Giáo án Giải tích khối 10 - Tiết 46, 47, 48 - Bài 2: Biểu đồ

GV: Có thể vẽ biểu đồ tần suất hình cột sau ( giáo viên chuẩn bị hình vẽ và treo cho học sinh xem và hương dẫn cho học sinh cách thực hiện khâu vẽ hình .

Câu hỏi :Hãy so sánh độ rộng của cột với độ lớn của khoảng ?

Câu hỏi : Hãy so sánh độ dài của cột với tần suất ?

 

doc7 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giải tích khối 10 - Tiết 46, 47, 48 - Bài 2: Biểu đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A . MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : 
Khái niệm biểu đồ tần số hình cột .
Biểu đồ đường gấp khúc tần số tần suất.
Biểu đồ hình quạt.
Mối quan hệ giữa tần suất và góc ở tâm của hình tròn .
2 / Kĩ năng :
Đọc được biểu đồ hình cột .
Vẽ được biểu đồ tần số hình cột khi biết bảng phân bố tần số ghép lớp.
Mối quan hệ giữa biểu đồ tần suuast hình cột và đường gấp khúc tần suất.
Đọc và vẽ được biểu đồ tần suất hình quạt.
3/ Thái độ :
Học sinh liên hệ được nhiều vấn đề của thực tiễn với toán học .
Tư duy hình học trong việc học thống kê được phát huy .
B . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1 / Chuẩn bị của giáo viên :
 Chuẩn bị một số câu hỏi để thực hiên các thao tác trong quá trình dạy học.
Vẽ sẵn một số hình : 34 , 35 , 36 , 37 và 38 .
Chuẩn bị một số bảng để treo khi dạy học . Chuẩn hị phấn màu , máy tính 
2 / Chuận bị của học sinh :
Oân lại một số kiến thức đã học ở lớp 7 và bài 1 
Đọc trước bài mới khi đến lớp . 
C. PHÂN PHỐI THỜI LƯƠNG :Chia làm 3 tiết 
Tiết 46 : Từ đầu đến hết phần I .
Tiết 47 : Phần còn lại và hướng dẫn bài tập .
Tiết 48 : Sữa bài tập trong SGK .
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1 / Kiểm tra bài cũ : 
Nêu khái niệm tần số , tần suất của một giá trị trong bảng số liệu ( mẫu số liệu ) thống kê.
Cho bảng số liệu : 2 3 4 2 6 4 6 
a) Hãy nêu kích thước mẫu .
b) Tìm các tần số của 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 .
c) Hãy chia các số liệu thành bảng phân bố sau.
Lớp 
Tần số 
Tần suất 
[ 2 ; 4 ) 
[ 4 ; 6 ) 
.
.
2 / Giới thiệu vào bài mới.
3 / Nội dung bài học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1
I . BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT HÌNH CỘT VÀ ĐƯỜNG GẤP KHÚC TẦN SUẤT . 
 1 / Biểu đồ tần suất hình cột :
Ví dụ : Để mô tả bảng phân bố tần suất ghép lớp trong bảng 4 bài § 1 như sau :
Lớp số đo chiều cao ( cm )
Tần số
Tần suất
[ 159 ; 156 )
6
16,7
[156 ; 162 )
12
33,3
[162 ; 168 )
13
36,1
[168 ; 174)
5
13,9
Cộng
36
100%
GV: Có thể vẽ biểu đồ tần suất hình cột sau ( giáo viên chuẩn bị hình vẽ và treo cho học sinh xem và hương dẫn cho học sinh cách thực hiện khâu vẽ hình .
Câu hỏi :Hãy so sánh độ rộng của cột với độ lớn của khoảng ?
Câu hỏi : Hãy so sánh độ dài của cột với tần suất ?
Hình 34
HOẠT ĐỘNG 2 :
2 / Đường gấp khúc tần suất :
Khái niệm giá trị đại diện của một khoảng :
Trên mặt phẳng toạ độ , xác định các điểm ( ci ; fi ) , i = 1 , 2 ,3 ,4 ,  trong đó ci là trung bình cộng hai mút của lớp I ( ta gọi ci là giá trị đại diện của lớp i ) 
Câu hỏi 1 : Trong bảng 4 bài 1 , hãy tìm các giá trị trung gian.
GV : nêu khái niệm đường gấp khúc tần suất : Vẽ các đọan thẳng nối điểm ( ci ; fi ) với điểm ( ci + 1 ; fi + 1 ) , i = 1 , 2 , 3 , ta thu được đường gấp khúc tần suất .
Câu hỏi 2 : Hãy tìm toạ độ đỉnh của các đường gấp khúc ?
Câu hỏi 3 : Hãy so sánh hoành độ đỉnh với các giá tri trung gian. ?
Câu hỏi 4 : Hãy so sánh tung độ của đỉnh với các tần suất ? 
☺ Gợi ý trả lời câu hỏi 1 :
Trong bảng 4 bài 1 , các giá trị trung gian:
153 ; 159 ; 165 ; 171.
☺ Gợi ý trả lời câu hỏi 2 :
Toạ độ đỉnh của các đường gấp khúc:
A( 153 ; 16,7 ) ; B(159 ; 33,3 ) ; 
C( 165 ; 36,1 ) ; D ( 171 ; 13, 9 ) .
GV : Treo bảng 6 
Lớp nhiệt ( 0C )
Tần suất ( % )
[ 15 ; 17 )
[17 ; 19 )
[ 19 ; 21 )
[21 ; 23 )
16,7
43,3
36,7
3,3
Cộng
100%
GV : Hướng dẫn và đưa học sinh đến chú ý ( treo bảng phụ ) 
 Hãy mô tả bảng 6 bằng cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất ?
Chú ý : Ta cũng có thể mô tả bảng phân bố tần suất ghép lớp bằng biểu đồ tần số hình cột hoạc đường gấp khúc tần số . Cách vẽ cũnh như vẽ biểu đồ trần suất hình cột hoạt đường gấp khúc tần suất, trong đó thay cột tần suất bởi trục tần số .
Câu hỏi 1 : Hãy tính chiều rộng của mỗi cột tần suất .
Câu hỏi 2 : Hãy tìm các giá trị trung gian của mỗi lớp :
Câu hỏi 3 : Tìm toạ độ đỉnh của đường gấp khúc.
Từ đó cho học sinh vẽ hình , giáo viên nhận xét ?
GV: Treo hình vẽ cho học sinh xem và nhận xét 
☺ Gợi ý trả lời câu hỏi 1 :
Chiều rộng của mỗi cột là 2 .
☺ Gợi ý trả lời câu hỏi 1 :
Các giá trị trung gian tương ứng là : 
16 , 18 , 20 , 22 . 
☺ Gợi ý trả lời câu hỏi 3 :
Các tọa độ đỉng tương ứng là : ( 16 ; 16,7) ; 
( 18 ; 43,3 ) ; ( 20 ; 36,7 ) ; ( 22 ; 3,3 ) .
Học sinh vẽ hình hinh hoạ :
HOẠT ĐỘNG 3 :
II . BIỂU ĐỒ HÌNH HOẠT:
Người ta còn dùng biểu đồ hình quạt để mô tả cơ cấu trong ví dụ dưới đây :
Ví dụ2 : Cho bảng 7 
Cơ câu giá trị sản xuất công nghiệm trong nước năm 1997 , phân theo thành phần kinh tế .
Các thành phần kinh tế
Số phần trăm
Khu vực danh nghiệp nhà nước .
Khu vực ngoài quốc doanh.
Khu vực đầu tư nước ngoài .
23,7
47,3
29,0
Cộng
100%
Khu vực danh nghiệp nhà nước .
Khu vực ngoài quốc doanh.
Khu vực đầu tư nước ngoài .
GV: Nêu cách vẽ biểu đồ hình hoạt
Bước 1 : Vẽ một đường tròn , xác định tâm của nó .
Bước 2 : Tính các góc ở tâm của mỗi hình quạt theo công thức a0 = f . 3,6 ( trong đó f là tần suất ) .
Chẳn hạn: Phần hình quạt biểu diễn 47,3 % có góc ở tâm là : 47,3 . 3,6 = 170, 28 độ » 1700 16’8’’.
Hình 37 
Dựa vào biểu đồ hình quạt cho ở hình 37 ở trên , hãy lập bảng đồ cơ câu như trong ví dụ 2 
(1)Khu vực danh nghiệp nhà nước .
(2)Khu vực ngoài quốc doanh.
(3)Khu vực đầu tư nước ngoài .
Các thành phần kinh tế
Số phần trăm
(1) Khu vực danh nghiệp nhà nước .
(2) Khu vực ngoài quốc doanh.
(3) Khu vực đầu tư nước ngoài .
22,0
39,9
38,1
Cộng
100%
GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài 1: Hãy mô tả bảng phân bố tân suất ghép lớp ở bài tập số 2 của § 1 bẳng cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đương gấp khúc tần suất .
Độ dài của 60 lá Dương Xỉ trưởng thành.
Lớp của độ dài ( cm )
Tần số
[ 10 ; 20 )
[ 20 ; 30 )
[ 30 ; 40 )
[ 40 ; 50 )
8
18
24
10
Cộng
60
Cho học sinh tính tần suất và dựa vào đó vẽ vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất .
 Giáo viên nhận xét , nêu học sinh vẽ hình sai thì giáo viên treo bảng phụ đã chuẩn bị sẳn để sữa sai cho học sinh và hướng dẫn cách vẽ cho học sinh nắm kĩ hơn .
Bài 2 :Xét bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp đã được lập ở bài tập số 3 của bài § 1 
Khối lượng của 30 cũ khoai tây thu hoạt ở nông trương T .
Lớp khối lượng ( gam )
Tần số
Tần suất
[ 70 ; 80 )
[ 80 ; 90 )
[90 ; 100 )
[ 100 ; 110 )
[ 110 ; 120 )
3
6
12
6
3
10
20
40
20
10
Cộng
30
100%
a) vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất .
b) vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đương gấp khúc tần số .
c) Dựa và biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất .Hãy nhận xét về khối lượng của 30 cũ khoai tây được khảo sát .
Bài 3 
Dựa và biểu đồ hình quạt dưới đây , hãy lập bảng cơ cấu như trong ví dụ 2 
☺ Gợi ý trả lời bài 1:
Lớp của độ dài ( cm )
Tần số
Tần suất
[ 10 ; 20 )
[ 20 ; 30 )
[ 30 ; 40 )
[ 40 ; 50 )
8
18
24
10
13,3
30,0
40,0
16,7
Cộng
60
100%
Học sinh vẽ hình:
☺ Gợi ý trả lời bài 2:
 ☺ Gợi ý trả lời bài 3:
Bảng vẽ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trong nước năm 2000 , phân theo thành phần kinh tế .
Các thành phần kinh tế
Số phần trăm
1/ khu vực doanh nghiệp nhà nước.
2/ Khu vực ngoài quốc doanh.
3/ Khu vực đầu tư nước ngoài .
23,5
32,2
44,3
Cộng
100%
4 / CỦNG CỐ : Nhắc lại cách vẽ biểu đồ hình cột và đường gấp khúc của tần số và tần suất ghép lớp ; tần số và tần suất rời rạc là gì ? có giống với tần số và tần suất ghép lớp hay không ?
Cách vẽ biểu đồ hình quạt như thế nào? 
5/ DẶN DÒ : Học bài và giài lại các bài tập đã giải và chuẩn bị bài mới .
BỔ SUNG :
Duyệt của tổ trưởng

File đính kèm:

  • doc§ 2 . BIEU DO.doc