Giáo án giảng Tuần 24 Lớp 3
Thủ công
ĐAN NONG ĐÔI
( Tiết 2 )
I/ Mục tiêu :
- Biết cách đan nong đôi .
- Đan được nong đôi. Dồn dược nang nhưng chưa được khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
* Với HS khéo tay:
- Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm nan đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa.
- Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản.
tin để biết vai trò, ích lợi đới với đời sớng thực vật, đời sớng con người của các loài hoa. III/ CÁC PP/KTDH: - Quan sát thảo luận tình huớng thực tế. - Trình bày sản phẩm. IV/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trong SGK trang 90, 91, sưu tầm các bông hoa khác nhau. Học sinh : SGK. V / Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định Bài cũ : Khả năng kì diệu của lá cây Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ? Giáo viên nhận xét, đánh giá. Day bà mới Giới thiệu bài: Hoa Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 90, 91 trong SGK và kết hợp quan sát những bông hoa học sinh mang đến lớp. Nói về màu sắc của những bông hoa quan sát được. Trong những bông hoa đó, bông hoa nào có hương thơm, bông hoa nào không có hương thơm ? Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa đang quan sát. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương. mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các bông hoa đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau. Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại bông hoa của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh - GV nhận xét tuyên dương nhóm tìm nhiều và đẹp. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp Giáo viên cho cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi sau: + Hoa có chức năng gì ? + Hoa thường được dùng để làm gì ? + Quan sát các hình trang 91, những hoa nào được dùng để trang trí, những bông hoa nào được dùng để ăn ? Giáo viên hỏi từng câu HS trả lời. Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác. 4/ Củng cố dặn dò : Hoa cã chĩc n¨ng g× hoa dïng ®Ĩ lµm g× ? GV nhận xét tuyên dương HS học tốt . Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Quả. 5/ Nhận xét : GV nhận xét tiết học. Hát Học sinh trình bày Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Đại diện các nhóm trình bày kết quả sưu tầm của nhóm mình Các nhóm khác nnhận xét. - HS thảo luận . HS trả lời HS khác nhận xét . - HS nêu. Thứ tư ngày 11 tháng 02 năm 2015. Tập đọc TIẾNG ĐÀN I/ Mục tiêu : Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Hiểu nội dung và ý nghĩa: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.(trả lời được các câu hỏi trong SGK ) . II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, tranh ảnh đàn vi-ô-lông, một vài bông hoa mười giờ. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định : 2.Bài cũ : Đối dáp với vua - Giáo viên gọi 3 học sinh đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. Giáo viên nhận xét. GV nhận xét chung . 3.Bài mới : Giới thiệu bài : Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? Giáo viên: Trong các môn nghệ thuật có âm nhạc. Âm nhạc được thể hiện bằng các dụng cụ như đàn, kèn, trống, sáo,Hôm nay các em sẽ được học bài: “Tiếng đàn” qua đó các em sẽ thấy tiếng đàn đã mang lại những điều kì diệu cho con người. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc GV đọc mẫu toàn bài Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. Giáo viên viết bảng: vi-ô-lông, ắc-sê GV cho HS đọc thấm và nêu các từ ngữ khó đọc GV hướng dẫn HS đọc từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc bản quảng cáo với giọng vui, nhộn. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn. Bài chia làm 2 đoạn: Giáo viên gọi học sinh đọc từng đoạn nối tiếp. GV giúp học sinh hiểu nghĩa thêm những từ ngữ được chú giải trong SGK Giáo viên giải nghĩa thêm các số chỉ giờ Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài . Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi + Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi ? - Thuỷ nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc + Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn? - Trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn văn tả cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn và trả lời câu hỏi : Trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng + Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì ? gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làm mi rậm cong dài khẽ rung động Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi : + Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn. - Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi; lũ trẻ dưới đường đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa; dân chài đang tung lưới bắt cá; hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Giáo viên: tiếng đàn rất trong trẻo, hồn nhiên và hoà hợp với không gian thanh bình xung quanh. Hoạt động 3 : luyện đọc lại . Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn văn tả âm thanh của tiếng đàn và lưu ý học sinh về giọng đọc ở đoạn đó. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối. Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. 4/ Củng cố dặn dò : Cư chØ nÐt mỈt cđa thủ khi kÐo ®µn thĨ hiƯn ®iỊu g× ? GV nhận xét tuyên dương những HS học tốt. Về nhà học bài và chuẩn bị bài hội vật. 5/ Nhận xét : GV nhận xét tiết học. Hát Học sinh đọc bài Học sinh quan sát và trả lời Học sinh lắng nghe Cá nhân, Đồng thanh - HS đọc. Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài Cá nhân HS giải nghĩa từ trong SGK. 2 học sinh đọc Mỗi tổ đọc tiếp nối Học sinh đọc. Học sinh đọc thầm. Trả lời Họcc sinh trả lời HS đọc . Học sinh trả lời - HS đọc. Học sinh trả lời Học sinh lắng nghe HS đọc theo sự hướng dẫn của GV Học sinh thi đọc Lớp nhận xét. - HS nêu . Toán LÀM QUEN VỚI SỐ LA Mà I/ Mục tiêu : Bước đầu làm quen với chữ số La Mã. Nhận biết các số từ I đến XII để xem được đồng hồ ; số XX, XXI (đọc và viết “thế kỉ XX”, “thế kỉ XXI” ). * Câu 3 b dành cho HS khá giỏi. II/ Chuẩn bị : GV : Mặt đồng hồ có các số ghi bằng số La Mã HS : SGK, vở. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định : Bài cũ : Luyện tập chung GV kiểm tra lại kiến thức đã học. Gọi 3 HS làm BT2 a,b,c trang 120, lớp làm nháp. GV nhận xét, nhận xét chung. Dạy bài mới : Giới thiệu bài: Làm quen với chữ số La Mã Hoạt động 1: Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết mặt đồng hồ có các số ghi bằng chữ số La Mã và hỏi: + Đồng hồ chỉ mấy giờ ? Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết các số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã Giáo viên giới thiệu từng chữ số thường dùng: I, V, X Giáo viên viết lên bảng chữ số I, chỉ vào I và nêu: đây là chữ số La Mã, đọc là “một” Tương tự với chữ số V ( năm ), X ( mười ) Giáo viên giới thiệu cách đọc, viết các số từ một (I) đến mười hai ( XII ) Giáo viên viết lên bảng số III, chỉ vào số III và cho học sinh đọc “ba” Giáo viên giới thiệu: số III do 3 chữ số I viết liền nhau và có giá trị là “ba” GV viết lên bảng số IV, chỉ vào số IV và cho học sinh đọc “bốn” Giáo viên giới thiệu: số IV do chữ số V ( năm ) ghép với chữ số I ( một ) viết liền bên trái để chỉ giá trị ít hơn V một đơn vị Giáo viên hướng dẫn tương tự đối với số IX ( chín ) Khi dạy đến số VI ( sáu ), XI ( mười một ), XII ( mười hai ), Giáo viên nêu: ghép với chữ số I, II vào bên phải để chỉ giá trị tăng thêm một, hai đơn vị Hoạt động 2: Thực hành . Bài 1 : Nối theo mẫu: GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV Nhận xét: Bài 2 : xem đồng hồ ghi giờ bằng số La Mã GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh nhận dạng số La Mã và viết vào vở theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét sai + Đồng hồ A chỉ sáu giờ + Đồng hồ B chỉ mười hai giờ + Đồng hồ C chỉ ba giờ Bài 3 : viết các số theo thứ tự sau GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào bảng hai em các em học sinh lớp làm vào vỡ Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét sửa sai bài . a) Theo thứ tự từ bé đến lớn. II : IV ; V ; VI;VII ; IX ; XI. b) Theo thứ tự từ lớn đến bé. XI, IX, VII, VI, V IV, II. Bài 4 Viết các số từ 1 đến 12 bằng số La Mã Gọi học sinh đọc đề bài Yêu cầu học sinh hai em lên bảng viết học sinh lớp viết vào bảng con Yêu cầu học sinh sửa bài giáo viên nhận xét sửa sai I ; II ; III ; IV ; V ; VI ;VII; VIII ; IX ; X ; XI; XII 4 Củng cố – Dặn dò : - Yªu cÇu häc sinh lªn viết sè la m· tõ 1 đến 10 - Mét em ®äc mét em viÕt c¸c sè bÊt k× - GV nhận xét tuyên dương nhóm đọc và viết đúng. - Về nhà chuẩn bị bài luyện tập . 5/ Nhận xét : GV nhận xét tiết học. Hát - HS làm bài. Học sinh quan sát và trả lời Học sinh trả lời Học sinh đọc và làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét Học sinh đọc Học sinh làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài Lớp Nhận xét Học sinh đọc đề bài - Học sinh sửa bài vào vỡ - HS thi viết . Tập viết I/ Mục tiêu : - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R (1 dòng), Ph, H ( 1 dòng ) ;Viết đúng tên riêng: Phan Rang (1 dòng) và câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy. Có ngày phong lưu (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II/ Chuẩn bị : GV : chữ mẫu R, tên riêng: Phan Rang và câu ca dao trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: Bài cũ : GV nhận xét bài viết của học sinh. Cho học sinh viết vào bảng con : chữ Q , Quang Trung Nhận xét qua bài cũ. Bài mới: Giới thiệu bài : Ôn chữ hoa: R Ghi bảng : Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con Luyện viết chữ hoa GV gắn chữ R trên bảng Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : + Chữ R gồm những nét nào ? Cho HS viết vào bảng con Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết Ph, H Giáo viên gọi học sinh trình bày Giáo viên viết chữ Ph, H hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con Chữ R hoa cỡ nhỏ : 2 lần Chữ Ph, H hoa cỡ nhỏ : 2 lần Giáo viên nhận xét. Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng ) GV cho học sinh đọc tên riêng: Phan Rang Giáo viên giới thiệu: Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận. Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? Trong từ ứng dụng, các chữ Ph, R, g cao 2 li rưỡi, chữ a, n cao 1 li. + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ? Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o + Đọc lại từ ứng dụng GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Phan Rang là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu P, R Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Phan Rang 2 lần Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. Luyện viết câu ứng dụng GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu. + Các chữ đó có độ cao như thế nào ? Chữ R, h, K, H, X, T, N, S, g cao 2 li rưỡi Chữ u, n, a, x, e, m, c, i, ê, ô, ơ cao 1 li + Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ? Câu ca dao có chữ Rủ,Bây được viết hoa Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết trên bảng con chữ Rủ, Bây. Giáo viên nhận xét, uốn nắn. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết Giáo viên nêu yêu cầu : + Viết chữ R : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết chữ Ph, H: 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Phan Rang: 1 dòng cỡ nhỏ + Viết câu ca dao : 1 lần Cho học sinh viết vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Chấm, chữa bài Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung 4/ Củng cố dặn dò : Giáo viên cho 3 HS thi đua viết tên riêng : “ Phùng Hưng”. Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp. Dặn HS về nhà luyện viết thêm. 5/ Nhận xét : GV nhận xét tiết học. Hát - HS nhắc . Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi Học sinh trả lời Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. -HS trả lời Cá nhân Học sinh viết bảng con Cá nhân HS trả lời Học sinh viết bảng con Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái : Lưng thẳng Không tì ngực vào bàn Đầu hơi cuối Mắt cách vở 25 đến 35 cm Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở. Hai chân để song song, thoải mái. HS viết vở Cử đại diện lên thi đua Thủ công ĐAN NONG ĐÔI ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu : Biết cách đan nong đôi . Đan được nong đôi. Dồn dược nang nhưng chưa được khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. * Với HS khéo tay: - Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm nan đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. - Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản. II/ Chuẩn bị : GV : mẫu tấm đan nong đôi bằng giấy thủ công dày, có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. Tranh quy trình đan nong đôi, các đan nan mẫu ba màu khác nhau. Tấm đan nong mốt bài trước để so sánh. Kéo, thủ công, bút chì. HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công. III/ Các hoạt động: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: Bài cũ: Đan nong đôi Kiểm tra đồ dùng của học sinh. Tuyên dương những bạn đan đẹp. Bài mới: Giới thiệu bài : Đan nong đôi ( tiết 2 ). Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình. Giáo viên treo tranh quy trình đan nong đôi lên bảng. Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong đôi đã học : Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan . Dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô. Cắt các nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 ta được các nan dọc. Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh. Bước 2 : Đan nong đôi. Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè hai nan và lệch nhau một nan dọc (cùng chiều) giữa hai hàng nan ngang liền kề Giáo viên gắn sơ đồ đan nong đôi và nói: đây là sơ đồ hướng dẫn các đan các nan, phần để trắng chỉ vị trí các nan, phần đánh dấu hoa thị là phần đè nan. Đan nong đôi bằng bìa được thực hiện theo trình tự sau: + Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2, 3, 6, 7 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc. + Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 3, 4, 7, 8 lên và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất. + Đan nan ngang thứ ba: ngược với đan nan ngang thứ nhất nghĩa là nhấc nan dọc 1, 4, 5, 8, 9 lên và luồn nan ngang thứ ba vào. Dồn nan ngang thứ ba khít với nan ngang thứ hai. + Đan nan ngang thứ tư: ngược với đan nan ngang thứ hai nghĩa là nhấc nan dọc 1, 2, 5, 6, 9 lên và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan ngang thứ tư khít với nan ngang thứ ba + Đan nan ngang thứ năm: giống như đan nan ngang thứ nhất + Đan nan ngang thứ sáu: giống như đan nan ngang thứ hai + Đan nan ngang thứ bảy: giống như đan nan ngang thứ ba Giáo viên lưu ý học sinh: đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan. Giáo viên hướng dẫn: bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp. Hoạt động 2: học sinh thực hành đan Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại cách đan nong đôi và nhận xét Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong đôi theo nhóm. Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình. Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh. 4/ Củng cố dặn dò: Cho HS nêu lại các bước đan nong đôi. GV nhận xét tuyên dương nhóm thực hiện tốt. Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài Làm lọ hoa gắn tường. 5/ Nhận xét : GV nhận xét tiết học. H
File đính kèm:
- Giao_an_lop_3_tuan_24_nam_2014_2015.doc