Giáo án Giáo dục công dân 11 học kì II

 TIẾT 27 Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài 13 này HS cần nắm được

1. Về kiến thức

Nêu được nhiệm, phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.

2. Về kĩ năng

Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo phù hợp với khả năng của bản thân. Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách giáo dục và đào tạo.

3. Về thái độ

Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách giáo dục và đào tạo của Nhà nước. Có ý‎ thức phê phán việc làm vi phạm chính sách giáo dục và đào tạo của nhà nước.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

- SGK, SGV GDCD 11

- Sách bài tập tình huống GDCD 11

- Những nội dung có liên quan đến bài học

 

doc24 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 11 học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp làm hai nhóm lớp vào giao nội dung thảo luận.
 Nhóm 1: Thế nào là dân chủ trực tiếp? hãy nêu ví dụ về những hình thức dân chủ trực tiếp mà em biết?
 Nhóm 2: Thế nào là dân chủ gián tiếp? hãy nêu ví dụ về những hình thức dân chủ gián tiếp mà em biết?
 ? Em hãy cho biết hai hình thức dân chủ này có mối quan hệ với nhau không? Vì sao? 
 ? Em hãy chỉ ra hạn chế của hai hình thức dân chủ này? Giải pháp khắc phục?
2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam.
e. Yêu cầu của nền dân chủ XHCN.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Hoàn thiện hơn nữa sự thạm gia của nhân dân vào bộ máy nhà nước
- Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ công chức nhà nước vừ hồng vừa chuyên.
- Ngăn ngừa, trừng trị TNXH, tham nhũng
- Loại bỏ dân chủ hình thức, trừng trị hành động lợi dụng dân chủ
3. Những hình thức cơ bản của dân chủ.
a. Dân chủ trực tiếp.
- Khái niệm: SGK
- ND bình đẳng và tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực KT, CT, VH, XHvà biểu quyết theo đa số.
- VD:
b. Dân chủ gián tiếp.
- Khái niệm: SGK
- ND thể hiện quyền làm chủ và tham gia quản lý nhà nước thông qua những người, cơ quan đại diện.
c. Mối quan hệ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
- Đều là hình thức của chế độ dân chủ và có quan hệ maath thiết với nhau.
 - Hạn chế:
+ Dân chủ trực tiếp: Đây là hình thức dân chủ mang tính quần chúng rộng rãi những lại phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân
+ Dân chủ gián tiếp: Nguyện vọng của nhân dân không được phản ánh trực tiếp; phụ thuộc vào năng lực người đại diện.
 Vì vậy, phải kết hợp hai hình thức này để phát huy tối đa hiệu quả nền dân chủ XHCN
4. Củng cố.
- Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài
- Giáo viên cho học sinh lài các bài tập sau:
+ Em hãy nêu những ví thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết?
+ Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ?
5. Dặn dò, nhắc nhở.
Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
Chuẩn bị các câu hỏi sau:
	+ Tình hình dân số nước ta
	+ Hậu quả, nguyên nhân của vấn đề gia tăng dân số
	+ Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay
	+ Giải pháp của việc gia tăng dân số và giải quyết việt làm
Bài 24 : CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
I. Mục tiêu bài học.
Học xong bài này HS cần phải nắm được
1. Về kiến thức
Nêu được tình hình dân số, việc làm và mục tiêu, phương hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước ta để giải quyết vấn đề dân số và việc làm.
2. Về kĩ năng
Biết đánh giá việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm của gia đình, của cộng đồng dân cư.
3. Về thái độ
Tin tưởng và chấp hành chính sách dân và giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK và SGV GDCD 11, Sách bài tập GDCD 11
- Sơ đồ mật độ và phân bó dân số, những nội dung có liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 ? Hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp?
3. Dạy bài mới
Dân số và giải quyết việc làm là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Vậy tình hình dân số và giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay ra sao. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu và phương hướng gì cho vấn đề dân số và giải quyết việc làm? 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
 Với vốn hiểu biết của bản thân và kiến thức có liên quan, cho HS nhận xét về tình hình dân số ở nước ta hiện nay. Từ đó giáo viên rút ra kết luận về nội dung kiến thức
? Nhìn vào biểu đồ tốc độ tăng dân số em có nhận xét gì về tình hình dân số nước ta?
? Nhìn vào bảng biểu mật độ dân số em có nhận xét gì về mật độ dân số nước ta?
? Nhìn vào bảng biểu em có nhận xét gì về sự phân bố dân số ở nước ta?
? Vì sao nói kết quả giảm sinh ở nước ta chưa thực vững chắc?
? Tác động của vấn đề dân số đối với đời sống xã hội? (hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh)
? Mục tiêu cơ bản để thực hiện chính sách dân số ở nước ta?
? Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số ở nước ta?
? Em có nhận xét gì về tình hình việc làm ở nước ta hiện nay?
? Tại sao tình trạng thiếu việc làm ở nnước ta là vấn đề bức xúc ở cả TT và NT?
? Từ tình hình việc làm ở nước ta hiện nay Đảng và Nhà nước có mục tiêu gì để giải quyết việc làm?
? Từ tình hình việc làm ở nước ta hiện nay Đảng và Nhà nước có phương hướng gì để giải quyết việc làm?
 Cho học sinh tìm hiểu nội dung và trách nhiệm của công dân và bản thân (liên hệ với thực tế địa phương)
1. Chính sách dân số.
a. Tình hình dân số nước ta
Sơ đồ tốc độ tăng dân số
Năm
1930
1940
1950
1980
1990
1999
2006
2009
Triệu
17,2
21
23,4
53,8
66,1
76,3
84
85
Dân số nước ta đứng thứ 2 ở ĐNA và thứ 13 TG
Mật độ dân số ( người/km2)
Năm
1979
1989
1999
2000
TG
Người/km2
159
195
231
242
44
Phân bố dân số
Vùng
Dân số
Diện tích
Đồng bằng
75 %
30 %
Miền núi
25 %
70 %
- Giảm sinh ở nước ta chưa vững chắc vì:
+ Tư tưởng chủ quan của lãnh đạo
+ Tính tự nguyện của CB và ND chưa cao
+ Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại
+ Những người có ĐK sinh con thứ 3 để có con trai
- Hậu quả của việc tăng dân số nhanh
 KT suy giảm; NSLĐ thấp; việc làm thiếu; mức sống thấp; sức 
ép về LTTP, GD, YT, nhà ở; ô nhiễm môi trường; TNXH tăng...
b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách DS.
- Mục tiêu 
+ Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số
+ Ổn định quy mô, cơ cấu và phân bố dân số hợp lí
+ Nâng cao chất lượng dân số
- Phương hướng
+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí
+ Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục
+ Nâng cao sự hiểu biết của người dân
2. Chính sách giải quyết việc làm.
a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay.
- Thiếu việc làm (ở cả NT và TT)
- Dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng
- Chất lượng nguồn nhân lực thấp
- Lao động từ NT lên TT ngày càng tăng
- SV tốt nghiệp có việc làm ít
b. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm.
- Mục tiêu
+ Giải quyết việc làm (ở cả TT và NT) ( năm 2008 = 1,7 triệu lao động)
+ Phát triển nguồn nhân lực
+ Mở rộng thị trường lao động
+ Tăng lao động đẫ qua đào tạo
- Phương hướng
+ Thúc đẩy phát triển SX và dịch vụ
+ Khuyến khích làm giàu hợp pháp
+ Đẩy mạnh XK lao động (năm 2008 = 8,3 vđến 8,5 vạn)
+ Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm.
- Chấp hành chính sách dân số và việc làm và PL về dân số và PL lao động
- Động viện mọi người cùng thực hiện và tham gia vào chính sách đó
- Bản thân có ý chí vươn lên trong học tập và trong CS
4. Củng cố.
- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài
- Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài 12
Bài 25: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu bài học.
Học xong bài này HS cần nắm được
1. Về kiến thức
Nêu được tình hình tài nguyên và môi trường cũng như những phương hướng nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Về kĩ năng
Biết tham gia và tuyên truyền chính sách tài nguyên và môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Về thái độ
Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và môi trường của Nhà nước.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 11
- Sách bài tập tình huống GDCD 11
- Những nội dung có liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy đánh giá quy mô, mật độ, phân bố dân số ở nước ta hiện nay?
? Mục tiêu và phương hướng cơ bản của Nhà nước ta hiện nay để thực hiện CSDS?
3. Học bài mới
Vấn đề môi trường ở nước ta đã được đảm bảo hay chưa và tình hình khai thác tài nguyên như thế nào? Đảng và Nhà nước đã có những chính sách gì để bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lí? 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Để học sinh nắm được nội dung kiến thức giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm
Nhóm 1: Tài nguyên, thiên nhiên nước ta phong phú như thế nào? Từ TNTN nước ta phong phú như vậy dẫn đến thuận lợi gì cho đất nước?
Nhóm 2: Mặc dù TNTN nước ta phong phú, nhưng em hãy cho biết thực trạng về tài nguyên ở nước ta hiện nay?
Nhóm 3: Mặc dù TNTN nước ta phong phú,
 nhưng em hãy cho biết thực trạng về môi trường ở nước ta hiện nay?
Nhóm 4: Theo em có những nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến thực trạng của vấn đề về tài nguyên và môi trường?
 Từ những thực trạng về TN, MT nêu trên Đảng và Nhà nước ta đã có những mục tiêu và phương hướng gì? Giáo viên giúp học sinh nắm được nội dung đơn vị kiến thức này bắng việc sử dụng phương pháp vấn đáp.
 ? Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những mục tiêu gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường?
 ? Theo em Nhà nước phải làm gì để thực hiện tốt các mục tiêu trên?
 ? Theo em cần phải có biện pháp gì để khắc phục ô nhiễm môi trường?
 ? Mỗi công dân phải làm gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường?
 ? Trách nhiệm của bản thân em trọng việc bảo vệ tài nguyên, môi trường là gì?
1. Tình hình tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay.
- TNTN đa dạng và phong phú
+ Đất đai mầu mỡ (phù sa, bazan
+ Khí hậu (nhiệt đới ẩm)
+ Rừng rộng, động vật, thực vật có nhiều loại
+ Khoáng sản phong phú
+ Ánh sáng, nước, không khí dồi dào
 Như vậy: thuận lợi cho việc phát triển KT-XH của đất nước.
- Thực trạng về tài nguyên
+ Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt
+ Rừng bị tàn phá 
+ Nhiều động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng
+ Chất lượng đất suy giảm, đất canh tác thu hẹp
- Thực trạng về môi trường
+ Ô nhiễm đất, nước, không khí, biển
+ Sự cố môi trường: Bão, lũ lụt, hạn hán
+ Nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường
- Nguyên nhân của thực trạng trên
+ Ý thức, trình độ dân trí thấp
+ Dân số phát triển nhanh, đô thị hóa, CNH phát triển mạnh
+ Chưa phát huy được mọi nguồn lực tham gia bảo vệ TN,MT
+ Chính sách, pháp luật chưa nghiêm
+ PTTQ, cơ sở hạ tầng còn kém
2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
a. Mục tiêu
- Sử dụng hợp lý tài nguyên
- Làm tốt công tác bảo vệ môi trường
- Bảo tồn đa dạng sinh học
- Từng bước nâng cao chất lượng môi trường
b. Phương hướng
- Tăng cường công tác quản lí của nhà nước
- Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức cho người dân
- Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên
- Coi trọng nghiên cứu KHCN
- Chủ động phong ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường
- Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Tin tưởng, ủng hộ chính sách và pháp luật của Nhà nước về TN, MT
- Nhiệt tình tham gia vào các hoạt động bảo vệ TN,MT
- Vận động mọi người cùng tham gia vào các hoạt động bảo vệ TN, MT
4. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài
- Đưa ra một số tình huống ở địa phương cho HS thảo luận
 5.Dặn dò nhắc nhở
 Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK phần cuối bài và ôn tập từ bài 8 đến bài 12 để tiết tới kiểm tra 1 tiết
 TIẾT 26 : KIỂM TRA MỘT TIẾT 
 ĐỀ VÀ MA TRẬN ĐỀ Ở TRONG TẬP ĐỀ KIỂM TRA
 TIẾT 27 Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, 
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài 13 này HS cần nắm được
1. Về kiến thức
Nêu được nhiệm, phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.
2. Về kĩ năng
Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo phù hợp với khả năng của bản thân. Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách giáo dục và đào tạo.
3. Về thái độ
Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách giáo dục và đào tạo của Nhà nước. Có ý‎ thức phê phán việc làm vi phạm chính sách giáo dục và đào tạo của nhà nước.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 11
- Sách bài tập tình huống GDCD 11
- Những nội dung có liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Học bài mới
Ngay sau khi giành độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Một đan tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thật vậy muốn đưa dân tộc sánh vai với các nước thì phải nâng cao sự hiểu biết của mọi người, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu được những thành tựu tiên tiến của khoa học kĩ thuật đó chỉ có thể là sự nghiệp giáo giáo dục và đào tạo
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
 Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với phương pháp giảng giải.
 GD&ĐT có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại, là một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
 ? Em hiểu như thế nào là giáo dục?
 ? Em hiểu như thế nào là đào tạo?
 Giáo dục và đào tạo có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực con người. Cho nên Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.
 ? Theo em giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ gì?
 ? Theo em tại sao phải nâng cao dân trí?
Vì: dân trí thấp tức là tụt hậu không thể hội nhập với văn minh nhân loại.
 ? Theo em tại sao đào tạo nhân lực?
Vì: muốn kinh tế xã hội phát triển thì phải tạo ra đội ngũ nguồn lao động có tay nghề, các chuyên gia, các nhà quản l‎ý giỏi.
 (Giáo viên đưa ra số liệu, dẫn chứng về thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay)
 ? Theo em tại sao phải bồi dưỡng nhân tài?
Vì:
 ? Tại sao Đảng và Nhà nước ta lại xác định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu?
 Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên các phương hướng cơ bản, sau đó đàm thoại, giảng giải từng phương hướng cuối cùng kết luận.
 ? Theo em chúng ta phải làm gì để nâng cao hiệu quả và chất lượng GD&ĐT?
Phải: đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, cơ chế quản l‏‎ý, có chính sách đúng trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.
 ? Tại sao nước ta phải tăng nhanh đào tạo nghề và mở rộng nhiều trường TCCN nghề?
( Số liệu trong 5 năm tới dạy nghề cho 7,5 đến 8 triệu lao động, tỉ lệ lao động qua đào tạo chiến trên 40%.
 ? Theo em tại sao phải xã hội hoá sự nghiệp giáo dục và đào tạo?
 Muốn nâng cao được trình độ dân trí và nguồn nhân lực thì phải có sự tham gia của nhà nước và nhân dân, đa dạng hoá các loại hình trường, hình thức giáo dục.
 ? Theo em tại sao phải hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo?
 Để tiếp cận các chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với các yêu cầu phát triển của Việt Nam tham gia đào tạo nhân lực ở khu vực và trên thế giới.
1. Chính sách Giáo dục và Đào tạo
a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.
* Khái niệm GD&ĐT
- GD: Chỉ sự bồi dưỡng, phát triển con người toàn diện ở bậc mẫu giáo đến phổ thông
- ĐT: Chỉ sự bồi dưỡng, chuẩn bị nghề trong các trường chuyên nghiệp và trường nghề.
* Nhiệm vụ của GD&ĐT
- Nâng cao dân trí
 Vì dân trí thấp là tụt hậu và không thể hội nhập vì vậy phải nâng cao dân trí.
- Đào tạo nhân lực
+ Tạo ra đội ngũ lao động
+ Tạo ra đội ngũ chuyên gia
+ Tạo ra đội ngũ nhà quản l‎ý
- Bôì dưỡng nhân tài
 Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thì mới có khả năng thu hẹp khoảng cách với các nước văn minh.
* Vị trí của GD&ĐT: là quốc sách hàng đầu vì:
- Xây dựng XHCN con người được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển.
- Góp phần đào tạo, bồi dưỡng con người
- Học vấn của nhân dân được nâng cao từ đó nắm bắt và sử dụng được KHCN.
b. Phương hướng cơ bản để phát triển Giáo dục và Đào tạo.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD & ĐT
- Mở rộng quy mô GD
- Ưu tiên đầu tư cho GD & ĐT
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
- Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: huy động mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáp dục.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT: vì để tiếp cận với giáo dục tiên tiến trên thế giới.
4. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết học
- Học sinh trả lời câu hỏi ở cuối bài học
 5.Dặn dò nhắc nhở
 Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
TIẾT 28 Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, 
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 2 bài 13 này HS cần nắm được
1. Về kiến thức
Nêu được nhiệm, phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay.
2. Về kĩ năng
Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách khoa học và công nghệ phù hợp với khả năng của bản thân. Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách khoa học và công nghệ.
3. Về thái độ
Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách khoa học và công nghệ của Nhà nước. Có ý‎ thức phê phán việc làm vi phạm chính sách khoa học và công nghệ của nhà nước.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 11
- Sách bài tập tình huống GDCD 11
- Những nội dung có liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu nhiệm vụ của GD&ĐT, những phương hướng cơ bản để phát triển GD&ĐT?
3. Học bài mới
Để đất nước phát triển và thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến ở khu vực và trên thế giới thì chúng phải có chính sách khoa học và công nghệ đúng đắn và phù hợp. Vậy nhiệm vụ và phương hướng cơ bản của chính sách khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay như thế nào
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trong sách giáo khoa ‘phần a” để hiểu thế nào là khoa học và công nghệ. Sau đó giáo viên tiến hành đàm thoại và giảng giải.
 ? Em hiểu như thế nào là khoa học?
 ? Em hiểu như thế nào là công nghệ?
 ? Vì sao Đảng và Nhà nước ta coi Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu?
 Vì: có KHCN thì kinh tế mới phát triển; nước ta có nền kinh tế thấp kém, KHCN chưa phát triển nên KHCN phải là then chột và quóc sách hàng đầu.
 ? Theo em khoa học công nghệ có nhiệm vụ như thế nào trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước?
 ? Theo em Khoa học và công nghệ có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước?
 Để học sinh nắm bắt được những phương hướng cơ bản của chính sách khoa học và công nghệ giáo viên chia lớp ra làm bốn nhóm và mỗi nhóm thực hiện một phương hướng.
Nhóm 1:
Theo em tại phải đổi mới cơ chế quản l‎ý khoa học và công nghệ?
Nhóm 2:
Theo em thế nào là thị trường cho khoa học và công nghệ?
Nhóm 3:
Theo em làm thế nào để xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ?
Nhóm 4:
Theo em chúng ta phải tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm nào?
2. Chính sách Khoa học và công nghệ.
a. Nhiệm vụ của Khoa học và công nghệ.
* Khái niệm Khoa học và công nghệ.
- Khoa học: là hệ thống tri thức được khái quát và kiểm nghiệm trong thực tiễn.
- Cộng nghệ: là tập hợp các phương tiện, giải pháp và cách thức tổ chức nhằm sử dụng các tri thức khoa học vào thực tiễn.
 Công nghệ: do 4 yếu tố hợp thành: Con người, thiết bị, thông tin, quản l‎ý.
* Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ.
- Giải đáp kịp thời những vấn đề do cuộc sống đặt ra.
- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tể.
- Nâng cao trình độ quản l‏‎ý, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.
* Vai trò của khoa học công nghệ.
- Giúp đất nước giàu có
- Kinh tế có sức cạnh tranh mạnh
- Đông lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước
- Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
b. Phương hướng cơ bản để phát triển Khoa học và công nghệ.
- Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN: nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học
- Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ: là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán công nghệ.
- Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ:
+ Tăng số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học.
+ Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học.
- Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triên nông nghiệp, CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
4. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết học
- Học sinh trả lời câu hỏi ở cuối bài học
- Ước mơ của em thích vào ngành nghề nào? Trường nào? Em phải làm gì để thực hiện nguyện vọng của mình?

File đính kèm:

  • docBai_9_Nha_nuoc_xa_hoi_chu_nghia_20150727_020923.doc
Giáo án liên quan