Giáo án Giáo dục công dân 12

I. Mục tiêu bài học: Học sinh cần đạt được.

 1.Về kiến thức:

 -Nêu được các khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

 -Hiểu được chính sách của Đảng, PL của Nhà nước về quyền bình đẵng giữa các

 dân tộc.

 2.Về ki năng:

 -Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng

 giữa các DT.

 -Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các DT.

 3.Về thái độ:

 - Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng

 giữa các dân tộc.

 -Xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng,

 đoàn kết giữa các dân tộc; đấu tranh với những hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc

 hoặc lợi dụng tôn giáo đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân.

 II. Chuẩn bị:

 - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống.

 - Phương tiện - Tài liệu: Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.SGK - SGV.

 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.

 

doc117 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7665 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo và đồng bào không theo tôn giáo.
­ Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật
 4.Củng cố:
 ï Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong
 việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?
 ïAnh Nguyễn Văn T yêu chị Trần Thị H. Hai người quyết định kết hôn, nhưng 
 bố chị H không đồng ý, vì anh T và chị H không cùng đạo. Cho biết ý kiến của 
 em về việc này.
 5. Dặn dò:
 - Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK.
 - Tìm hiểu về luật giao thông đường bộ - Tiết 14 học ngoại khoá.
Tiết 14 - Ngày soạn:
NGOẠI KHOÁ:
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - NÂNG CAO Ý THỨC
CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CÔNG DÂN (1 Tiết)
I.Mục tiêu bài học: Học sinh cần đạt được.
1. Về kiến thức:
Một số biển báo khi tham gia giao thông và xử lý vi phạm khi vi phạm luật giao thông đường bộ.
2.Về kỹ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt quá trình tham gia giao thông.
3. Về thái độ, hành vi: Có thái độ đúng đắn, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ.
II. Chuẩn bị.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận.
- Phương tiện - Tài liệu: Luật giao thông đường bộ, giáo án.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung chính của bài học
GV tổ chức cho học sinh thảo luận về kỹ thuật lái xe an toàn.
- Khi lái xe mô tô chúng ta cần chú ý những điều gì?
( Không đội mũ bảo hiểm nếu gặp tai nạn dễ tử vong hoặc tàn tật suốt đời do chấn thương sọ não)
- GV cho học sinh xem một số hình ảnh về các vụ tai nạn giao thông…
- Cảnh báo học sinh khi tham gia giao thông.
- Tốc độ tối đa cho phép đối với xe mô tô, xe gắn máy ở khu vực đông dân cư và không đông dân cư ?
+ Mô tô hai bánh: Trong khu vực đông dân cư:40 km/h. Không đông dân cư: 60km/h.
+ Xe gắn máy: Trong khu vực đông dân cư: 40 km/h. Không đông dân cư: 60 km/h.
GV cho học sinh viết bài thu hoạch tại lớp với nội dung câu hỏi như sau:
Việc chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội.?
1. Không phóng nhanh vượt ẩu, không vi phạm tốc độ tối đa cho phép.
(30 - 36% số vụ tai nạn giao thông đường bộ vi phạm tốc độ tối đa cho phép)
2. Không lạng lách, đánh võng, đua xe và tổ chức đua xe trái phép.
3. Không uống rượu, bia khi lái xe.
(Nghiêm cấm người lái xe khi đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở.
4. Không được xếp hàng hoá, hành lý vượt quá bề rộng đèo hàng về mỗi bên 0,30m, vượt quá chiều cao tính từ mặt đất là 2m, vượt quá phía sau đèo hàng là 0,50m.
- Không chở quá số người quy định.
5. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.
6.Nghiêm cấm người không có giấy phép lái xe điều khiển mô tô.
7. Không đi xe dàn hàng ngang.
8. Khi xảy ra tai nạn giao thông, người lái xe và những người liên quan phải nhanh chóng sơ cứu, cấp cứu người bị nạn và báo cho cơ quan công an.
9. Cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sử dụng điện thoại di động.
Học sinh viết bài tại lớp: Thời gian 15 phút
4. Củng cố: Hệ thống lại kiến thức đã học trong bài.
5.Dặn dò:Tiếp tục tìm hiểu về luật giao thông đường bộ và tìm hiểu về ý thức chấp hành pháp luật của công dân ở địa phương. Tiết 15 thực hành, học sinh viết bài thực hành tại lớp dựa trên các tài liệu mà học sinh đã thu thập, tìm hiểu về ý thức chấp hành pháp luật của người dân ở địa phương mình sinh sống.
Tiết 15 - Ngày soạn:
THỰC HÀNH:(1 Tiết)
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT 
CỦA CÔNG DÂN Ở ĐỊA PHƯƠNG.
I. Mục tiêu bài học: Học sinh cần đạt được.
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được tình hình chấp hành pháp luật của công dân ở địa phương mình.
2. Về kỹ năng: Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.
3. Về thái độ, hành vi: Có thái độ đúng đắn với pháp luật. Biết tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật với chính quyền địa phương.
II. Chuẩn bị:
- Phương pháp: Nêu vấn đề. GV đưa ra các câu hỏi học sinh viết bài tại lớp.
- Phương tiện - Tài liệu: Tài liệu về tình hình chấp hành pháp luật của công dân ở huyện Tân Sơn. Giáo án.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức.
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: (Học sinh viết bài thực hành tại lớp)
CÂU HỎI:
Hãy cho biết ý thức chấp hành pháp luật của công dân ở địa phương em như thế nào? Theo em cần phải làm gì để người dân chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước?
GỢI Ý TRẢ LỜI:
(Tuỳ thuộc vào từng xã mà học sinh có những số liệu khác nhau)
- Gợi ý chung: 
+ Ý thức chấp hành pháp luật của công dân nói chung trong xã :
- Việc chấp hành luật giao thông 
- Việc buôn bán, kinh doanh.
- Tệ nạn xã hội (cờ bạc, rượu chè, ma tuý, đánh nhau, gây rối trật tự công cộng....)
- Chấp hành các chủ trương chính sách pháp luật khác...
+ Để người dân người dân chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước cần:
- Phổ biến kiến thức pháp luật cho mọi công dân.
- Xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm pháp luật.
- Xây dựng tủ sách pháp luật trong các xã - phục vụ tận tình cho nhân dân khi họ tìm hiểu về pháp luật.
- Tuyên truyền pháp luật cho công dân dưới nhiều hình thức khác nhau.
4. Củng cố: 
5. Dặn dò: Học bài. Đọc và soạn trước bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (4 tiết)
 Tiết 16 - Ngày soạn:
 Bài 6 CƠNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN (4 TIẾT)
 I. Mục tiêu bài học: Học sinh cần đạt được.	
 1.Về kiến thức: 
 - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của: Quyền bất khả xâm phạm về thân
 thể. 
 2.Về kiõ năng: 
 - Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do 
 cơ bản của công dân.
 - Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
 3.Về thái độ: 
 - Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do
 cơ bản của người khác 
 - Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.
 II. Chuẩn bị:
 - Phương pháp:Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, tạo tình huống.
 - Phương tiện - Tài liệu: +Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.SGK -SGV.
 III. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định tổ chức lớp. 
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giảng bài mới:
	 Ngày nay, trên đất nước chúng ta, mỗi công dân có những quyền tự do nhất định 
 được ghi nhận trong Hiến pháp, đó là các quyền tự do cơ bản của công dân. Các 
 quyền tự do này được đặt ở vị trí đầu tiên, quan trọng nhất, không thể tách rời đối 
 với mỗi cá nhân. Trong bài học này, chúng ta tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của 
 công dân như: quyền bất khả xâm phạm về thân thể ; quyền được pháp luật bảo 
 hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về
 chỗ ở; quyền được bảo đảm an tòan và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín; quyền 
 tự do ngôn luận…
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung chính của bài học
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của CD.
GV sử dụng tình huống trong SGK: (T55)
GV hỏi:
­ Tại sao việc làm này của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
HS trao đổi, trả lời.
Trên cơ sở HS đã chuẩn bị bài học, GV đặt câu hỏi:
­ Thế nào quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Cảø lớp trao đổi, đàm thoại.
GV hỏi tiếp:
­ Vậy có khi nào pháp luật cho phép bắt người không?
Lớp trao đổi, đàm thoại.
GV kết luận:
Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người: 
+ Trường hợp 1: Viện Kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền mà pháp luật cho phép có quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ xác đáng chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.
+ Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (theo nội dung trong SGK).
+ Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (theo nội dung trong SGK).
GV lưu ý:
+ Trong trường 1, việc bắt người chỉ được tiến hành khi có quyết định của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án.
+ Trong trường 2, việc bắt người khẩn cấp cũng cần phải có phê chuẩn của Viện Kiểm sát sau khi tiến hành bắt.
+ Trong trường 3, người đang bị truy nã là người đang có lệnh truy nã của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án, nghĩa là đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đó, ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến Cơ quan công an, Viện Kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Còn đối với người đang phạm tội quả tang thì ai cũng có quyền bắt mà không cần phải có lệnh hay quyết định của cơ quan Nhà nước.
 Như vậy, chỉ có người đang phạm tội quả tang thì mới có thể bị bắt mà không cần lệnh hay quyết định nào cả; còn các trường hợp khác thì việc bắt người đều phải có quyết định hoặc phê chuẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
GV hỏi:
­ Tại sao pháp luật lại cho phép bắt người trong những trường hợp này?
HS trao đổi, đàm thoại.
GV kết luận:
Vì để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm.
GV giúp HS rút ra ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
1.Các quyền tự do cơ bản của công dân.
 a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
ï Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ?
 Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
 ï Nội dung :
 Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.
 Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
 ï Ý nghĩa:
 Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật, bảo vệ quyền con người – quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 4. Củng cố: Hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học trong bài.
 5. Dặn dò: Học bài và soạn phần tiếp theo của bài: b. Quyền được pháp luật bảo 
 hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
 Tiết 17 - Ngày soạn:
ÔN TẬP HỌC KỲ I (1 TIẾT)
 I. Mục tiêu bài học: Học sinh cần đạt được.
 1. Về kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản nhất của các bài từ 1- 6 ( bài 6
 tiết 1)
 2. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra tự luận.
 3. Về thái độ, hành vi: Có nhận thức đúng đắn với những quy định của pháp luật 
 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân…
 II. Chuẩn bị:
 - Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại.
 - Phương tiện - Tài liệu: SGK - SGV.
 III. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định tổ chức: 
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung chính của bài học
GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung các kiến thức đã học.
- Hãy nêu hình thức thực hiện pháp luật? Nội dung? Ví dụ?
- Nêu các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
- Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ? Trách nhiệm pháp lí?
- Phân tích quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực: HN&GĐ, LĐ, KD? Ý nghĩa của các quyền đó?
- Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo? Nội dung? Ý nghĩa?
- Nhà nước có những chính sách như thế nào để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?
- Thế nào là quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân?Ý nghĩa?
Bài 1: Pháp luật và đời sống (3 tiết)
1.Khái niệm pháp luật
2. Bản chất của pháp luật.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức.
4.Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
Bài 2: Thực hiện pháp luật (3 tiết)
1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (1 tiết)
1.Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
3. Trách nhiệm của Nhà nước...
Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội ( 3 tiết) *****
1. Bình đẳng trong HN&GĐ.
2. Bình đẳng trong lao động.
3. Bình đẳng trong kinh doanh.
Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2 tiết) ****
1. Bình đẳng giữa các dân tộc.
2. Bình đẳng giữa các tôn giáo.
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (4 tiết) ***** - Học tiết 1 của bài.
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
4. Củng cố: Nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm của các bài.
5. Dặn dò: Ôân các bài đã học. Tiết 18 kiểm tra học kỳ I (học sinh chuẩn bị giấy kiểm tra).
Tiết 18 - Ngày soạn: 
KIỂM TRA HỌC KỲ I (45 PHÚT)
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học kỳ I.
II. Chuẩn bị:
- Phương pháp: Kiểm tra theo hình thức tự luân.
- Phương tiện - Tài liệu: SGK -SGV - Đề kiểm tra - Đáp án - Thang điểm.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức. 
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: (8 điểm)
 Em hãy phân tích nội dung của các quyền bình đẳng: Trong hôn nhân và gia đình, trong lao động, trong kinh doanh? Trách nhiệm của Nhà nước đối với các quyền này?
Câu 2: (2 điểm).
Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo mang lại ý nghĩa như thế nào cho bản thân và cho xã hội?
4. ĐÁP ÁN.
Câu 1:(8 điểm)
- Nội dung của các quyền bình đẳng:
* Trong hôn nhân và gia đình (1,5 điểm)
+ Bình đẳng giữa vợ và chồng ( trong quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản)
+ Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình: (Cha mẹ - con cái; Ôâng bà - các cháu; Anh chị em với nhau).
* Trong lao động (1,5 điểm)
+ Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động…
+ Công dân bình đẳng trong giao kết HĐLĐ…
+ Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ….
* Bình đẳng trong kinh doanh (2 điểm)
+ Mọi công dân đều có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh…
+ Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những nghành nghề ….
+ Mọi loại hình doanh nghiệp…
+ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô…
+ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ….
- Trách nhiệm của Nhà nước:
+ Đối với HN&GĐ: (1 điểm)
­ Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình,..
­ Nhà nước xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
+ Đối với lao động: (1 điểm)
­ Mở rộng dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp.
­ Khuyến khích việc quản lí lao động theo nguyên tắc dân chủ, công bằng trong doanh nghiệp.
­ Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
­ Có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
­ Ban hành các quy định để bảo đảm cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lao động: có quy định ưu đãi, xét giảm thuế đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ; mở nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ.
+ Trong kinh doanh: (1 điểm)
­ Mở rộng dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp.
­ Khuyến khích việc quản lí lao động theo nguyên tắc dân chủ, công bằng trong doanh nghiệp.
­ Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
­ Có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
­ Ban hành các quy định để bảo đảm cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lao động: có quy định ưu đãi, xét giảm thuế đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ; mở nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ.
Câu 2: (2 điểm)
*. Dân tộc (1 điểm): Mang lại sự đoàn kết giữa các dân tộc…
*. Tôn giáo: (1 điểm): Thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó keo sơn của nhân dân VN….
5.Dặn dò: Đọc và soạn trước phần b (bài 6):Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.
HỌC KỲ II.
Tiết 19 - Ngày soạn:
 Bài 6 CƠNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN 
 (TIẾT 2)
 I. Mục tiêu bài học:	
 1.Về kiến thức: 
 - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính
 mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm: 
 2.Về kiõ năng: 
 - Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do 
 cơ bản của công dân.
 - Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
 3.Về thái độ: 
 - Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do
 cơ bản của người khác 
 - Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.
 II. Chuẩn bị:
 - Phương pháp:Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, tạo tình huống.
 - Phương tiện - Tài liệu: +Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.SGK -SGV.
 III. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định tổ chức lớp. 
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: (không) 
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung chính của bài học
b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
 GV sử dụng phươngpháp đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm, đóng vai,… để dạy đơn vị kiến thức này.
GV nêu các câu hỏi đàm thoại:
­ Theo em, nếu tính mạng một người

File đính kèm:

  • docgiao an gdcd 12 chon bo rat hat.doc