Giáo án giảng Tuần 34 Lớp 3

Thủ công

Ôn tập chủ đề Đan nan và làm đồ chơi đơn giản

( Tiết 1 )

I / Mục tiêu :

- Ôn tập và củng cố được kiến thức, kĩ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản.

- Làm được một sản phẩm đã học .

* HSKG : - Làm đượcích nhất một sản phẩm đã học .

 - Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.

II/ Chuẩn bị :

 GV : Các sản phẩm đã sử dụng ở các tiết học trước.

 HS : Giấy màu , kéo, hồ.

 

doc35 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng Tuần 34 Lớp 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo cặp 
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 128 trả lời với bạn các câu hỏi sau:
+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.
+ Mô tả bề mặt lục địa
Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày trước lớp 
Giáo viên cho lớp nhận xét.
Kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ,),
Hoạt động 2: thực hành theo nhóm 
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 128 trả lời với bạn các câu hỏi sau:
+ Chỉ con sông, con suối trên sơ đồ.
+ Con suối thường bắt nguồn từ đâu ?
+ Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông
+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu ?
+ Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên cho lớp nhận xét.
Giáo viên: dựa vào vốn hiểu biết, hãy trả lời câu hỏi: Trong 3 hình (hình 2, 3, 4), hình nào thể hiện suối, hình nào thể hiện sông, hình nào thể hiện hồ?
Kết luận: Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ. 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế ở địa phương để nêu tên một số con suối, sông, hồ.
Cho học sinh trình bày câu trả lời kết hợp với trưng bày tranh ảnh
Giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh biết một vài con sông, hồ, nổi tiếng ở nước ta
Giáo viên cho cả lớp đánh giá kết quả làm việc của học sinh. 
4/ Củng cố dặn dò : 
Cho HS nêu lại nội dung bài học.
GV tuyên dương những HS học tốt .
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài Tiếp theo.
5/ Nhận xét :
GV nhận xét tiết học. 
Hát
- HS trả lời 
Học sinh quan sát 
Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình
Các bạn khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Học sinh quan sát 
Nước suối, nước sông thường chảy ra biển hoặc đại dương 
Giống: đều là nơi chứa nước.
Khác: hồ là nơi nước không lưu thông được ; suối là nơi nước cvhảy từ nguồn xuống các khe núi ; sông là nơi nước chảy có lưu thông được.
Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình
Các bạn khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Hình 2 thể hiện sông vì quan sát thấy nhiều thuyền đi lại trên đó.
Hình 3 thể hiện hồ vì quan sát thấy có tháp Rùa, đây là hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội và không nhìn thấy thuyền nào đi lại 
Hình 4 thể hiện suối vì thấy có nước chảy từ trên khe xuống tạo thành dòng.
Học sinh liên hệ
Học sinh tập trình bày kết hợp trưng bày tranh ảnh.
Các bạn khác nghe và nhận xét, bổ sung 
- HS nêu.
Thứ tư ngày  tháng 05 năm 2015
Tập đọc
Mưa 
I/ Mục tiêu :
Biết ngắt nhịp hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. 
Hiểu nội dung: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa; thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.( trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 2-3 khổ thơ).
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Oån định lớp : 
Bài cũ: Sự tích chú Cuội cung trăng 
GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Sự tích chú Cuội cung trăng và trả lời những câu hỏi về nội dung bài 
Giáo viên nhận xét,.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ cảnh gì ?
Giáo viên: Trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài: “Mưa” sẽ giúp các em thấy vẻ đẹp của trời mưa và khung cảnh sinh hoạt của một gia đình trong cơn mưa; bày tỏ tình cảm của tác giả đối với những người đang lao động trong mưa.
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
GV đọc mẫu toàn bài:
Đoạn 1, 2, 3: đọc giọng nhanh, gấp gáp 
Đoạn 4: giọng khoan thai, nhẹ nhàng 
Đoạn 5: giọng trầm, thể hiện tình yêu thương 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV cho HS nêu từ ngữ khó và hướng dẫn HS luyện đọc.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ 
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 
Giáo viên: các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: lũ lượt, lật đật
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm 
Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ 
Cho cả lớp đọc bài thơ giọng nhẹ nhàng 
Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm ba khổ thơ đầu và hỏi :
+ Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ
Mây đen lũ lượt kéo về ; mặt trời chui vào trong mây ; chớp, mưa nặng hạt, cây lá xoè tay hứng làn gió mát ; gió hát giọng trầm giọng cao ; sấm rền, chạy trong mưa rào 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ thơ 4 và hỏi :
+ Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào? 
Cả nhà ngồi bên bếp lửa. Bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai
Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ thơ 5 và hỏi :
+ Vì sao mọi người thương bác ếch ? 
Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa 
+ Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai ? Nghĩ đến những cô bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa.
Hoạt động 3: Học thuộc lòng.
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. 
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ 
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ 
Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. 
Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. 
Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. 
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ: cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. 
Cho cả lớp nhận xét. 
Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay 
4/ Củng cố đặn dò : 
Cho HS nêu lại nội dung bài học.
GV tuyên dương những học sinh thuộc bài tốt.
Về nhà học bài và chuẩn bị bài Ôn tập.
5/ Nhận xét :
GV nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh nối tiếp nhau kể 
Học sinh quan sát và trả lời.
Tranh vẽ cảnh ngoài trời đang mưa, trong nhà mọi người đang quây quần quanh bếp lửa.
Học sinh lắng nghe.
HS cá nhân đọc.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm đôi.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Đồng thanh 
Học sinh đọc thầm.
HS trả lời 
- HS nêu .
Học sinh lắng nghe 
HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV 
Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. 
Cá nhân
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
Lớp nhận xét. 
- HS nêu. 
Toán
Ôn tập về hình học 
I/ Mục tiêu : 
Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.
Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông. 
II/ Chuẩn bị :
GV : băng giấy vẽ BT1, bảng nhóm.
HS : vở, bảng con, SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Oån định lớp : 
2.Bài cũ : Ôn tập về đại lượng 
GV kiểm tra lại kiến thức bài cũ.
Gọi 3 HS làm BT2, lớp làm nháp.
GV nhận xét, nhận xét chung.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài: Ôn tập về hình học 
Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1a,b,c: Cho HS trả lời câu hỏi. 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
C 
B
M
A
G
H
D
N
E
Giáo viên cho học sinh tự làm bài và sửa bài
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài làm 
Giáo viên cho lớp nhận xét
a) Trong hình bên có các góc vuông là: BAE,
 BMN, NMC, MCD, CDN, DNM, MNE
b) M là trung điểm của đoạn thẳng AB
 N là trung điểm của đoạn thẳng ED
c) Trung điểm của đoạn thẳng AE là H.
 Trung điểm của đoạn thẳng MN là G.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
chu vi hình tam giác có cạnh là : 35cm,26cm, 40cm. 
+ Bài toán hỏi gì ?
Tính chu vi hình tam giác .
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét
Bài giải
Chu vi hình tam giác là:
35 + 26 + 40 =101 ( cm )
Đáp số: 101 cm
Bài 3 : 
- GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
 Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 1256m, chiều rộng 68m .
+ Bài toán hỏi gì ?
 Tính chu vi mảnh đất. 
- Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
- Giáo viên nhận xét
Bài giải
 Chu vi hình chữ nhật là:
1256 x 4 = 5024 ( cm )
 Đáp số : 5024 cm 
Bài 4: 
- GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
- Giáo viên nhận xét chốt :
Giải
Chu vi hình chữ nhật là :
( 60 + 40 ) x 2 = 200 (m)
Cạnh hình vuông là :
200 : 4 = 50 (m) 
Đáp số 50 m .
4/ Củng cố dặn dò :
Cho HS thi làm bài nhanh tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15cm , chiều rộng 12cm . 
GV tuyên dương những HS làm bài tốt.
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài TT.
5/ Nhận xét :
GV nhận xét tiết học.
Hát
- HS làm bài 
Học sinh nêu
HS làm bài và sửa bài
Học sinh nêu
HS trả lời 
HS làm bài và sửa bài
HS đọc 
HS đọc 
- HS trả lời 
- HS thi làm bài nhanh 
Tập viết
Ôn chữ hoa : , , , 
I/ Mục tiêu :
Viết đúng và tương đối nhanh các chữ hoa ( kiểu 2):A,M (1 dòng), N, V ( 1 dòng),viết đúng tên riêng An Dương Vương (1 dòng)và câu ứng dụng : Tháp Mười ...Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ (1 lần ) bằng chữ cở nhỏ.
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu chữ , , , , tên riêng: An Dương Vương và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: 
Bài cũ : Ôn chữ hoa Y 
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Phú Yên
Nhận xét, nhận xét chung .
Bài mới:
Giới thiệu bài : Ôn chữ hoa: A, M, N, V ( kiểu 2 )
Ghi bảng: 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con 
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ A, M, N, V ( kiểu 2 ) trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ A, M, N, V gồm những nét nào?
Cho HS viết vào bảng con
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết A, M, N, V
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên viết chữ A, M, N, V hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ A, M hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ N, V hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng: An Dương Vương 
Giáo viên giới thiệu: An Dương Vương là tên hiệu của Thục Phán, vua nước Âu Lạc, sống cách đây trên 2000 năm. Ông là người đã cho xây thành Cổ Loa. 
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
 Trong từ ứng dụng, các chữ A, D, V, g cao 2 li rưỡi, chữ n, ư, ơ cao 1 li.
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh An Dương Vương là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu A, D, V
- Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ An Dương Vương 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV viết câu ứng dụng mẫu và cho học sinh đọc.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen 
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ứng dụng: câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất. 
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
Chữ T, M, h, b, g, V, N, B, H cao 2 li rưỡi ; chữ a, ư, ơ, i, e, â, ô, n, e, m, o, c cao 1 li ; chữ t cao 1 li rưỡi ; chữ đ, p cao 2 li
+ Câu ứng dụng có chữ nào được viết hoa ?
Câu ca dao có chữ Tháp, Mười. Việt, Nam, Bác, Hồ được viết hoa
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ Tháp, Mười. Việt, Nam, Bác, Hồ
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ A, M: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ N, V: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên An Dương Vương: 1 dòng 
+ Viết câu ứng dụng: 1 lần 
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. 
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
4/ Củng cố dặn dò : 
Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết:“Nguyễn Ái Quốc”.
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Về nhà viết tiếp phần về nhà .
5/ Nhận xét :
Gv nhận xét tiết học. 
Hát
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời 
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
HS viết bảng con.
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
HS trả lời 
Cá nhân
Học sinh viết bảng con 
Cá nhân
HS trả lời 
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc: khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua 
Cả lớp viết vào bảng con
Thủ công 
Ôn tập chủ đề Đan nan và làm đồ chơi đơn giản
( Tiết 1 ) 
I / Mục tiêu : 
- Ôn tập và củng cố được kiến thức, kĩ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản.
- Làm được một sản phẩm đã học .
* HSKG : - Làm đượcích nhất một sản phẩm đã học .
 - Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II/ Chuẩn bị :
ª GV : Các sản phẩm đã sử dụng ở các tiết học trước.
ª HS : Giấy màu , kéo, hồ.
III / Các bước lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Oån định lớp : 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
3/ .Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta ôn lại các kiến thức đã học qua bài “ Ôn tập chương II - IV “
 b) Khai thác:
*Hoạt động 1 : 
Yêu cầu học sinh lần lượt nêu lại các thao tác cắt , gấp các đồ chơi đã học . 
-Gọi một học sinh nêu lại lần lượt từng bài đã học trong chương III và chương IV .
-Lưu ý học sinh khi nêu tên bài học cần nêu lại các thao tác gấp , cắt , dán để tạo ra từng sản phẩm . 
- Yêu cầu các nhóm tiến hành gấp và trang trí theo mỗi sản phẩm đã học .
-Đến từng nhóm quan sát và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng .
-Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm lên bàn .
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp .
 4/ Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu nhắc lại các bước gấp quạt tròn .
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài chuẩn bị cho tiết 2 .
5/ Nhận xét : 
GV nhận xét tiết học.
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tựa bài học .
- Hai em nêu lại trình tự các bước gấp đồng hồ để bàn .
-Chương 2 : Đan nong mốt , đan nong đôi 
- Chương 3 : 
- Gấp cắt dán lọ hoa gắn tường
- Gấp cắt dán Đồng hồ để bàn 
- Gấp cắt dán quạt tròn 
-Lớp thực hiện và nhớ các điều mà giáo viên đã lưu ý để nắm về yêu cầu kiến thức kĩ năng của sản phẩm đã học .
- Các nhóm thực hành cắt giấy rồi gấp các đồ vật theo yêu cầu. bằng bìa theo các bước để tạo ra các bộ phận của sản phẩm như hướng dẫn giáo viên .
- Các nhóm tổ chức trưng bày sản phẩm .
-Hai em nêu nội dung các bước gấp từng loại sản phẩm .
-Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau thực hành gấp một trong các số sản phẩm trên .
- HS nêu.
Thứ năm ngày . tháng 05 năm 2015
Chính tả( Nghe viết )
Dòng suối thức 
I/ Mục tiêu :
Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ lục bát.
Làm đúng BT(2) a/b hoặc BT(3) a/b.
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết bài tập 
HS : VBT, SGK
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Oån định lớp : 
Bài cũ : 
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết tên các nước Đông Nam Á: Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po.
Giáo viên nhận xét,.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : nghe viết bài Dòng suối thức 
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe - viết 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc bài thơ cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Bài thơ có mấy khổ thơ, được trình bày theo thể thơ gì ?
 Bài thơ có 2 khổ thơ, được trình bày theo thể thơ lục bát. 
+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào ?
 Mọi vật đều ngủ: ngôi sao ngủ với bầu trời, em bé ngủ với bà trong tiếng ru à ơi, gió ngủ ở tận thung xa, con chim ngủ la đà ngọn cây, núi ngủ giữa chăn mây, quả sim ngủ ngay vệ đường, bắp ngô vàng ngủ trên nương, tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh. Tất cả thể hiện cuộc sống bình yên.
 + Trong đêm chỉ có dòng suối thức để làm gì ?
 Trong đêm chỉ có dòng suối thức để nâng nhịp cối giã gạo.
Giáo viên gọi học sinh nêu một số từ ngữ khó GV cho HS viết bảng con. Nhắc lại tư thế ngồi viết.
Học sinh nghe - viết chính tả 
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho

File đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 34 nam 2014 2015.doc
Giáo án liên quan