Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bùi Thị Ngọc Anh - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
GV nhận xét và kết luận
Dựa vào tri thức của các ngành khoa học cụ thể , Triết học diễn tả thế giới quan con người dưới dạng hệ thống phạm trù, quy luật chung nhất giúp con người trong nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn
- GV đặt câu hỏi “ Vậy theo em thế giới quan là gì?”
- HS trả lời
- GV đưa ra khái niệm về Thế giới quan
- HS ghi vào vở
Người soạn: Bùi Thị Ngọc Anh Ngày soạn: 7/10/2014 BÀI 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này học sinh(HS) cần nắm được: Về kiến thức Nhận biết được mối quan hệ giữa triết học và các môn khoa học cụ thể Hiểu biết được vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của triết học Hiểu rõ nguyên tắc xác định chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm trong triến học. Bản chất của các trường phái triết học trong lịch sử. So sánh phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình Về kĩ năng Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành. Biết nhận xét, kết luận những biểu hiện duy tâm, duy vật trong đời sống. Về thái độ Trân trọng ý nghĩa của triết học biện chứng và khoa học. Phê phán triết học duy tâm, dẫn con người đến bi quan, tiêu cực. Cảm nhận được triết học là cần thiết, bổ ích và hỗ trợ cho các môn khoa học khác. Tài liệu và phương tiện SGK, sách GV GDCD lớp 10 Sơ đồ, giấy khổ lớn, bút dạ Các câu chuyện, tục ngữ, ca dao liên quan đến kiến thức Triết học Máy chiếu (nếu có) Phương pháp- hình thức tổ chức GV có thể sử dụng các phương pháp sau: Giảng giải, vấn đáp Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề Tổ chức cho lớp hoạt động thảo luận nhóm Giải quyết bài tập, liên hệ theo nhóm Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Giới thiệu bài mới: GV cho HS chơi một trò chơi mang tên “ bắt chữ” với hai hình ảnh và ô chữ cho trước. HS trả lời, sau đó GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới :“ Vậy cụm từ triết học trên có ý nghĩa như thế nào, vai trò của nó ra sao đối với con người thì chúng ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay Bài 1.Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp Luận Biện Chứng”. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: - GV sử dụng phương pháp đàm thoại và chứng minh để HS hiểu được vai trò của TGQ và PPL của Triết học qua đối tượng nghiên cứu và phạm vi ứng dụng của nó. -GV đặt câu hỏi cho HS: “ các em hãy kể tên những môn khoa học tự nhiên và những môn khoa học xã hội mà các em đã được học ?” -HS trả lời: + Các môn KHTN: toán , lý, hóa, sinh + Các môn KHXH:văn, sử, địa - GV nhận xét,kết luận “để nhận thức và cải tạo TG, nhân loại đã xây dựng nên nhiều môn khoa học, Triết học là một trong những môn KH ấy. Tuy có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhưng Triết học và các môn KH cụ thể như toán học, văn học… đều có đối tượng nghiên cứu riêng. Sau đó, GV cho HS lấy ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học? -HS trả lời theo gợi ý của GV: + Toán học: đại số, hình học + Hóa học: N/c cấu tạo, tính chất, sự biến đổi của các chất + Văn học: hình tượng, ngôn ngữ, + Lịch sử: n/c lịch sử của một dân tộc, quốc gia, và của xã hội loài người -GV yêu cầu HS: “ các em theo dõi vào SGK và bạn nào có thể cho cô biết triết học là gì?” + Đối tượng của Triết học: mối quan hệ giữa vật chất- ý thức, tồn tại xã hội – ý thức xã hội, lí luận – thực tiễn, các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển -GV nhận xét, kết luận: Mỗi môn KH cụ thể chỉ đi sâu nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới Đối tượng n/c của Triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy. Những quy luật của Triết học được khái quát từ các quy luật của khoa học cụ thể, nhưng bao quát hơn, chi phối các môn khoa học cụ thể nên nó trở thành thế giới quan, phương pháp luận chung của khoa học -GV cho HS nhắc lại khái niệm để khắc sâu kiến thức -GV sử dụng phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm -GV cung cấp định nghĩa về thế giới quan theo cách hiểu thông thường “Thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới” -GV yêu cầu HS lấy ví dụ về một số câu truyện , bài thơ nói lên thế giới quan -HS trả lời: truyên “ sơn tinh thủy tinh”, bài thơ “ vội vàng” (Xuân Diệu)…;HS nhận xét và rút ra quan điểm -GV nhận xét và kết luận Dựa vào tri thức của các ngành khoa học cụ thể , Triết học diễn tả thế giới quan con người dưới dạng hệ thống phạm trù, quy luật chung nhất giúp con người trong nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn - GV đặt câu hỏi “ Vậy theo em thế giới quan là gì?” - HS trả lời - GV đưa ra khái niệm về Thế giới quan - HS ghi vào vở -GV chuyển ý thế giới quanh ta là gì? Có thực hay chỉ là ảo ảnh, thế giới có bắt đầu và kết thúc không? Con người có nguồn gốc từ đâu và con người có nhận thức được thế giới xung quanh không?Những câu hỏi đó đều liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại. Đó là vấn đề cơ bản của Triết học -GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm -GV chia lớp làm 2 nhóm lớn, trong mỗi nhóm lớn lại chia thành các nhóm nhỏ là từng bàn một cùng trả lời 2 câu hỏi Nhóm 1: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước cái nào có sau , cái nào quyết định cái nào? Nhóm 2: Con người có thể nhận thức và cải tạo được thế giới khách quan không? -Trước khi HS thảo luận nhóm trả lời GV đưa ra khái niệm Vật chất: là …. Ý thức: là…. -HS trả lời: Nhóm 1: + HS1 trả lời: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức +HS2 trả lời: ý thức là cái có trước vật chất là cái có sau, ý thức quyết định vật chất Nhóm 2: HS trả lời “Con người có thể nhận thức và cải tạo được thế giới khách quan” -GV nhận xét, kết luận: mỗi trường phái tuy theo cách trả lời về các mặt của vấn đề cơ bản của Triết học mà hệ thống thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm -GV lấy một ví dụ để cho HS cả lớp cùng tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. Buổi sáng, Anh A vội vàng phóng xe máy đi ra ngoài có việc và gặp bà H (1 góa phụ),trên đường đi do bất cẩn nên anh A đã va quệt với xe máy đi cùng chiều và bị gãy tay, xây xát trên người.Người dân xung quanh thấy vậy liền chạy ra giúp anh A dựng xe máy,sơ cứu vết thương và chuyển anh đén viện.Một số người nói rằng “sáng ngày ra gặp phụ nữ là đen lắm chẳng làm được việc gì ra hồn cả mà còn chuốc vạ vào thân” Có người cho rằng “ đây là do lỗi của anh A đi đứng không cẩn thận nên mới để xảy ra tai nạn chứ đổi cho số phận đen đủi gì chứ!” Em chỉ ra trong ví dụ trên đâu là TP thế giới quan duy vật đâu là TP thế giới quan duy tâm? -HS trả lời cá nhân -GV nhận xét và đưa ra đáp án. Sau đó yêu cầu một vài học sinh nêu ví dụ về thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm -HS lấy ví dụ -GV nhận xét và kết luận:Lịch sử Triết học luôn luôn là sự đấu tranh giữa các quan điểm về các vấn đề nói trên.Cuộc đấu tranh này là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Đó là một thực tế và thực tế cũng khẳng định rằng thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển xã hội, nâng cao vai trò của con người đối với tự nhiên và sự tiến bộ xã hội.Ngược lại thế giới quan duy tâm thường là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội.Tuy nhiên chúng ta cũng không nên nhìn nhận một cách quá phiến diện, một chiều mà nên nhìn theo nhiều chiều hướng,góc độ khác nhau.Bởi vì ở cả hai trường phái đều có những mặt tích cực và tiêu cực… 1.Đơn vị kiến thức 1: Thế giới quan và phương pháp luận a)Vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của Triết học K/N: Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. =>Vai trò: Triết học là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. b)Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm Thế Giới Quan -K/N:Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm,niềm tin định hướng của con người trong cuộc sống Thế Giới Quan Duy Vật Và Thế Giới Quan Duy Tâm -Thế giới quan duy vật cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. - Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên Củng cố, luyện tập -GV : lập bảng so sánh thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm? -GV và HS chuẩn bị giấy khổ to, bút dạ hoặc chiếu lên máy chiếu Thế giới quan duy vật Thế giới quan duy tâm Quan hệ vật chất và ý thức Ví dụ -HS thảo luận và làm bài tập -HS trả lời câu hỏi ,điền đáp án -GV bổ sung đưa ra đáp án đúng 5. Dặn dò học sinh -Đọc trước tiết 2, làm bài tập, -Chuẩn bị tư liệu (tranh ảnh, ca dao tự ngữ, chuyện…)
File đính kèm:
- Bai 1The gioi quan duy vat va phuong phap luan bien chung.docx