăng đầu ra của doanh nghiệp A:
	1,5tỷ đồng x 10% = 150 triệu đồng.
- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của doanh nghiệp A được khấu trừ là: 70 triệu đồng.
- Số thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp A phải nộp trong tháng 4 / 2009:
	 150 triệu đồng – 70 triệu đồng = 80 triệu đồng.
c.2. Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng( đọc trong bài đọc thêm )
3. Dặn dò nhắc nhở.
 Chuẩn bị những kiến thức đã học để tiết sau ôn tập.
Ngày soạn:……………...
Ngày dạy:………………
Tiết:………tuần:………. 
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu bài học.
 - Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học.
 - Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả.
 - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
 - Bài tập tình huống, Tài liệu về PL KD, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
 - Những tình huống học sinh có thể hỏi.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung ôn tập
 - Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì I
 - Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học
 - Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh
 - Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra
 - Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh
3. Dặn dò nhắc nhở.
 Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì I
Ngày soạn:……………...
Ngày dạy:………………
Tiết:………tuần:………. 
KIỂM TRA HỌC KÌ I 
I. Mục tiêu kiểm tra.
 - Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.
 - Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.
 - Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.
II. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung đề kiểm tra kiểm tra.
Câu 1: Em hãy trình bày và phân tích nội dung và ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc?. (4 điểm)
a. Nội dung quyền BĐ giữa các dân tộc.
@ Các DT ở VN đều được BĐ về chính trị.
 - Mọi DT được tham gia vào quản lí NN và XH
 - Mọi DT được tham gia bầu-ứng cử
 - Mọi DT đều có ĐB trong HT cơ quan NN 
 VD: QH khoá XII ĐB DTTS = 17,6%; ĐB HĐND tỉnh = 18,3%; huyện = 18,7%; xã = 22,7%
@ Các DT ở VN đều BĐ về kinh tế.
 - Mọi DT đều được tham gia vào các TPKT
 - NN luôn quan tâm đầu tư cho tất cả các vùng
 - NN ban hành các chính sách PT KT-XH, đặc biệt ở các xã có ĐK KT khó khăn
@ Các DT ở VN đều BĐ về văn hoá, giáo dục.
 - Các DT có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, PTTQ, văn hoá tốt đẹp.
 - Văn hoá các DT được bảo tồn và phát huy.
 - Các DT được BĐ hưởng thụ một nền GD, tạo ĐK các DT đều có cơ hội học tập.
b. Ý nghĩa quyền BĐ giữa các dân tộc.
 - Là cơ sở của đoàn kết giữa các DT và đại đoàn kết các dân tộc.
 - Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
 - Góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu…
Câu 2 : Hợp đồng lao động là gì ? nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động ? tại sao phải kí kết hợp đồng lao động ? (2 điểm)
 - HĐLĐ: là sự thoả thuận giũa người LĐ và người SD LĐ về Đk LĐ, việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động.
- Nguyên tắc giao kết HĐLĐ
+ Tự do tự nguyện bình đẳng
+ Không trái PL, thoả ước tập thể
+ Giao kết trực tiếp
- Tại sao phải kí kết HĐLĐ: là cơ sở pháp lý để PL bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên
Câu 3: Em hãy nêu tên các đặc trưng của pháp luật? Theo em nội quy nhà trường; điều lệ Đoàn TNCS HCM có phải là văn bản QPPL không? vì sao? (4 điểm)
a. Các đặc trưng.
 - PL có tính quy phạm phổ biến
 - PL có tính quyền lực bắt buộc chung
 - PL có tính xác định chặt chẽ về hình thức
b. Nội quy nhà trường, Điều lệ ĐTNCS HCM...
 - Nội quy nhà trường, Điều lệ ĐTNCS HCM không phải là văn bản QPPL vì: Căn cứ vào các đặc trưng của PL.
 - Văn bản QPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó có các quy tắc xử sự chung, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực.
 - Nội quy nhà trường do BGH ban hành có giá trị bắt buộc thực hiện đối với HS, GV thuộc phạm vi nhà trường nhưng không phải là văn bản QPPL.
 - Điều lệ Đoàn TNCS HCM là sự thoả thuận cam kết thi hành của những người tự nguyện gia nhập tổ chức Đoàn, không phải văn bản QPPL mang tính quyền lực nhà nước.
3. Dặn dò nhắc nhở.
Ngày soạn:……………...
Ngày dạy:………………
Tiết:………tuần:………. 
BÀI 6- TIẾT 3: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 3 bài 6 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
 Giúp học sinh nêu được KN, ND, ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
2. Về kĩ năng.
 - Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do của CD.
 - Biết bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
3. Về thái độ.
 - Có ý thức bảo vệ quyền tự do của mình và tôn trọng quyền tự do của người khác.
 - Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
 II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
 - Bài tập tình huống, Tài liệu về PL KD, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
Không có
3. Học bài mới.
 Những ai có quyền được khám xét chỗ ở của người khác? thủ tục khám xét như thế nào? đó là nội dung của tiết 3 bài 6 hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
 Với đơn vị kiến thức này giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với thuyết trình và tổ chức thảo luận nhóm từ đó dẫn dắt học sinh đến nội dung kiến thức.
 ? Theo em chỗ ở của công dân bao gồm những chỗ nào?
(nhà riêng, căn hộ trong chung cư, tập thể)
 Giáo viên cho học sinh đọc từ: quyền BKXP….pháp luật quy định trang 58 sau đó đặt câu hỏi.
 ? Theo em có thể tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý hay không?
 ? Cho học sinh thảo luận tình huống trong SGK trang 58-chia lớp làm bốn nhóm?
 Về nguyên tắc không ai được tự ý vào chỗ ở của ự tiện vào chỗ ở của người khác là VPPL tuỳ theo người khác nếu không được người đó đồng ý. T mức độ vi phạm khác nhau mà có thể bị xử lí theo quy định của pháp luật.
 ? Có khi nào PL cho phép khám xét chỗ ở của CD không? đó là những trường hợp nào?
 ? Theo em những người nào có thẩm quyền ra lệnh khám chỗ ở, làm việc, địa điểm của người khác?
+ Viện trưởng, viện phó VKSND, VKSQS các cấp.
+ Chánh án, phó chánh án TAND, TAQS các cấp.
+ Thẩm phám giữ chức vụ chánh toà, phó chánh án toà án phúc thẩm TANDTC, Hội đồng xét xử.
+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp 
Trong trường hợp không thể trì hoãn
+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp
+ Người chỉ huy đơn vị QĐ độc lập cấp trung đoàn
+ Người chỉ huy tàu bay, tàu biển đã rời sân bay bến cảng.
 ? Cả hai trường hợp này cần phải tuân theo trình tự thủ tục nào? 
 ? Theo em đảm bảo quyền BKXP về chỗ ở của công dân sẽ có ý nghĩa gì?
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận các câu hỏi sau đó các nhóm trình bày kết quả thảo luận và bổ sung ý kiến cho nhau.
 ? Thế nào là bí mật, an toàn thư tín của CD?
 ? Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín?
 ? Theo em những ai có thẩm quyền được

File đính kèm:

  • docGDCD 12 chuan.doc