Giáo án Giải tích 12 NC tiết 4, 5: Cực trị của hàm số

- Học sinh suy nghĩ và trả lời

* Tiếp tuyến tại các điểm cực trị song song với trục hoành.

* Hệ số góc của cac tiếp tuyến này bằng không.

* Vì hệ số góc của tiếp tuyến bằng giá trị đạo hàm của hàm số nên giá trị đạo hàm của hàm số đó bằng không.

- Học sinh tự rút ra định lý 1:

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giải tích 12 NC tiết 4, 5: Cực trị của hàm số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01.09.2013
Tiết 4-5	 	CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ	
Mục tiêu:
1.Về kiến thức : Định nghĩa cực đại và cực tiểu của hàm số. Điều kiện cần và đủ để hàm số đạt cực đại hoặc cực tiểu. Hiểu rỏ hai quy tắc 1và 2 để tìm cực trị của hàm số.
2. Về kỹ năng : Sử dụng thành thạo quy tắc 1 và 2 để tìm cực trị của hàm số và một số bài toán có liền quan đến cực trị.
3. Về tư duy thái độ :
	+ Đảm bảo tính chính xác, linh hoạt, logíc, biết quy lạ về quen.	
+ Thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
Chuẩn bị của GV và HS
1.Gv : Giáo án, bảng phụ.
2.Hs : Đọc trước bài giảng.
Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp
Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định lớp : 2’
2.Kiểm tra bài cũ : 10’
	Câu hỏi : Xét sự biến thiên của hàm số : y = – x3 + 3x2 + 2
	+ TXĐ : D = R
	+ Ta có : y’ = - 3x2 + 6x ; y’ = 0 x = 0 hoặc x = 2
 	+ Bảng biến thiên :
x
 0 2 
y’
 – 0 + 0 –
y
 6
 2 
3.Bài mới :	
T.Gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi chép (Tùy học sinh)
Dựa vào kết quả câu hỏi kiểm tra bài cũ, hãy trả lời :
* Nếu xét hàm số trên khoảng (–1;1); với mọi x thì f(x) f(0) hay f(x) f(0) ?
* Nếu xét hàm số trên khoảng (1;3); (với mọi x thì f(x) f(2) hay f(x) f(2) ?
- Từ đây, Gv thông tin điểm x = 0 là điểm cực tiểu, f(0) là giá trị cực tiểu và điểm x = 2 là gọi là điểm cực đại, f(2) là giá trị cực đại.
- Gv cho học sinh hình thành khái niệm về cực đại và cực tiểu.
- Gv treo bảng phụ 2 minh hoạ hình 1.1 trang 10 và diễn giảng cho học sinh hình dung điểm cực đại và cực tiểu.
- Gv lưu ý thêm cho học sinh :
Chú ý (sgk trang 11)
Gv yêu cầu học sinh quan sát đồ thị hình 1.1 và dự đoán đặc điểm của tiếp tuyến tại các điểm cực trị.
* Hệ số góc của tiếp tuyến này bằng bao nhiêu ?
* Giá trị đạo hàm của hàm số tại đó bằng bao nhiêu ?
- Gv gợi ý để học sinh nêu định lý 1 và thông báo không cần chứng minh.
- Gv nêu ví dụ minh hoạ : Hàm số f(x) = 3x3 + 6 . Đạo hàm của hàm số này bằng 0 tại x0 = 0. Tuy nhiên, hàm số này không đạt cực trị tại x0 = 0 vì : f’(x) = 9x2 nên hàm số này đồng biến trên R.
- Gv yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để rút ra kết luận : Điều nguợc lại của định lý 1 là không đúng.
- Gv chốt lại định lý 1 : Mỗi điểm cực trị đều là điểm tới hạn (điều ngược lại không đúng).
- Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu và trả lời bài tập sau :
Chứng minh hàm số y = không có đạo hàm. Hỏi hàm số có đạt cực trị tại điểm đó không ?
- Gv treo lại bảng phụ, yêu cầu học sinh quan sát BBT và nhận xét dấu của y’:
* Trong khoảng và , dấu của f’(x) như thế nào ?
* Trong khoảng và , dấu của f’(x) như thế nào ?
- Từ nhận xét này, Gv gợi ý để học sinh nêu nội dung định lý 2 
- Gv chốt lại định lý 2: 
Nói cách khác: 
+ Nếu f’(x) đổi dấu từ âm sang dương khi x qua điểm x0 thì hàm số đạt cực tiểu tại điểm x0.
+ Nếu f’(x) đổi dấu từ dương sang âm khi x qua điểm x0 thì hàm số đạt cực đại tại điểm x0.
- Gv hướng dẫn và yêu cầu học sinh nghiên cứu hứng minh định lý 2.
- Gv lưu ý thêm cho học sinh : Nếu f’(x) không đổi dấu khi đi qua x0 thì x0 không là điểm cực trị.
- Treo bảng phụ thể hiện định lý 2 được viết gọn trong hai bảng biến thiên :
- Giáo viên đặt vấn đề : Để tìm điểm cực trị ta tìm trong số các điểm mà tại đó có đạo hàm bằng không, nhưng vấn đề là điểm nào sẽ điểm cực trị ?
- Gv yêu cầu học sinh nhắc lại định lý 2 và sau đó, thảo luận nhóm suy ra các bước tìm cực đại, cực tiểu của hàm số.
- Gv tổng kết lại và thông báo Quy tắc 1.
- Gv cũng cố quy tắc 1 thông qua bài tập :
Tìm cực trị của hàm số : 
- Gv gọi học sinh lên bảng trình bày và theo dõi từng bước giải của học sinh.
- Giáo viên đặt vấn đề : Trong nhiều trường hợp việc xét dấu f’ gặp nhiều khó khăn, khi đó ta phải dùng cách này cách khác. Ta hãy nghiên cứu định lý 3 ở sgk.
- Gv nêu định lý 3 
- Từ định lý trên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để suy ra các bước tìm các điểm cực đại, cực tiểu (Quy tắc 2).
- Gy yêu cầu học sinh áp dụng quy tắc 2 giải bài tập :
Tìm cực trị của hàm số : 
- Gv gọi học sinh lên bảng và theo dõi từng bước giả của học sinh.
- Trả lời : f(x) f(0)
- Trả lời : f(2) f(x)
- Học sinh lĩnh hội, ghi nhớ.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời
* Tiếp tuyến tại các điểm cực trị song song với trục hoành.
* Hệ số góc của cac tiếp tuyến này bằng không.
* Vì hệ số góc của tiếp tuyến bằng giá trị đạo hàm của hàm số nên giá trị đạo hàm của hàm số đó bằng không.
- Học sinh tự rút ra định lý 1:
- Học sinh thảo luận theo nhóm, rút ra kết luận : Điều ngược lại không đúng. Đạo hàm f’ có thể bằng 0 tại x0 nhưng hàm số f không đạt cực trị tại điểm x0.
* Học sinh ghi kết luận: Hàm số có thể đạt cực trị tại điểm mà tại đó hàm số không có đạo hàm. Hàm số chỉ có thể đạt cực trị tại những điểm mà tại đó đạo hàm của hàm số bằng 0, hoặc tại đó hàm số không có đạo hàm. 
Học sinh tiến hành giải. Kết quả : Hàm số y = đạt cực tiểu tại x = 0. Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời : hàm số này không có đạo hàm tại x = 0.
- Quan sát và trả lời.
* Trong khoảng, f’(x) 0.
* Trong khoảng , f’(x) >0 và trong khoảng , f’(x) < 0.
- Học sinh tự rút ra định lý 2 :
- Học sinh ghi nhớ.
- Học nghiên cứu chứng minh định lý 2
- Quan sát và ghi nhớ.
- Học sinh tập trung chú ý.
- Học sinh thảo luận nhóm, rút ra các bước tìm cực đại cực tiểu.
- Học sinh ghi quy tắc 1;
- Học sinh đọc bài tập và nghiên cứu.
- Học sinh lên bảng trình bày bài giải:
+ TXĐ : D = R
+ Ta có :
+ Bảng biến thiên :
x
 –2 0 2 
f’(x)
 + 0 – – 0 +
f(x)
 -7
 1
+ Vậy hàm số đạt cực đại tại x = – 2, giá trị cực đai là –7; hàm số đạt cực tiểu tại x = 2, giá trị cực tiểu là 1.
- Học sinh thảo luận và rút ra quy tắc 2
- Học sinh đọc ài tập và nghiên cứu.
- Học sinh trình bày bài giải
+ TXĐ : D = R
+ Ta có : 
+ Vậy hàm số đạt cực đại tại các điểm , giá trị cực đại là –1, và đạt cực tiểu tại điểm , giá trị cực tiểu là –5.
1. Khái niệm cực trị của hàm số.
Định nghĩa : (sgk)
2. Điều kiện cần để hàm số có cực trị.
 Định lí 1. (SGK)
3. Điều kiện đủ để hàm số có cực trị
 Định lí 2. (SGK)
4. Tìm hiểu quy tắc tìm cực trị
5. Định lý 3.
4.Củng cố :
	Giáo viên tổng kết lại các kiến thức trọng tâm của bài học :
	a. Điều kiện cần, điều kiện đủ để hàm số đạt cực trị
	b. Hai quy tắc 1 và 2 đê tìm cực trị của một hàm số.
5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà :
	- Học thuộc các khái niệm, định lí
	- Giải các bài tập trong sách giáo khoa .

File đính kèm:

  • docT4-5.doc
Giáo án liên quan