Giáo án giảng dạy Lớp 1 Tuần 24

CÂY GỖ

I. Mục tiêu:

- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây gỗ.

- Chỉ được thân, lá, rễ, hoa của cây gỗ.

* HS khá, giỏi: So sánh các bộ phận chính, hình dạng, kích thước, ích lợi của cây rau và cây gỗ.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: SGK

2. Học sinh:SGK.

III. Hoạt động dạy và học:

 

doc34 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 1 Tuần 24, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, làm tính, cộng các số tròn chục, cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 90; Giải được bài toán có phép cộng.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: QT 5 bó chục. SGK.
Học sinh: que tính.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: 
 - GV hỏi:
 + Số 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
 + Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
 - Nhận xét, tuyên dương.
 - Gọi đại diện HS lên bảng viết số: hai mươi, ba mươi, bảy mươi. Lớp viết bảng con.
 - Nhận xét.
 - Nhận xét chung phần KTBC.
Bài mới:
 a) Giới thiêu bài: 
 - GV giới thiệu bài mới: Học bài “Cộng các số tròn chục”.
 - Ghi bảng.
b) Hoạt động 1: Giới thiệu cách cộng các số tròn chục (theo cột dọc)
* Bước 1.
 - Giáo viên lấy 30 que tính (3 bĩ chục) cài lên bảng. Yêu cầu HS lấy theo.
 - Hỏi: 30 que tính các em lấy như thế nào ? ( 3 bĩ chục)
* Cĩ 3 chục : Gv viết 3 vào cột chục và 0 vào cột đơn vị.
 - Lấy thêm 20 que tính (2 bĩ chục) cài bảng lớp.
- Hỏi: 20 que tính các em lấy như thế nào ? ( 2 bĩ chục).
- Lấy 3 chục que tính ở hàng trên gộp với 2 chục que tính ở hàng dưới. yêu cầu HS thực hiện theo.
 - Vậy được tất cả bao nhiêu que? (50 que tính.)
 - Muốn biết được 50 que con làm sao?
 * Gộp 3 chục que tính ở hàng trên gộp với 2 chục que tính ở hàng dưới ta được 5 bĩ chục và 0 que tính rời ( viết 5 vào cột chục và 0 vào cột đơn vị).
 Vậy : 30 + 20 = ?
 Bước 2 : Hướng dẫn đặt tính viết: Để biết 30 + 20 bằng bao nhiêu cô sẽ hướng dẫn các con đặt tính.
 * 0 cộng 0 bằng 0, viết 0. 
 50 * 3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
- 3HS nêu cách tính.
c) Hoạt động 2: Thực hành
* Bài 1: Tính 
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài 1.
- Yêu cầu học làm bảng con 
 - Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 2: tính nhẫm.
50 + 10 = 40 + 30 = 50 + 40 =
20 + 20 = 20 + 60 = 40 + 50 =
30 + 50 = 70 + 20 = 20 + 70 =
 - GV hướng dẫn: Các em có thể nhẩm như sau:
 + Chẳng hạn muốn tính: 20 + 30 bằng bao nhiêu
 + Ta nhẩm: 2 chục cộng 3 chục bằng 5 chục
 + Vậy 20 + 30 = 50
 - Cho HS làm bài và sửa bài.
 - Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3: Thùng thứ nhất đựng 20 gói bánh, thùng thứ hai đựng 30 gói bánh. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh?
 - Gọi HS đọc đề bài.
 - Bài toán cho gì?
 - Bài toán hỏi gì?
* HS trả lời gv tĩm tắt bài tốn.
 - Muốn biết cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh ta làm thế nào?
 - Phát phiếu bài tập cho cả lớp làm bài khoảng 3 phút. 1 Hs làm bảng lớp.
 - Nhận xét, ghi điểm.
Củng cố:
- Tiết tốn hơm nay các em học bài gì ?
- Gọi HS nêu lại cách tính cộng hai số tròn chục.
- Thi tính nhanh và đúng: Chia lớp 3 đội, mỗi đội cử 1 bạn tính nhanh và đúng phép tính 40 + 50 = . Đại diện đội nào làm nhanh và đúng, sau đó nêu lại cách tính đúng sẽ thắng.
- Nhận xét, tuyên dương.
Tổng kết:
 - Cộng lại các bài còn sai vào vở .
 - Chuẩn bị: Luyện tập.
 - Nhận xét tiết học.
Hát.
- HS trả lời. Lớp theo dõi nhận xét.
- HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- Nhận xét
- Nhắc tựa bài
- Học sinh lấy QT theo yêu cầu.
- Trả lời.
- Chú ý.
- Học sinh lấy thêm theo Y/C.
- Trả lời.
- Gộp theo yêu cầu.
- Trả lời
- Trả lời.
- Chú ý.
- HS nêu: tính.
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu. nhận xét bạn.
- HS đọc yêu cầu
- chú ý lắng nghe.
- Học sinh làm bài.
- Sửa bài miệng, nhận xét
- Học sinh đọc.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
Học sinh giải bài theo yêu cầu.
Sửa bảng lớp.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Trả lời.
- HS nhắc lại
- Chia 3 dãy, mỗi dãy cử 1 bạn lên tham gia thi đua.
- Nhận xét.
Thứ tư ngày 11 tháng 02 năm 2015
Học vần
 Bài 102: uynh - uych
I- Mục tiêu:
 - Đọc được: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch; từ và các câu ứng dụng.
 - Viết được: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: “Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang”
* Mục tiêu GDMT: HS có ý thức bảo vệ môi trường sạch đẹp bằng cách trồng cây xanh.
II- Đồ dùng dạy học
 - GV: SGK, bảng lớp kẻ ôli hướng dẫn HS viết.
 - HS: Bảng con, vở tập viết.
III- Họat động dạy học
TIẾT 1 
Họat động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 2- 4 HS đọc từ ứng dụng trên bảng con: luật giao thông, nghệ thuật, quyết tâm, băng tuyết, tuyệt đẹp, mặt nguyệt.
 - GV nhận xét, tuyên dương hoặc ghi điểm.
 - Gọi 1-2HS đọc các câu ứng dụng: 
“Những đêm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
Em đi, trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi”.
 - GV nhận xét
 - GV đọc từ cho HS viết: nghệ thuật, băng tuyết.
 - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS viết đúng đẹp.
 - GV nhận xét chung phần KTBC.
3. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta học thêm hai vần mới đó là vần uynh - uych. Trước tiên chúng ta học vần uynh.
 - GV cài (viết) lên bảng vần: uynh.
 b. Dạy vần mới:
 ►Vần uynh:
 * Nhận diện vần
 - GV viết vần uynh lên bảng và hỏi: vần uynh được tạo nên từ những âm nào?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - Cho HS tìm và cài bảng cài vần uynh: Các em tìm và cài vần uynh.
 - GV nhận xét, gọi HS cài đúng đẹp minh họa.
* Đánh vần
 - GV đánh vần mẫu: u – y - nhờ - uynh
 - GV sửa phát âm.
 - GV hỏi: có vần uynh ghép thêm âm gì để được tiếng huynh?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - GV viết tiếng huynh.
 - Cho HS phân tích tiếng huynh.
 - GV đánh vần mẫu: hờ- uynh – huynh.
 - GV lắng nghe( sửa phát âm sai).
 - Cho HS xem tranh giới thiệu từ khóa: phụ huynh
 - GV viết từ khóa lên bảng
 - Cho HS đọc lại:
u – y - nhờ - uynh
hờ - uynh – huynh
phụ huynh
 - GV chỉnh sửa phát âm ( nhịp đọc của HS).
►Vần uych:
 Tiếp theo chúng ta học vần uych.
 - GV viết vần uych lên bảng và hỏi cho HS trả lời: vần uych được tạo nên từ những âm nào?.
 - GV nhận xét, tuyên dương và chốt lại: vần uych được tạo nên từ âm u, y và ch.
 - Cho HS so sánh: uych và uynh
 + Giống: bắt đầu bằng uy
 + Khác: uych kết thúc bằng ch, uynh kết thúc bằng nh.
 - GV đánh vần mẫu: u - y – chờ – uych
 - GV sửa phát âm.
 - Tương tự như vần uynh GV cho HS tìm thêm âm h và thanh nặng ghép với vần uych để có tiếng huỵch. GV hỏi cấu tạo tiếng huỵch.
 - GV đánh vần mẫu tiếng khóa: hờ - uych – huych – nặng – huỵch.
 - GV chỉnh sửa phát âm.
 - Cho HS xem tranh giới thiệu từ khóa: ngã huỵch.
 - Ghi bảng từ khóa.
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
* Đọc từ ngữ ứng dụng
 - GV ghi từ ứng dụng lên bảng.
Luýnh quýnh huỳnh huỵch
Khuỳnh tay uỳnh uỵch
 - GV có thể giải thích từ ứng dụng, đọc mẫu.
 - GV sửa phát âm.
 * Hướng dẫn viết:
 - GV lần lượt vừa viết mẫu vần và từ khóa: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch vừa nêu quy trình viết( lưu ý nét nối giữa các con chữ).
 - GV nhận xét, sửa chửa. 
4. Củng cố:
 - GV hỏi lại: Chúng ta vừa học vần gì?
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
5. Tổng kết:
 GV nhận xét tiết học.
- 2-4HS đọc bài, HS khác nhận xét. 
- 2HS đọc câu ứng dụng, HS khác nhận xét.
- HS viết bảng con
- HS đọc trơn: uynh
- HS trả lời: vần uynh tạo từ âm u, y và nh.
- HS khác nhận xét.
- HS cài vần uynh.
- HS đánh vần trên bảng cài vần uynh ( cá nhân, lớp).
- HS phát biểu: thêm âm h phía trước vần uynh.
- HS khác nhận xét.
- HS tìm và ghép tiếng huynh.
- HS phân tích cấu tạo tiếng huynh( âm h đứng trước, vần uynh đứng sau.
- HS đánh vần: hờ - uynh – huynh (cá nhân, lớp).
- Trả lời: Tranh vẽ ai?
- HS đọc trơn từ khóa.
- HS đọc lại bài( cá nhân, lớp).
- HS phát biểu
- HS tìm và cài vần uych, nêu cấu tạo vần.
- HS so sánh
- HS đánh vần trên bảng cài.
- HS ghép tiếng huỵch và nêu cấu tạo tiếng huỵch có âm h đứng trước, vần uych đứng sau, dấu nặng đặt dưới chữ y.
- HS đánh vần
- HS xem tranh và trả lời: Tranh vẽ bạn trai bị gì?
- HS đọc trơn từ khóa
- HS đọc bài(cá nhân, lớp).
- HS nhẩm đọc, lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- HS đọc từ ứng dụng( đọc trơn).
- HS đọc lại.
- HS viết bảng con.
- Vần uynh, uych
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 1-2HS đọc lại bài trên bảng.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập:
 a. Luyện đọc
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài tiết 1.
 - Đọc câu ứng dụng:
 + Cho HS xem tranh để giới thiệu câu ứng dụng: 
 “Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây. Cây giống được các bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về”.
 * Liên hệ giáo dục:
 - Các bạn trồng cây xanh để làm gì?
 - Nhận xét và chốt lại: Các bạn trồng cây xanh để tạo bầu không khí trong lành và làm cho cảnh quang thêm đẹp. Góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Vì vậy, chúng ta nên làm theo các bạn đó để góp phần bảo vệ môi trường.
 + Ghi câu ứng dụng lên bảng.
 + GV chỉnh sửa phát âm.
 + GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b. Luyện viết:
 - GV nêu yêu cầu luyện viết trong vở tập viết: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch.
 - GV bao quát lớp, nhắc nhỡ tư thế ngồi viết, cách nối nét.
 c. Luyện nói:
 - Cho HS xem tranh giới thiệu chủ đề luyện nói: “Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang”.
 - GV đặt hệ thống câu hỏi giúp HS luyện nói:
 + Chỉ và gọi tên từng loại đèn trong hình?
 + Đèn nào dùng điện để thắp sáng, đèn nào dùng dầu để thắp sáng?
 + Nhà em có những loại đèn nào?
 + Nói về một loại đèn em dùng để đọc sách hoặc để học ở nhà?
 - GV nhắc nhỡ HS nói trọn câu.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV hỏi lại tựa bài.
 - Cho HS đọc lại bài.
 - Trò chơi: Viết nhanh, đúng(đẹp).
 + 3HS đại diện 3 tổ thi viết nhanh và đúng tiếng chứa vần uynh (uych) trên bảng lớp.
 + Đại diện tổ nào viết được nhiều tiếng trong vòng 3 phút thì tổ đó thắng và được khen.
 + GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Tuyên dương HS học tốt, nhắc nhỡ HS học chưa tốt.
- HS đọc lại bài.
- HS đọc bài tiết 1
- HS quan sát tranh và trả lời nội dung tranh.
- HS phát biểu
- HS lắng nghe
- HS lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- 1, 2HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng ( cá nhân, lớp).
- HS luyện viết trong vở tập viết.
- HS đọc tên bài luyện nói.
- HS luyện nói theo tranh.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS đồng thanh đọc lại bài.
- 3HS thi đua, lớp cỗ vũ.
- HS nhận xét.
Tự nhiên - xã hội
CÂY GỖ
I. Mục tiêu:
- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây gỗ.
- Chỉ được thân, lá, rễ, hoa của cây gỗ.
* HS khá, giỏi: So sánh các bộ phận chính, hình dạng, kích thước, ích lợi của cây rau và cây gỗ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK
Học sinh:SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Cây hoa.
- GV lần lượt hỏi:
 + Nêu tên 1 số hoa mà em biết.
 + Cây hoa gồm có những bộ phận nào?
 + Nêu ích lợi của chúng.
 - Nhận xét, tuyên dương.
 - Nhận xét chung phần KTBC.
Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu: Học bài Cây gỗ.
- Ghi bảng.
b)Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ.
* Mục tiêu: Phân biệt cây gỗ với các cây khác và biết các bộ phận của cây gỗ.
* Cách tiến hành:
 - GV hỏi: Cây gỗ được trồng ở đâu?
 - Nhận xét, tuyên dương.
 - Cho học sinh quan sát cây gỗ trong SGK trang 50, 51.
 + Cây gỗ có những bộ phận chính nào?
 + Cây gỗ có gì khác so với cây hoa(cây rau)?
 - Nhận xét, tuyên dương.
 * Kết luận: Cây gỗ giống các cây rau, hoa đều có rễ, thân, lá và hoa. Nhưng cây gỗ có thân to, cao cho ta gỗ để dùng; cành lá xum xuê cho ta bóng mát.
c) Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
 * Mục tiêu: Kể được tên một số cây gỗ và biết được ích lợi của cây gỗ.
 * Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm 4 học sinh trả lời các câu hỏi:
 + Kể tên 1 số cây mà con biết?
 + Đồ dùng nào được làm bằng gỗ?
 + Cây gỗ có ích lợi gì?
 - Nhận xét, tuyên dương.
 * Kết luận: Cây gỗ đựơc trồng để lấy gỗ, làm bóng mát, ngăn lũ, cây gỗ có rất nhiều ích lợi.
Củng cố:
 - GV hỏi lại tên bài.
 - Trò chơi:
 + Cho học sinh lên tự làm cây gỗ một số bạn bên dưới hỏi cây gỗ:
 + Bạn tên gì?
 + Bạn trồng ở đâu?
 + Bạn có ích lợi gì?
 + Học sinh nào trả lời đúng, nhanh sẽ được thưởng.
 - GV: Chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ cây trồng.
5. Tổng kết:
 - Dặn HS về nhà quan sát một số cây gỗ xung quanh.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo: Con cá.
 - Nhận xét tiết học.
Hát.
- Học sinh phát biểu
+ HS kể
+ rễ, thân, lá, hoa
+ trang trí, làm hàng rào,
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc tựa bài
- HS phát biểu
- Học sinh quan sát.
+ rễ, thân, lá, .
+ thân to,
- Nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm 4HS.
 (1 em đặt câu hỏi, em khác trả lời).
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc tựa: cây gỗ
- Học sinh tiến hành lên tham gia trò chơi(3HS làm cây gỗ)
- Nhận xét.
Thủ công
Cắt, dán hình chữ nhật ( tiết 1)
I. Mục tiêu :
- Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
- Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. đường cắt tương đối thẳng. hình dán tương đối phẳng.
* Với học sinh khéo tay:
 - Kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng.
 - Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên :1 Hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu 
Học sinh : bút chì, giấy màu, thước .
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của sinh viên.
Ổn định : Hát.
Bài cũ : cắt dán hình chữ nhật
 -Nhận xét bài làm của hs
 -Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.	Bài mới : 
Giới thiệu bài :Gv ghi tựa bài 	 
 - Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
Gv gắn hình chữ nhật mẫu õ lên bảng cho HS quan sát 
-Hình chữ nhật có mấy cạnh?
-Các cạnh đó như thế nào ?
-Mỗi cạnh mấy ô?
 : GV hướng dẫn mẫu 
A/ Hướng dẫn cách vẽ hình vuông 
-Muốn vẽ được hình chữ nhật ta làm thế nào?
-Gv gơiï ý xác định điểm A.Từ A sẽ đếm xuống dưới 5 ô theo dòng kẻ được điểm D và đếm sang phải 7 ô theo hàng ngang được điểm B
-Làm thế nào để xác định được điểm C ?
B/ Hướng dẫn cắt rời hình chữ nhật 
-Cắt theo cạnh AB,AD, DC, BC
c/ Hướng dẫn kẻ ,cắt hình chữ nhật đơn giản
đánh dấu 2 điểm Avà B
cho nêu cách vẽ 2 cạnh sẽ cắt được hình chữ nhật 
 4. Củng cố : Hỏi tựa
Nhận xét đánh giá cách vẽ , cắt của HS 
5.Dặn dò
	 Chuẩn bị giấy màu, bút thước để tiết sau học cắt dán hình chữ nhật 
Gv nhaän xeùt tieát hoïc 
Hs nhaéc 
- HS quan saùt
 2 caïnh dài, 2 cạnh ngắn
2 cạnh 7 ô, 2 cạnh 5 ô 
-Keû caïnh DC vaø caïnh BC keùo daøi ñieåm gaëp nhau laø ñieåm C
-Hs thöïc haønh veõ, caét daùn hình chữ nhật baèng giaáy nhaùp
Thứ năm ngày 12 tháng 02 năm 2015
Học vần
 Bài 103: Ôn tập
I- Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS có khả năng:
- Đọc được các vần; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 98 đến bài 103.
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 98 đến bài 103.
- Nghe hiểu và kể lại được một đọan truyện theo tranh truyện kể: “Truyện kể mãi không hết”
* HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ôn như SGK.
- Bảng lớp kẻ ôli hướng dẫn HS viết chữ.
III- Hoạt động dạy học:
Tiết 1
Họat động của giáo viên
Học sinh
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2-4HS đọc các từ ngữ: luýnh quýnh, khuỳnh tay, uỳnh uỵch, hoa quỳnh, huỳnh huỵch, huých tay.
 - Gọi 2-3HS đọc câu ứng dụng:
“Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây. Cây giống được các bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về”.
 - GV nhận xét,
 - GV đọc từ cho HS viết: khuỳnh tay, huỳnh huỵch.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - Nhận xét chung phần KTBC.
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 - GV cho HS xem tranh minh họa khai thác khung đầu bài: uê, uân.
 - GV ghi bảng khung đầu bài vần uê, uân. Cho HS đọc lại.
 b. Ôn tập:
 GV treo bảng ôn như SGK(trang 42) cho HS quan sát.
 * Các vần vừa học:
 - Gọi HS lên bảng chỉ vần vừa học trong tuần trên bảng ôn.
 + GV đọc âm cho HS chỉ.
* Ghép âm thành vần:
 - GV lần lượt điền vần đúng vào các ô trống ở bảng ôn.
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại.
* Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - GV ghi từ ứng dụng lên bảng:
ủy ban hòa thuận luyện tập 
 - GV giải nghĩa sơ từ ứng dụng.
 - GV đọc mẫu từ ứng dụng.
 - GV sửa phát âm sai.
 * Hướng dẫn HS viết:
 - GV lần lượt vừa viết mẫu trên khung ôli vừa nêu quy trình: hòa thuận, luyện tập.
 - GV nhận xét, sửa chửa.
4. Củng cố:
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
5. Tổng kết:
 GV nhận xét tiết học.
- Hát vui
- 2-4HS đọc, HS khác nhận xét.
- 2-3HS đọc câu ứng dụng, HS khác nhận xét.
- HS viết bảng con.
- HS xem tranh và trả lời câu hỏi.
- HS đọc bài.
- HS lên bảng chỉ vần vừa học trong tuần
+ HS chỉ chữ
+ HS vừa chỉ chữ vừa đọc âm.
- HS lần lượt ghép vần từ các âm ở cột dọc và âm ở dòng ngang.
- HS đọc lại bảng ôn đã hoàn chỉnh(cá nhân, lớp).
- 4HS tự đọc từ ứng dụng
- HS đọc lại từ ứng dụng(cá nhân, lớp).
- HS quan sát và viết bảng con
- HS đọc bài tiết 1
TIẾT 2
Họat động của giáo viên
Học sinh
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
 - Cho 1-2HS lên bảng chỉ và đọc vần vừa ôn.
3. Luỵên tập:
 a. Luyện đọc
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài tiết 1
 - Đọc các câu ứng dụng:
 + Cho HS xem tranh để giới thiệu các câu ứng dụng:
“Sóng nâng thuyền
Lao hối hả
Lưới tung tròn
Khoang đầy cá
Gió lên rồi
Cánh buồm ơi”.
 + GV ghi bảng câu ứng dụng.
 + GV đọc mẫu câu ứng dụng.
 + GV chỉnh sửa phát âm ( khuyến khích HS đọc trơn).
 b. Luyện viết:
 - GV nêu yêu cầu luyện viết trong vở tập viết: hòa thuận, luyện tập.
 - GV bao quát lớp, nhắc nhở tư thế ngồi và nối nét.
 c. Kể chuyện: Truyện kể mãi không hết.
 - GV giới thiệu tên truyện: Truyện kể mãi không hết.
 - GV kể tóm tắt câu truyện cho HS nghe( vừa kể vừa chỉ vào tranh).
 + Tranh 1: Ngày xưa có một ông vua rất thích nghe kể chuyện. Ông ra lệnh cho cả vương quốc phải tìm được những người có tài kể chuyện và điều quan trọng là truyện kể mãi, không có kết thúc. Ai làm được thì sẽ có trọng thưởng, còn nếu không sẽ bị tống giam.
 + Tranh 2:Đã bao nhiêu người lên kinh đô thử tài và rút cục câu chuyện kể dẫu hay và hấp dẫn đến đâu vẫn phải kết thúc. Ngày kết thúc câu chuyện cũng là ngày người kể chuyện bị tống giam vào ngục.
 + Tranh 3: Ở một làng kia có anh nông dân rất thông minh. Được biết có một cuộc thi kì quặc như vậy, anh liền lên kinh đô và xin được vua cho thử tài. Anh liền bắt đầu câu chuyện như thế này:
“Một con chuột bò từ hang vào một kho lương. Nó đào xuyên qua tường kho đến được nơi chứa các bao thóc. Con chuột liền tha thóc từ kho về hang. Rồi nó lại từ hang bò đến kho thóc và lại tha thóc về hang. Rồi nó lại từ hang đến kho thóc và lại tha thóc về hang. Rồi nó lại
Anh nông dân cứ kể như thế mãi. Nhà vua muốn nghỉ, anh cũng không cho nghỉ, vì chưa kể hết câu chuyện.
 + Tranh 4: Cuối cùng vua đành xin thôi kể và thưởng cho anh thật nhiều thứ để anh sớm trở về quê. Từ đấy vua không còn hay ra lệnh kì quặc nữa.
 - GV kể lần 2 kết hợp đặt câu hỏi:
 + Nhà vua đã ra lệnh cho những người kể chuyện phải kể những câu chuyện như thế nào?
 + Những người kể chuyện cho vua nghe đã bị vua làm gì? Vì sao bị đối xử như vậy?
 + Em hãy kể lại câu chuyện mà anh nông dân đã kể cho vua nghe. Câu chuyện em đã kể hết chưa?
 + Vì sao anh nông dân lại được vua thưởng?
 - Gọi 2-3 HS kể lại truyện theo tranh.
 - GV nhận xét, tuyên dương HS.
 4. Củng cố, dặn dò:
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
 - Cho 2HS thi đọc bài trên bảng.
 - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
 5. Tổng kết:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà học bài và xem bài kế tiếp: “Trường em”.
- 2HS chỉ và đọc lại các vần vừa ôn.
- HS đọc lại bài tiết 1(đồng thanh).
- HS quan sát tranh và trả lời nội dung tranh.
- 2HS đọc câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng(đồng thanh, tổ, cá nhân).
- HS luyện viết trong vở tập viết.
- HS đọc tên câu chuyện
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
- 2-3HS kể trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS đọc bài.
- 2HS thi đọc, lớp nhận xét.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết đặt tính, làm tính, cộng nhẩm số tròn chục.
- Bước đầu biết về tính chất phép cộng.
- Biết giải toán có phép cộng.
* BT2(b) dành cho HS khá, giỏi.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Nội dung luyện tập trên bảng lớp.
Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên đọc số gọi học sinh nêu kết quả nhanh:
30 + 10 = ?
40 + 10 = ?
20 + 30 = ?
50 + 20 = ?
 - Nhận xét, tuyên dương.
 - Nhận xét phần KTBC.
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
 - GV :Học bài Luyện tập.
 - Ghi bảng.
Thực hành:
* Bài 1: Yêu cầu gì?
40 + 20 10 + 70 60 + 20
30 + 30 50 + 40 

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_1_tuan_24_nam_2014_2015.doc