Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016

Tiết 1: Thể dục

PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY

TRÒ CHƠI: "CHUYỀN NHANH, NHẢYNHANH"

I. MỤC TIÊU:

 - Thực hiện được động tác phối hợp chạy và bật nhảy, chạy-nhảy-mang vác.

 - Học mới trò chơi"Chuyền nhanh, nhảy nhanh". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.

II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ: Sân tập sạch sẽ, an toàn.GV chuẩn bi còi, bóng.

III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: (Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)

NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

I. Phần mở đấu:

- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.

- Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân tập.

- Tập bài thể dục phat triển chung đã học.

- Trò chơi"Chạy ngược chiều theo tín hiệu"

 1-2 phút

 100m

 2l x8 nhịp

 2 phút

 X X X X X X X X

 X X X X X X X X

 

II. Phấn cơ bản:

- Ôn chạy và bật nhảy: Tập theo đội hình 2 - 4 hàng dọc, theo số dụng cụ đã chuẩn bị, các hàng cách nhau tối thiểu 2m. GV cùng HS nhắc lại nội dung bài tập sau đó cho cả lớp thực hành.

- Học trò chơi"Chuyền nhanh nhảy nhanh".

GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, chọn đội chơi thử, sau đó chơi chính thức.

 7-10 phút

 8-10 phút

 X X X X X X X X

 X X X X X X X X

 

 X X X .X O

 

X X X X X O

X X X X X O 

X X X X X O

III. Phần kết thúc:

- GV cho HS đứng thành vòng tròn vừa di chuyển vừa vỗ tay và hát.

- GV hệ thống bài học.

- GV hướng dẫn HS về nhà tự tập chạy đà bật cao.

 1-2 phút

 1-2 phút

 1 phút

 X X

 X X

 X  X

 X X

 X X

 

doc37 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?
- Qua những vật có hình chữ V, liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
+ Đ3:
- Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm như vậy?
+ Đ4:
- Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
- Nêu nội dung của bài ?
 Luyện đọc diễn cảm. 
- Cho HS đọc tiếp nối các đoạn văn.
- GV HD cách đọc cho HS.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét và khen những HS đọc tốt.
3. Củng cố - Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
- Nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn. HS luyện đọc từ ngữ hướng dẫn của GV
- HS đọc nối tiếp đoạn. Đọc chú giải.
- Từng cặp HS luyện đọc.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS theo dõi.
- HS đọc thầm.
- Ra để tìm hộp thư mật để lấy báo cáo và gửi báo cáo.
- HS trả lời.
- Đặt hộp thư mật nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Đó là một cột số bên đường, giữa cánh đồng vắng, đặt hòn đã hình mũi tên trỏ vào nơi dấu hộp thư mật; báo cáo được đặt trong một chiếc vở đựng thuốc đánh răng.
- Gửi tới chú Hai Long TY tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Chú dừng xe, tháo chiếc bu-gi ra xem nhưng mắt chú quan sát phía sau mặt đất tìm hộp thư mật  Cho Hai Long làm như vậy để đánh lạc hướng 
- HS đọc thầm.
- Có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc vì cung cấp những thông tin mật từ phía kẻ thù, giúp ta hiểu hết ý đồ của địch để có biện pháp ngăn chặn đối phó kịp thời.
- Hiểu được hành động dũng cảm....
- HS đọc diễn cảm bài văn.
- HS luyện đọc đoạn.
- 1 vài HS thi đọc đoạn.
- Lớp nhận xét.
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2016
Tiết 1: Thể dục
PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY
TRÒ CHƠI: "CHUYỀN NHANH, NHẢYNHANH"
I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện được động tác phối hợp chạy và bật nhảy, chạy-nhảy-mang vác. 
 - Học mới trò chơi"Chuyền nhanh, nhảy nhanh". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ: Sân tập sạch sẽ, an toàn.GV chuẩn bi còi, bóng.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: (Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG 
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 
I. Phần mở đấu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân tập.
- Tập bài thể dục phat triển chung đã học.
- Trò chơi"Chạy ngược chiều theo tín hiệu"
 1-2 phút
 100m
 2l x8 nhịp
 2 phút
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
II. Phấn cơ bản:
- Ôn chạy và bật nhảy: Tập theo đội hình 2 - 4 hàng dọc, theo số dụng cụ đã chuẩn bị, các hàng cách nhau tối thiểu 2m. GV cùng HS nhắc lại nội dung bài tập sau đó cho cả lớp thực hành.
- Học trò chơi"Chuyền nhanh nhảy nhanh".
GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, chọn đội chơi thử, sau đó chơi chính thức.
 7-10 phút 
 8-10 phút
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
 X X X .......X O
 r 
X X X X X O
X X X X X O v
X X X X X O
III. Phần kết thúc:
- GV cho HS đứng thành vòng tròn vừa di chuyển vừa vỗ tay và hát.
- GV hệ thống bài học.
- GV hướng dẫn HS về nhà tự tập chạy đà bật cao.
 1-2 phút
 1-2 phút
 1 phút
 X X
 X X
 X r X
 X X
 X X
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
 - Bài tập 2 (a),3.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : 
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu - Ghi bài 
b, Luyện tập
Bài 2 :
- Cho HS đọc đề. Xác định y/c.
- Để thực hiện được yêu cầu đó trước hết chúng ta phải tính được gì ?
- Nêu cách tính ?
- Cho HS làm bài. .
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ.
- GV nhận xét, sửa.
Bài 3 :
- Cho HS đọc đề.
- Làm thế nào để tính được diện tích phần tô màu ?
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ.
- GV nhận xét, sửa.
3. Củng cố - Dặn dò : NX tiết học.
- Nhắc lại tên bài học.
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Diện tích tam giác KQP và tổng diện tích tam giác MKQ và KNP.
- HS nêu. Bài giải
Vì MNPQ là hình bình hành nên MN=PQ=12cm
Diện tích của tam giác KPQ là :
12 x 6 :2 = 36 (cm2)
Diện tích hình bình hành MNPQ là :
12 x 6 = 72 (cm2)
Tổng diện tích của tam giác MKQ và tam giác KNP là :
72 – 36 = 36 (cm2)
Vậy S hình tam giác KPQ bằng tổng diện tích hai tam giác MKQ và KNP.
- HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi nhau, tìm cách tính.
Bài giải
Bán kính của hình tròn là :
5 : 2 = 2,5 (cm)
Diện tích của hình tròn là :
2,5 x 2,5 x 3,1419,625 (cm2)
Diện tích hình tam giác là :
3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích phần được tô màu là :
19,625 – 6 = 13,625 (cm2)
 Đáp số : 13,625 cm2
- HS khác nhận xét.
- HS theo dõi.
Tiết 3: Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn BT 1)
- Viết dược đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT 2.
II. CHUẨN BỊ: Viết sẵn những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn đã viết lại (sau tiết trả bài văn kể chuyện).
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài : GV nêu 
HD HS làm bài luyện tập: 
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài
- HS đọc to, rõ nội dung BT1, đọc cả bài văn, các từ ngữ được chú giải, các câu hỏi sau bài. 
- GV giới thiệu một chiếc áo quân phục; giải nghĩa thêm từ ngữ : Vải Tô Châu : một loại vải sản xuất ở thành phố Tô Châu, Trung Quốc.
GV : Bài văn miêu tả cái áo sơ mi của một bạn nhỏ được may lại từ chiếc áo quân phục của người cha đã hy sinh. Ngày trước, cách đây vài chục năm, đất nước còn rất nghèo, HS đến trường chưa mặc đồng phục như hiện nay. Nhiều bạn mặc áo, quần sửa lại từ áo quần cũ của cha mẹ hoặc anh chị.
- Cả lớp đọc lại yêu cầu của bài; trao đổi theo cặp để trả lời lần lượt các câu hỏi. GV nhắc HS chú ý nói rõ bài văn mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp; kết bài kiểu mở rộng hay không mở rộng.
a) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài
- Phần thân bài được miêu tả như thế nào?
b) Tìm các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài.
- Tác giả đã quan sát cái áo tinh tế, tỉ mỉ từ hình dáng, đường khâu, đường khuy, cái cổ, cái măng sét đến cảm giác khi mặc áo, lời nhận xét của bạn bè xung quanhNhờ khả năng quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác, cách sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, nhân hoá, cùng tình cảm trân trọng, mến thương cái áo của người cha đã hi sinh, t.g đã có một bài văn miêu tả chân thực và cảm động. Phải sống qua những năm chiến tranh gian khổ, từng mặc quần áo may lại từ quần áo cũ của cha anh thì mới cảm nhận được tình cảm của tác giả gửi gắm qua bài văn.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật. 
- 2HS đọc lại, cả lớp theo dõi, ghi nhớ.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hỏi HS đã chọn đồ vật để quan sát ở nhà theo lời dặn của cô như thế nào.
- Đề bài yêu cầu gì ?
*Nhắc học sinh:
+ Các em có thể tả hình dáng hay công dụng của quyển sách, quyển vở, cái bàn học ở lớp hay ở nhà, cái đồng hồ báo thứcchọn cách tả từ khái quát đến tả chi tiết từng bộ phận hoặc ngược lại.
+ Chú ý quan sát kĩ đồ vật, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Mời học sinh đọc lại ghi nhớ.
- 3 học sinh đọc bài.
- HS lắng nghe.
Bài tập 1. Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
- 1 học sinh đọc bài văn, 1 học sinh đọc chú giải, câu hỏi
- HS quan sát, lắng nghe.
- Đại diện cặp phát biểu ý kiến.
* Về bố cục bài văn :
+ Mở bài : Từ đầu đến màu cỏ úa – Mở bài kiểu trực tiếp. 
+ Thân bài : Từ Chiếc áo sờn vai đến chiếc áo quân phục cũ của ba. 
- Tả bao quát (xinh xinh, trông rất oách)
- Tả những bộ phận có đặc điểm cụ thể (những đường khâu, hàng khuy, cổ áo, cầu vai, măng sét) nêu công dụng của cái áo (mặc áo vào tôi có cảm giác như ...... thương đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba, tôi chững chạc như một anh lính tí hon).
 + Kết bài : Phần còn lại – Kết bài kiểu mở rộng.
- Hình ảnh so sánh: những đường khâu đêu đều đặn như khâu máy; hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh; cái cổ áo như hai cái lá non; cái cầu vai y hệt như cái áo quân phục thực sự; mặc áo vào tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh nẽ và yêu thơng đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba, tôi chững chạc như một anh lính tí hon.
- Hình ảnh nhân hoá: Người bạn đồng hành quý báu; cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
- HS đọc:
- Bài văn miêu tả đồ vật có 3 phần: MB, TB, KB.
- Có thể mở bài theo kiể trực tiếp hay dán tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hay không mở rộng
- Trong phần thân bài, trước hết nên tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả từng bộ phận có đặc điểm nổi bật.
Bài tập 2.Viết một đoạn văn ....
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- HS suy nghĩ , một vài HS nói tên đồ vật các em chọn miêu tả. 
+ Đề bài yêu cầu các em viết đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với các em. Như vậy đoạn văn các em viết thuộc phần thân bài.
- HS suy nghĩ , viết đoạn văn .
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết. 
- Học sinh đọc lại ghi nhớ.
Tiết 4: Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp ( nội dung ghi nhớ)
 - Làm được BT1,2 của mục III.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : 
- Đặt câu với các từ : công an, cảnh giác.
- Nhận xét HS.
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu - Ghi bài 
b, Luyện tập.
Bài 1 :
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc
+ Các em đọc lại bài tập.
+ Xác định các vế câu.
+ Tìm từ nối các vế câu. 
- Cho HS làm bài. 2 HS lên bảng phụ.
- GV nhận xét và chốt lại kết qủa đúng.
- Nếu lược bỏ các từ nối các vế câu ghép đi thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi không?
- Tìm các từ có thể thay thế các từ nối các vế câu ghép. 
Bài 2. Cách tiến hành như bài 1.
- Các từ in đậm nằm trong bộ phận vị ngữ không phải là quan hệ từ nên khi dùng các từ hô ứng để nối các vế trong câu ghép thì phải dùng cả 2 từ, không thể đảo ngược trật tự các...
3. Củng cố - Dặn dò : 
-Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học .
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu .
- Nghe.
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân.
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
a) Ngày chưa tắt hẳn/ trăng đã lên rồi.
b) Chiếc xe ngựa vừa đậu lại,/ tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
c) Trời càng nắng gắt,/ hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
- Nếu lược bỏ thì 2 vế câu không có quan hệ chặt chẽ với nhau, câu không hoàn chỉnh
- HS nêu.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b)Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c)Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao bấy nhiêu.
- Nghe.
Tiết 5,6 Tiếng Anh (đ/c Hạnh)
Tiết 7: Kĩ thuật (đ/c Quân)
Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2016
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết tính diện tích , thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Bài tập 1a,b, 2.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tính Sxq, S tp, V hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
1. Bài mới :
a, Giới thiệu - Ghi bài 
b, Luyện tập
Bài 1 :
- Cho HS đọc đề bài.
- Cho HS phân tích đề.
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét, sửa.
Bài 2 :
- ChoHS đọc bài.
- GV nhận xét, sửa.
- Chấm bài và nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
- 1,2 HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- Nhắc lại tên bài học.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
Bài giải
1m=10dm ; 50cm = 5dm ; 60cm = 6 dm
Diện tích kính xung quanh bể cá là :
(10+5) x 2 x 6 = 180 (dm2)
Diện tích kính mặt đáy bể cá là :
10 x 5 = 50 (dm2)
Diện tích kính làm bể cá là :
180 + 50 = 230(dm2)
Thể tích của bể cá là :
50 x 6 = 300(dm2) = 300 lít
Thể tích nước trong bể là :
300 : 4 x 3 = 225(lít)
 Đáp số : a)230dm2
 b)200dm2 ; 225lít
- HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng .
 Bài giải
Diện tích xung quanh hình lập phương là :
1,5 x 1,5 x 4 = 9(m2)
Diện tích toàn phần hình lập phương là :
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5(m2)
Thể tích hình lập phương là :
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375(m3)
 Đáp số : a) 9m2 ; b) 13,5m2
 c) 3,375m3
- HS theo dõi.
Tiết 2: Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
 - Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
 - Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ cho học sinh lập dàn ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: 
- Học sinh đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng của một đồ vật gần gũi.
- Gv nhận xét .
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1:
a) Chọn đề bài:
- Mời 1 hs đọc 5 đề bài trong SGK.
- GV : Các em cần chọn 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2 (hoặc chiếc đồng hồ báo thức); có thể chọn tả đồ vật trong nhà em yêu thích (cái ti vi, bếp ga, giá sách, lọ hoa, bàn học) ...
b) Lập dàn ý: 
- 1 học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK.
- Mời học sinh nói đề bài mình chọn.
- Học sinh dựa vào gợi ý 1 viết dàn ý ra giấy nháp. 1 HS làm bảng phụ.
- YC học sinh làm bảng phụ dán lên bảng lớp. GV cùng học sinh nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý. 
- YC hs tự sửa bài, GV nhắc : dàn ý trên là của bạn, các em cần sửa theo ý của riêng mình, không bắt chước.
- Mời vài học sinh đọc dàn ý của mình.
Bài tập 2: Mời học sinh đọc yêu cầu bài và gợi ý 2.
- Học sinh dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình.
- Gv nhận xét về cách chọn đồ vật để tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày.
- YC HS chọn bạn trình bày hay nhất. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi hs có dàn ý hay đọc .
- HS đọc.
Bài tập 1: Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:
a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.
b) Cái đồng hồ báo thức.
c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
- học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK.
- Học sinh nói đề bài mình chọn.
- Vài học sinh đọc.
Bài tập 2: Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập:
- HS tập nói trong nhóm.
- Đại diện nhóm nói trước lớp theo dàn ý đã lập:
- Cả lớp cùng GV nhận xét, chọn người trình bày hay nhất.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Tiết 3: Âm nhạc (đ/c Thảo)
Tiết 4: Đạo đức 
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (tiết 2 )
I. MỤC TIÊU:
- Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam
 - Có ý thức học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. - Yêu Tổ quốc Việt Nam.
* GD KNS:
- Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam).
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.
- Kĩ năng hợp tác nhóm.
- Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam
II. CHUẨN BỊ: Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
.1. Bài cũ: 
- Em hiểu biết gì về đất nước Việt Nam?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
 Bài tập 1( SGK ).
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV cho hs hoạt động nhóm 4, giao nhiệm vụ: đọc mốc thời gian ở bài tập 1, thảo luận để giới thiệu một sự kiện, một bài hát , bài thơ, tranh , ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1.
+ Nhóm 1: Về sự kiện ngày 2/9/1945
+ Nhóm 2: Về ngày 7/5/1954.
+ Nhóm 3: Ngày 30/4/1975.
+ Nhóm 4: Về sông Bạch Đằng.
+ Nhóm 5: Về Bến Nhà Rồng.
+ Nhóm 6: Về cây đa Tân Trào.	 
Hoạt động 2: Bài tập 3: 
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập.
- GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiêu với khách du lịch về một trong các chủ đề : văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, trẻ em Việt Nam, việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.
- YC các nhóm khác nhận xét về khả năng hiểu vấn đề, khả năng truyền đạt.
- GV nhận xét , khen các nhóm giới thiệu tốt.
Hoạt động 3: Bài tập 4:
- Gọi 2 HS nêu nội dung bài tập.
- Gọi HS lần lượt trả lời.
- HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm về đất nước, con người Việt Nam.
- GV nhận xét về tranh vẽ của HS, tuyên dương những em vẽ đẹp, có nội dung tốt.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Mời học sinh đọc lại ghi nhớ.
- Dặn HS chuẩn bị bài 
- VN là đất nước tươi đẹp, giàu truyền thống văn hoá lâu đời. VN đang thay đổi và phát triển từng ngày.
- HS đọc bài.
- Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến những sự kiện nào của đất nước ta ?
- Từng nhóm thảo luận theo sự hướng dẫn của nhóm trưởng.
- Đại diên nhóm lên trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh
+ Ngày 2-9-1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ côngh hoà. Từ đó ngày 2-9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta .
+ Ngày 7-5-1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Tranh ảnh như cảnh tướng lĩnh Pháp bị bắt, bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”.
+ Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam. Ảnh Quân giải phóng chiếm dinh Độc Lập, nguỵ quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng. 
+ Sông Bạch Đằng gắn với chíên thắng Ngô Quyền chống quân Nam Hán, chiến thắng nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên và nhà Lí chống quân Tống. 
+ Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước, bài hát “Bến Nhà Rồng” .
+ Cây đa Tân Trào : nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16 - 8 -1945.
 - Nếu em là hướng dẫn viên du lịch Việt Nam, em sẽ giới thiệu như thế nào với khách du lịch về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của nước ta mà em biết ?
+ Các nhóm chuẩn bị. Thư kí ghi các ý kiến, cả nhóm thảo luận.
 - Đại diện các nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp.
- Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
- VD: Em mong sẽ trở thành kiến trúc sư để xây dựng nhiều biệt thự đẹp, nhiều ngôi nhà đẹp cho đất nước
- Em mong làm ca sĩ nổi tiếng ....
- HS trưng bày tranh vẽ.
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe. 
Tiết 5: Khoa học
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
 - Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện .
* KNS: Các kĩ năng cơ bản:
 - KN ứng phó, xử lí tình huống (khi có người bị điện giật / khi dây điện đứt/).
 - Kĩ năng bình luận, đáng giá về việc sử dụng điện (tiết kiệm, tránh lãng phí).
 - KN ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm về việc sử dụng tiết kiệm điện.
* Các phương pháp: Trình bày 1 phút, xử lí tình huống, điều tra tìm hiểu việc sử dụng điện ở gia đình. 
II. CHUẨN BỊ: Hình SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KT Bài cũ: Thế nào là vật cách điện, vật dẫn điện ?
2. Bài mới : 
a,Giới thiệu - Ghi bài 
b, Các hoạt động
*Hoạt động 1: Các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
Cho HS quan sát hình 1;2 trang 98 và cho biết :
- Nội dung tranh vẽ.
- Làm như vậy có tác hại gì ?
- Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác ?
- Giáo viên bổ sung thêm: cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật, không nên chơi nghịch ổ lấy điện dây dẫn điện, bẻ, xoắn dây điện,
 *Hoạt động 2 : Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện vai trò của cầu chì và công tơ.
- HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn) và giải thích phải chọn nguồn điện thích hợp.
- Nêu tên một số dụng cụ, thiết bị điện và nguồn điện thích hợp (bao nhiêu vôn) cho 

File đính kèm:

  • doctuan_24_lop_5_1516.doc